Ăn gì để giảm lượng đường trong máu?
Tiêu thụ các loại đậu, cá tuyết, rau,…có thể làm giảm lượng đường trong máu.
Bệnh tiểu đường loại 2 là một tình trạng nghiêm trọng khiến cho lượng đường trong máu (glucose) của một người trở nên quá cao.
Một số người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có thể gặp các triệu chứng như khát nước quá mức, cần đi tiểu nhiều hơn và mệt mỏi. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm suy thận, tổn thương thần kinh và bệnh tim. Chế độ ăn uống có thể đóng một phần rất lớn trong việc giảm lượng đường trong máu – đặc biệt là ăn một nguồn protein nhất định, theo Express.
Ăn cá tuyết có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Ảnh:Internet
Một trong những thực phẩm đã được chứng minh là có đặc tính giảm lượng đường trong máu là cá tuyết. Cá tuyết, một nguồn protein tốt, có thể giúp quản lý hoặc ngăn ngừa bệnh tiểu đường tốt hơn các loại thịt khác.
Điều này đã được chứng minh trong một nghiên cứu năm 2014 bao gồm dữ liệu được lấy từ 33,704 phụ nữ Na Uy trong khoảng thời gian năm năm. Các nhà nghiên cứu phát hiện ăn 75 đến 100g cá nước lạnh, bao gồm cá tuyết sẽ làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Một nguồn protein khác đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc hạ đường huyết là các loại đậu. Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy việc kết hợp các loại đậu vào chế độ ăn uống của một người đã cải thiện kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên cũng đã được tìm thấy để hạ đường huyết.
Video đang HOT
Theo plo.vn
Ăn chay đúng cách để có cơ thể khỏe mạnh
Những năm gần đây, ăn chay đang trở thành lựa chọn của nhiều người bởi lợi ích mà chế độ ăn này đem lại. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một chế độ ăn uống ít chất béo và giảm thiểu thịt đỏ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, xơ vữa động mạch cũng như lượng đường trong máu và huyết áp cũng ổn định hơn.
Ăn chay đúng cách giúp cơ thể giảm chuyển hóa cơ bản, tức là các tế bào làm việc ít hơn
Lợi ích bất ngờ của ăn chay
Ăn chay là một chế độ ăn uống chỉ gồm thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như rau củ, trái cây; có hoặc không ăn những sản phẩm từ sữa, trứng và kiêng các thực phẩm có được từ quá trình làm thịt. Có ba hình thức ăn chay là ăn chay thuần túy (hay còn gọi là ăn chay hoàn toàn, ăn chay trường), ăn chay không tuyệt đối và ăn chay bán phần.
Chế độ ăn chay với các loại rau củ quả không chứa nhiều calo và chất béo nên rất có ích trong việc giảm cân và duy trì vóc dáng. Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, những người ăn chay có tỉ lệ béo phì thấp hơn đáng kể so với người ăn thịt (9,4% đối với người ăn chay và 33,3% đối với những người ăn thịt).
Ngoài ra, chế độ ăn chay có thể kiểm soát lượng hormone, đảm bảo rằng chúng không quá cao. Hormone kiểm soát hầu hết những chức năng chính của cơ thể, trong đó bao gồm đói, sinh sản, cảm xúc và tâm trạng. Mỡ động vật được cho là làm tăng nồng độ oestrogen, trong khi người chọn chế độ ăn từ thực vật thì lại có nhiều globulin hormone giới tính ràng buộc (SHBG) hơn.
Như tất cả chúng ta đều biết, có chỉ số BMI lành mạnh sẽ làm tăng cơ hội sống khỏe mạnh và sống thọ, giảm nguy cơ phát triển những căn bệnh nguy hiểm khác nhau bao gồm bệnh tim, đột quỵ, những vấn đề xương khớp như loãng xương và vô số bệnh ung thư. Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, BMI của người ăn chay luôn có chỉ số trung bình thấp hơn những người chọn chế độ ăn khác.
Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Nam California (Mỹ) vừa phát hiện ra rằng chỉ cần vài ngày ăn chay mỗi tháng, các triệu chứng của nhóm bệnh viêm ruột phổ biến và khó trị IBD, bệnh tiểu đường và đa xơ cứng có thể giảm đáng kể.
Trong đó, IBD là nhóm bệnh được các nhà khoa học hướng tới hàng đầu. Với nhiều dạng từ nhẹ đến nặng, bao gồm các dạng khó trị và thậm chí cần đến phẫu thuật như viêm loét đại tràng, bệnh Chron..., nhóm IBD có thể khiến bệnh nhân gặp triền miên những cơn đau bụng, tiêu chảy, chuột rút, mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng, đi tiêu ra máu...
Theo Tiến sĩ Valter Longo, Đại học Nam California (Mỹ), người đứng đầu nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng trên người cũng cho kết quả khả quan tương tự: các tình nguyện viên đã nhanh chóng giảm béo, giảm cholesterol, giảm huyết áp và giảm tình trạng viêm ở ruột rõ rệt sau 3 tháng.
Bên cạnh đó, ăn chay cũng là cách để có trái tim khỏe mạnh. Một số bằng chứng cho thấy những người ăn chay có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tử vong do các nguyên nhân tim mạch thấp hơn.
Một trong nghiên cứu lớn nhất - phân tích kết hợp dữ liệu từ năm nghiên cứu tiền cứu liên quan đến hơn 76.000 người tham gia được công bố vài năm trước - những người ăn chay, trung bình, có nguy cơ tử vong vì bệnh tim thấp hơn 25%.
Trong một nghiên cứu khác liên quan đến 65.000 người trong nhóm nghiên cứu Oxford về điều tra ung thư và dinh dưỡng châu Âu (EPIC-Oxford), các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nguy cơ tử vong do bệnh tim thấp hơn 19% ở những người ăn chay.
Ăn chay như thế nào cho đúng?
Nhìn từ góc độ dinh dưỡng, nếu khéo léo cân đối các thành phần dưỡng chất qua việc lựa chọn, kết hợp và chế biến thực phẩm thích hợp, thì chế độ ăn chay không liên tục (3 - 6 tháng mỗi năm hoặc 1 tuần, 10 ngày mỗi tháng) thật sự là một chế độ ăn rất tốt cho sức khỏe con người.
Một khẩu phần hợp lý dù ăn mặn hay ăn chay cần có tỷ lệ phù hợp giữa chất bột, đường, chất béo và chất đạm. Trong đó, khoảng 55 đến 60% năng lượng từ carbohydrate, dưới 30% là chất béo và 10 đến 15% đạm. Đồng thời các acid amin cần thiết, vitamin, khoáng chất... cũng phải đảm bảo.
Để đảm bảo ăn chay đầy đủ và đúng cách, trước tiên bạn cần chú ý chọn hình thức ăn chay phù hợp với thể trạng của bản thân.
Đối với trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú... nên áp dụng các kiểu ăn chay linh hoạt, ví dụ ăn chay kết hợp có ăn trứng và sữa, ăn chay theo ngày xen kẽ với ăn mặn hoặc một buổi chay, một buổi mặn.
Những đối tượng còn lại có thể trạng tốt có thể chọn hình thức ăn chay tùy thuộc vào nhu cầu của bản thân.
Muốn ăn chay đầy đủ và đúng cách thì cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng, thời gian và số lượng bữa ăn trong ngày hợp lí. Các bữa ăn cần được đa dạng từ nhiều loại thực phẩm chay giả mặn, chế biến phù hợp.
Ví dụ bữa sáng thì nên ăn các món ăn giàu năng lượng nhưng dễ tiêu. Bữa trưa và bữa tối cần chế biến các món ăn đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để cải thiện khẩu vị. Chú ý cân bằng các loại thức ăn chứa nhiều đạm thực vật và các loại dưỡng chất khác để bữa ăn được đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn nguyên liệu nấu đồ ăn chay cần được tiến hành một cách kĩ lưỡng và cẩn thận. Người ăn chay nên chế biến bằng các phương pháp như luộc, hấp, chần,...
Nếu không biết bố trí bữa ăn một cách đa dạng có thể làm cơ thể bạn thiếu hụt dưỡng chất trầm trọng vì mỗi loại thực phẩm chay đều không thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Chính vì vậy, bạn cần phải biết kết hợp chúng lại như cháo ăn với đậu xanh, sữa và ngũ cốc tránh ăn một món đơn độc.
Hiện nay thị trường các món chay giả mặn rất phong phú với các loại thực phẩm từ họ đậu giả làm thịt, tôm cá, gia cầm... Tuy nhiên, vì yêu cầu "giả mặn" phải có hương vị và tạo hình, màu sắc giống y món mặn nên nhà sản xuất thường thêm vào thực phẩm các chất phụ gia không tốt cho sức khỏe.
Những chất phụ gia này thường là hàng trôi nổi trên thị trường và không được kiểm định nghiêm ngặt. Vì vậy, chỉ có hạn chế những thực phẩm này mới được gọi là ăn chay đúng cách và đảm bảo sức khỏe của cơ thể.
Thanh Thúy
Theo baophapluat
Bị đái tháo đường nên ăn uống như thế nào? Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường đơn giản là một kế hoạch ăn uống giúp người bệnh kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Chế độ ăn của người bị đái tháo đường Khi bị bệnh đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường, bác sĩ có thể sẽ khuyên người bệnh nên gặp cán bộ dinh dưỡng để...