Ăn gì để “chiến đấu” với ung thư?
Chế độ ăn lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng sẽ giúp cho cơ thể hoạt động ở trạng thái tốt nhất, tăng cường khả năng chống chọi với bệnh tật, nhất là đối với bệnh nhân ung thư đang trong quá trình điều trị.
Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bệnh nhân ung thư điều trị bệnh hiệu quả.
Khi người bệnh bước vào quá trình điều trị ung thư, việc duy trì mức năng lượng, khả năng chống chọi với các bệnh viêm nhiễm là vô cùng quan trọng. Chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ ngăn ngừa sự phá hủy mô cơ thể do khối u cũng mà còn giúp phục hồi, tái tạo các mô mới cho cơ thể.
Dưới đây là 4 lời khuyên về chế độ ăn trong quá trình điều trị ung thư dành cho bạn:
1. Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật
Bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Thay vì ăn thịt hãy thử ăn các loại đậu, đậu Hà Lan trong vài bữa mỗi tuần. Nên hạn chế thực phẩm giàu chất béo, nhất là có nguồn gốc từ động vật. Chọn sữa và các sản phẩm từ sữa có hàm lượng ít chất béo.
Bạn nên chế biến, nấu nướng thực phẩm phù hợp để giảm lượng chất béo trong bữa ăn.
Cố gắng giữ trọng lượng cơ thể ở mức phù hợp và duy trì các hoạt động thể chất. Bạn không cần quá lo lắng khi phát hiện thay đổi nhỏ về cân nặng trong quá trình điều trị.
Uống 2,5 cốc nước trái cây thuộc họ cam quýt, các loại rau có màu xanh đậm và vàng đậm mỗi ngày, sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe tự nhiên.
2. Nên bổ sung đồ ăn nhẹ
Salad
Trong suốt quá trình điều trị ung thư, cơ thể của bạn luôn cần bổ sung thêm lượng calo và protein để duy trì cân nặng cũng như hồi phục cơ thể nhanh chóng.
Video đang HOT
Nếu bạn bị giảm cân trong quá trình điều trị, mặc dù bữa ăn lành mạnh là cần thiết nhưng một số đồ ăn nhẹ có thể giúp đảm bảo sức khỏe và năng lượng cần thiết.
Dù đây là nguồn thực phẩm không hoàn toàn có lợi nhưng có thể được áp dụng trong một thời gian ngắn trước khi các tác dụng phụ do điều trị biến mất, bạn quay trở về với chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn có thể ăn uống bình thường và duy trì được cân nặng phù hợp thì không cần bổ sung bằng đồ ăn nhẹ.
Bạn nên mang theo những đồ ăn nhẹ giàu protein, dễ chế biến và sử dụng như: sữa chua, sữa và ngũ cốc, bánh Sandwich, một bát soup, phô mai, bánh quy,…Tránh các đồ ăn làm nặng thêm các tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Ví dụ: nếu bạn bị tiêu chảy thì không nên ăn bỏng ngô và các loại rau củ quả sống. Khi bị đau họng, bạn cần tránh ăn các loại đồ khô, cứng, hoặc thực phẩm có tính axit.
3. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày
Thay vì chỉ ăn ba bữa chính như trước đây, bạn hãy chia thành nhiều bữa ăn nhỏ ( kèm đồ ăn nhẹ) trong ngày.
Bạn có thể ăn món ăn mà bạn thích bất cứ thời điểm nào trong ngày, ví dụ như bữa ăn sáng bạn có thể áp dụng cho bữa tối nếu như bạn cảm thấy thèm ăn nó.
Cứ vài giờ bạn có thể chủ động ăn, không cần phải đợi đến lúc đói.
Khi bạn cảm thấy đói nhất, hãy coi bữa ăn lúc ấy là bữa ăn chính, ăn được càng nhiều càng tốt.
Nên ăn các loại thức ăn giàu calo và protein như: Các sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa các loại, kem có thể ăn kèm các món khác như: khoai tây, bánh mì, rau, trái cây, sinh tố, thịt, súp… ), trứng ( nên ăn trứng được nấu chín kỹ), thịt, cá, các loại đậu, quả và các loại hạt có thể ăn được. Thực phầm nhiều calo: bơ, các sản phẩm sữa, nước sốt trộn salad, một số đồ ngọt (mứt, mật ong, kẹo, kem…).
4. Thường xuyên hoạt động thể chất
Hoạt động thể chất có rất nhiều lợi ích bởi nó giúp duy trì sức mạnh, và khả năng chịu đựng của cơ xương. Không chỉ vậy, hoạt động thể chất thường xuyên còn giúp giảm trầm cảm, căng thẳng, mệt mỏi, buồn nôn, táo bón. Đặc biệt, tập thể dục hoặc đi bộ nhẹ nhàng trước bữa ăn sẽ giúp bạn tăng cảm giác ngon miệng.
Vì vậy, trong quá trình điều trị, nếu được, bạn có thể tập những bài tập nhẹ nhàng, 5-10 phút mỗi ngày, và khi bạn có thể cố gắng đạt mục tiêu 150 phút mỗi tuần.
Tuy nhiên, cần phải lắng nghe cơ thể của bạn, để có chế độ tập luyện hợp lý, nghỉ ngơi khi cần thiết.
Theo American Cancer Society/viettimes
15 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư ai cũng cần biết
Tại Việt Nam, mỗi năm có gần 165 nghìn ca ung thư mới mắc, gần 115 nghìn người tử vong và hơn 300 nghìn người bệnh đang đối mặt với ung thư.
Tại Việt Nam, có gần 165.000 ca ung thư mới mắc mỗi năm (ảnh minh họa)
Theo thống kê GLOBOCAN 2018, trên toàn cầu có khoảng 14,1 triệu ca ung thư mới mắc hàng năm và có khoảng 8,2 triệu người tử vong mỗi năm vì căn bệnh này.
Tại Việt Nam, có gần 165.000 ca ung thư mới mắc, gần 115.000 trường hợp tử vong và hơn 300.000 người bệnh đang phải chiến đấu với ung thư.
Theo GS. Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K Trung Ương, hiện ung thư gan đang dẫn đầu loại bệnh ung thư thường gặp ở nam giới, kế tiếp là phổi, dạ dày, đại trực tràng. Ở nữ giới ung thư thường gặp lần lượt là vú, dạ dày, phổi.
Phần lớn bệnh ung thư đều có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Tuy nhiên, thực tế, hầu hết người bệnh ung thư ở Việt Nam khám và điều trị ở giai đoạn muộn, nên tỷ lệ sống thấp.
GS. Thuấn cảnh báo nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào của cơ thể, mọi người cần chủ động thăm khám kịp thời để phát hiện ung thư sớm. Sau đây là 15 dấu hiệu cảnh báo ung thư sớm:
1. Thay đổi trên da: Trên da đột nhiên xuất hiện một nốt mới, hoặc một nốt có sẵn thay đổi về kích thước, hình dạng hoặc màu sắc có thể là dấu hiệu của ung thư.
Nên tới khám bác sĩ chuyên khoa khi ho kéo dài
2. Ho kéo dài: Nếu ho không thuyên giảm, hoặc ho ra máu (đặc biệt là ở người hút thuốc lá) thì hãy đi khám càng sớm càng tốt.
3. Thay đổi ở ngực: Hãy cho bác sĩ biết về những khối bất thường, sự thay đổi của núm vú, sự chảy dịch, sưng phù, hoặc vị trí đau... để có chẩn đoán, loại trừ sớm ung thư vú.
4. Đầy bụng: Chế độ ăn hoặc sự căng thẳng có thể gây nên đầy bụng. Nhưng nếu tình trạng kéo dài không được cải thiện, hoặc nếu đi kèm với tình trạng mệt mỏi, sụt cân, hoặc đau lưng, hãy đi khám ngay. Ở phụ nữ đây có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng.
Sốt dai dẳng, không rõ nguyên nhân là một dấu hiệu mà người bệnh cần khám loại trừ ung thư (ảnh minh họa)
5. Gặp vấn đề khi tiểu tiện: Khi tuổi tác tăng lên, ở nam giới cũng tăng số lần đi tiểu, tiểu yếu hay tiểu són, thường đó là những triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt, nhưng cũng không loại trừ ung thư tiền liệt tuyến
6. Sưng hạch bạch huyết: Hạch bạch huyết tồn tại ở cổ, nách cho tới nhiều nơi khác trên toàn cơ thể. Nếu bị nhiễm trùng, hạch sẽ sưng lên, đó là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang hoạt động. Tuy nhiên một số loại ung thư, như ung thư hạch, ung thư máu cũng có dấu hiệu này. Hãy đi khám để xác định rõ nguyên nhân.
7. Đại, tiểu tiện có máu: Nếu thấy máu xuất hiện khi đại hoặc tiểu tiện, nên đi khám càng sớm càng tốt. Bởi đó có thể là dấu hiệu của ung thư đại trực tràng hay ung thư thận hoặc bằng quang.
Sụt cân nhanh nhưng không rõ nguyên nhân là dấu hiệu đầu tiên của nhiều ung thư
8. Thay đổi của tinh hoàn: Nếu thấy tinh hoàn sưng, hoặc xuất hiện khối bất thường, hãy đi khám ngay lập tức. Một khối không đau là dấu hiệu thường gặp trong ung thư tinh hoàn.
9. Gặp vấn đề khi nuốt: Nếu tình trạng khó nuốt kéo dài không cải thiện, hãy đi khám, bởi nó có thể là dấu hiệu của ung thư vùng hầu họng.
10. Ra máu âm đạo bất thường: Nếu ra máu giữa hai kỳ kinh, sau khi quan hệ, hoặc chảy dịch lẫn máu, hoặc ra máu sau khi mãn kinh, hay đi khám ngay lập tức.
11. Các vấn đề với miệng: Nếu xuất hiện những mảng đỏ trắng bất thường mà không lành sau vài tuần, đặc biệt là ở người hút thuốc lá, hãy đi khám ngay. Nó có thể là dấu hiệu của ung thư khoang miệng. Một vài biểu hiện khác cũng cần lưu ý là: xuất hiện khối bất thường ở má, khó cử động hàm, đau trong miệng,...
12. Sụt cân: không rõ nguyên nhân là dấu hiệu đầu tiên của nhiều ung thư như ung thư tụy, ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư phổi,...
13. Sốt: là biểu hiện rất thường gặp, chỉ báo hệ miễn dịch đang hoạt động để chống lại sự nhiễm trùng. Sốt đôi khi cũng là tác dụng không mong muốn của một số thuốc. Nhưng nếu sốt dai dẳng, không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của các bệnh máu ác tính.
14. Ợ nóng, khó tiêu: Hầu như ai cũng trải qua những biểu hiện này một vài lần trong đời, thường do chế độ ăn hoặc căng thẳng gây ra. Nhưng nếu việc thay đổi lối sống không giải quyết được vấn đề, nên đi khám, bởi đó có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày.
15. Mệt mỏi triền miên không rõ nguyên nhân: Đây có thể là dấu hiệu sớm của một số loại ung thư như ung thư máu, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày.
Theo baogiaothong
Đội bóng cạo đầu ủng hộ huấn luyện viên ung thư Huấn luyện viên đội bóng Lyon College xúc động ôm từng cầu thủ và xoa những cái đầu trọc - món quà mà cả đội dành cho ông thầy bị ung thư. Thứ hai tuần này, các cầu thủ đội bóng Lyon College bang Arkansas không ra sân tập luyện mà tập thể lực trong phòng. Họ tập trung đông đủ, không thay...