Ăn gan cá nóc, một cụ ông tử vong
Chiều tối 17.7, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên xác nhận, bệnh nhân Lê Bắp đã tử vong lúc hơn 14 giờ cùng ngày, do ngộ độc cá nóc quá nặng.
ảnh minh họa
Trước đó, ông Lê Bắp (66 tuổi, trú ở xã An Ninh Tây, huyện Tuy An) nhập viện trong tình trạng chân tay tê cứng, hôn mê sâu, trụy mạch.
Theo người nhà nạn nhân cho biết, vào trưa 16.7, ông Bắp cùng vợ chồng con trai tên Lê Quốc Hòa ăn cơm với cá nóc.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Bắp ăn luôn phần gan cá nên bị trúng độc sau đó vài phút. Gia đình đã đưa ông Bắp đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tuy An, sau đó chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên để điều trị nhưng không qua khỏi.
Theo Laodong
Từ một đại ca giang hồ trở thành ông lái đò miễn phí
Từ một tội đồ giết người với nhiều năm hoành hành dọc ngang trời đất, gã đã trở thành nỗi khiếp hãi của nhiều người dân lành. Gã cũng từng được xưng tụng là đại ca của nhiều băng nhóm.
Tưởng chừng, con đường về với đời thường của con người ấy sẽ gặp nhiều trắc trở vì không chịu được cuộc sống bình lặng sau bao năm gã đã từ bỏ. Thế nhưng, lạ thay, như gã nói: khi đã quyết tâm hướng thiện thì dù mình có là ai, dù có lầm lỡ như thế nào thì vẫn còn con đường để quay về...
Vỡ mộng làm giàu và thành tội phạm
Ở nhiều bến đò ở huyện Tuy An (Phú Yên) như bến Cây Dừa, bến Chợ Mai hầu như không còn mấy người xa lạ với ông lái đò có dáng vẻ khắc khổ, hiền khô, chẳng bao giờ biết nặng lời hay nổi nóng với bất kỳ ai. Ông lái đò đó là Trần Thanh Nam. Ít ai biết rằng có thời Nam từng là một tội đồ khét tiếng, sẵn sàng giết người khi nổi máu điên. Sinh ra ở Bình Định, từ nhỏ, Nam sớm lang thang theo đám "anh chị" ở khắp các tỉnh Bình Định đến Bình Thuận đi cướp giật. 18 tuổi, Nam đu tàu vào Sài Gòn ôm mộng làm giàu bằng con đường bảo kê các quán bar như lời quảng cáo của các bậc đàn anh, rằng đó là công việc nhàn nhã, nhanh có tiền. Tàu đến ga Sài Gòn, trong túi còn vỏn vẹn vài đồng bạ lẻ, Nam ngồi co ro trên nóc vì đói thì gặp nhóm thanh niên. Ăn hết mẩu bánh mỳ do chúng đưa, Nam nhập hội. "Nhiệm vụ" đầu tiên, Nam được giao là cầm bao tải với lời dặn nhớ theo sát, xong việc sẽ có tiền. Đêm hôm đó cả hội hơn chục người lẻn lên chuyến tàu đang chuyển bánh, gí dao và súng vào hành khách ăn cướp. Công việc của Nam là bỏ tiền vào bao và tẩu thoát theo hướng đã định sẵn từ trước.
Vụ cướp đầu tiên thành công, thấy kiếm tiền dễ, Nam bỏ luôn ý nghĩ đi làm bảo kê và vệ sĩ cho các quán. Trong vai người bán bánh mỳ, giấu hung khí trong thúng, nhóm của Nam là nỗi khiếp sợ với khách đi tàu khi dừng lại ga Sài Gòn vào những năm 1988. Bà Nguyễn Thị Huệ, một người dân bán nước 30 năm nay bên ga Sài Gòn tâm sự; cái băng nhóm của Nam tôi nhớ vì quá nổi tiếng. Nổi tiếng vì hung hãn nhưng lại rất ít khi cướp giật của những hàng quán quanh đây mà chỉ cướp của khách đi tàu thôi. Năm 1990, khi băng cướp bị triệt phá, Nam lĩnh án 5 năm tù. Đúng hạn tù, Nam được trả tự do. Gã lang thang khắp Sài Gòn kiếm công việc làm tạm để sống qua ngày. Trong những ngày này, Nam gặp Trần Thị Lụa, đều có hoàn cảnh lang bạt như nhau nên cả hai nhanh chóng kết duyên. Chưa kịp lấy nhau thì Tết năm đó khi dẫn người yêu về thăm quê, cả gia đình Nam đều chuyển đi nơi khác mà không có một dòng thông tin để lại. Đang trong tâm trạng chán nản và hoang mang không biết cha mẹ mình ở đâu, Nam lại mâu thuẫn và xô xát với một người hàng xóm. Không chịu nhịn, gã cầm dao rượt đuổi, chém chết đối thủ. Đối thủ chống trả nên dù giết được người nhưng Nam cũng bị trọng thương và phải vào viện cấp cứu. Nhân lúc bác sĩ và công an canh gác sơ hở, Nam trốn thoát qua cửa sổ. Sau hai năm sống chui lủi khắp Nam chí Bắc, Nam chiêu mộ dưới chướng hàng chục đàn em, được giới giang hồ biết đến với biệt danh Nam "trâu điên". Ngay sau khi gây dựng lại thanh thế, Nam thực hiện hàng loạt vụ cướp ngay trung tâm Biên Hòa, Đồng Nai. Dẫu đóng vai trò chỉ huy và không lộ diện nhưng cuối cùng Nam cũng bị tóm gọn.
"Lột xác" thành ông lái đò quê
Lần này bị kết án chục năm tù, gã đinh ninh trong lòng cuộc sống như vậy coi như bỏ. Thế nhưng khi vào trại giam, nhờ có chút năng khiếu ca hát, Nam được chọn làm đội trưởng đội văn nghệ của các phạm nhân. Thấy Nam cải tạo tốt, các giám thị cũng vì thế mà quý anh nên liên tục động viên khuyên nhủ hãy sớm hoàn lương trở lại. Năm 2010, Nam được đặc xá. Không còn quê hương, chẳng còn cha mẹ để về nên nỗi buồn chán lại trào dâng lên trong lòng. Nhớ lại ngày đầu bước chân ra khỏi trại giam, Nam thổ lộ: "Lúc đó ngồi trên chiếc xe đò mà không biết mình nên dừng lại ở đâu nữa. Cha mẹ nào có còn đâu nữa mà về. Quê hương thì có khi người ta lại ghẻ lạnh hoặc khinh bỉ mình nữa nên khi xe chạy đến Tuy An (Phú Yên) tôi xin xuống và cứ ngồi bên dòng sông thẫn thờ cả buổi. Trong đầu toàn những ý nghĩ mông lung lắm, không có đường hướng gì cả. Đúng lúc đó, nhìn những đứa trẻ phải rất cực khổ để qua bên kia sông đi học trên chiếc bè làm bằng gỗ hoặc luồng. Trong chớp nhoáng trong đầu tôi lóe lên ý tưởng dựng một chiếc lán ở đây, cố gắng kiếm ít tiền mua chiếc thuyền gỗ hàng ngày chở các cháu qua sông. Xem như đó là một việc làm ý nghĩa cuối đời mình.
Vì chưa già nhưng cũng chẳng còn trẻ nữa để nghĩ đến việc gây dựng một gia đình. Nghĩ thế nên Nam đến đề xuất ý định của mình với địa phương, thấy một người có dáng hiền khô, lại thích "vác tù và hàng tổng" nên họ chấp nhận ý tưởng của Nam ngay. Khi đó không riêng gì học sinh mà việc đi lại của người dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn. Để khắc phục những khó khăn, trước kia chính quyền địa phương cũng đã mua sắm phương tiện và cắt cử người làm nhiệm vụ chở đò, nhưng rồi cũng chỉ được một thời gian, lần lượt những chủ đò đều xin nghỉ vì công việc phải thức khuya dậy sớm, mưa nắng mệt nhọc mà tiền công cán thì chẳng đủ mưu sinh. Trước tình trạng này, địa phương lại tiếp tục tìm người khác nhưng thời gian vẫn cứ qua đi mà chẳng có ai thích thú với công việc này. "Ngày quyết định bám trụ ở đây tôi cũng có suy nghĩ và hoang mang không biết sau này khi mình già tứ cố vô thân thì sao. Nhưng cứ kệ, mình làm hết tình nghĩa với bà con rồi họ cũng sẽ thương mình sau này thôi. Cứ xem tất cả như người nhà của mình vậy. Không chỉ chở học sinh mà khi thấy các cháu gặp khó khăn gì tôi đều sẵn lòng giúp đỡ cả.
Thấm thoắt đã hơn 3 năm trôi qua cũng là ngần ấy năm Nam gắn bó với công việc lái đò của mình. Như thường lệ, một ngày làm việc của Nam được bắt đầu theo một công thức dù mưa dầm hay gió rét đều phải dậy từ 4 giờ sáng, đây là thời gian chủ yếu để chở những người làm nghề buôn bán của làng, thời gian kế đó đến người nông dân với tay cày tay cuốc qua sông đi làm đồng và khoảng 6h30 là các em học sinh cắp sách tới trường rồi đến 11h trưa lại chở các em khi sáng đi học về. Đối với các em đi học buổi chiều thì thời gian các em đến trường là 12h30 và khi về là 5h30 chiều. Thời gian nghỉ ngơi của Nam là khi hành khách cuối cùng đã sang tới bờ, buổi Nam tôi vẫn thường đợi để đưa các cháu đi học thêm về sau đó mới yên tâm nghỉ được. Gã tâm sự: "Thực tình nhiều khi bị ốm mệt hay những khi ngoài trời thì giá lạnh đang nằm cuộn tròn trong chiếc lán nhỏ có người gọi đò là ngại lắm nhưng biết làm sao, có lúc khó khăn như thế này người ta mới cần nhờ tới mình mà mình bỏ mặc sao đành". Nghĩ vậy rồi Nam lại tiếp tục chèo đò.
Có mặt trên sông khi trời đã về trưa, trước mắt chúng tôi từng tốp em nhỏ với áo trắng khăn quàng đỏ tung bay. Các em đang chuyện trò cười đùa vui vẻ ra về trong khi đó ở phía dưới cùng là ông lái đó dáng người nhỏ nhắn với nước da sạm đen vì nắng gió vẫn đang chăm chú cầm vững tay lái để đưa con đò cập bến một cách an toàn. Đôi khi nhìn những nụ cười rạng rỡ tinh nghịch khiến người lái đò cũng bật cười theo. Những tiếng cười giòn cùng vang vọng tan vào sông nước. Nam bảo: "Cứ nhìn cảnh đó là coi như mọi mệt mỏi của một ngày dài làm việc cực nhọc đều tan biến hết cả. Đó cũng là hạnh phúc mà tôi thấy mình may mắn được hưởng". Hạnh phúc lớn hơn nữa đối với Nam có lẽ còn là lòng yêu quý của rất nhiều người dân ở đây dành cho mình. Nam chẳng ngại ngần kể về quá khứ của mình, chính vì thế người ta càng quý hơn. Bà Trần Thị Linh tâm sự: "Ai chẳng có quá khứ. Nhưng mọi chuyện cũng đã qua rồi. Từ giã con đường lầm lỗi mà trở về làm những việc tốt đẹp như ông Nam là hiếm lắm rồi. Chúng tôi ở đây ai cũng quý mến ông ấy nên những ngày mưa gió thỉnh thoảng lại đến thăm ông ấy hoặc thỉnh thoảng cho món quà nhỏ. Chẳng có giá trị vật chất cao nhưng đó là sự khích lệ để ông tiếp tục vui vẻ sống". Bà Linh cũng cho biết, đã có nhiều lần nhiều người dân ở đây góp tiền để đưa cho ông Nam nhưng ông nhất quyết không nhận mà chỉ xin một đám đất để tự trồng rau khi rảnh rỗi rồi gửi người mang ra chợ bán để lấy tiền trang trải cuộc sống.
Theo An ninh thủ đô
Hy hữu: Nhầm tên chồng trong suốt 12 năm chung sống Ăn ở với nhau đã 12 năm, đã có với nhau hai mặt con rồi mới biết giấy kết hôn ghi nhầm tên em chồng thay vì ghi đúng tên chồng. TAND huyện Tuy An (Phú Yên) vừa ra quyết định không công nhận quan hệ vợ chồng giữa chị Bùi Thị Thanh Thương và anh Bùi Văn Minh. Đồng thời, tòa tuyên...