Ấn Độ thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong cơ quan lập pháp
Ngày 18/9, Chính phủ Ấn Độ đã thông qua dự luật nhằm đảm bảo 33% số ghế trong Hạ viện và các cơ quan lập pháp cấp bang do phụ nữ đảm nhận.
Cử tri Ấn Độ xếp hàng chờ bỏ phiếu tại điểm bầu cử ở Dharwad ngày 23/4/2019. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Các kênh truyền hình Ấn Độ đưa tin sau khi được chính phủ thông qua, dự luật sẽ được trình lên Hạ viện xem xét trong kỳ họp đặc biệt do chính phủ triệu tập. Theo Hindu Times, những ghế dành riêng cho phụ nữ có thể được phân bổ luân phiên cho các khu vực bầu cử khác nhau trong lãnh thổ bang hoặc liên bang.
Dự luật, được coi là một bước quan trọng hướng tới bình đẳng giới và quản trị toàn diện, đã đưa ra lần đầu năm 1996 nhưng đến nay vẫn chưa được hiện thực hóa. Trên thực tế, dự luật được Thượng viện Ấn Độ thông qua từ năm 2010 nhưng đây là lần đầu tiên được đưa ra xem xét tại Hạ viện.
Video đang HOT
Chia sẻ trên mạng xã hội X, nghị sĩ Hạ viện Mahesh Jethmalani hoan nghênh việc chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi thông qua dự luật là một cú hích mạnh mẽ cho những nỗ lực trao quyền cho phụ nữ sau khi các chính quyền tiền nhiệm không thể thúc đẩy thông qua dự luật trong nhiều năm qua. Dự luật nếu được thông qua sẽ có hiệu lực trong 15 năm.
Hiện phụ nữ chiếm gần 50% trong tổng số 950 triệu cử tri tại Ấn Độ nhưng lại chỉ chiếm 15% trong thành phần quốc hội liên bang và 10% trong các cơ quan lập pháp cấp bang.
Ấn Độ sắp đổi tên tiếng Anh chính thức?
Chính phủ Ấn Độ đã thay thế tên gọi tiếng Anh "India" của nước này bằng từ tiếng Phạn "Bharat" trong thiệp mời ăn tối gửi tới các vị khách dự Hội nghị thượng đỉnh G20.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi từ lâu đã muốn thay đổi tên gọi "India" từ thời thuộc địa của Ấn Độ. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin AP, ngày 5/9, Ấn Độ đã trở nên xôn xao về những lời đồn đoán cho rằng Thủ tướng Modi có kế hoạch từ bỏ sử dụng tên tiếng Anh chính thức của đất nước này, sau khi dùng tên tiếng Phạn "Bharat" để mời các lãnh đạo thế giới dự yến tiệc.
Trước đó, chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã nỗ lực xóa bỏ các biểu tượng còn sót lại từ thời Anh cai trị khỏi cảnh quan đô thị, thể chế chính trị và sách lịch sử của đất nước. Tuy nhiên, động thái thay đổi tên gọi bằng tiếng Anh trên có thể là bước đi "mạnh tay" nhất từ trước đến nay.
Bản thân ông Modi thường gọi Ấn Độ là "Bharat", một từ có nguồn gốc trong kinh Hindu cổ viết bằng tiếng Phạn và là một trong hai tên chính thức của đất nước này theo hiến pháp.
Các thành viên trong đảng cầm quyền theo đạo Hindu trước đây đã vận động ngừng sử dụng tên gọi nổi tiếng hơn là "India". Tên gọi này có nguồn gốc từ thời cổ xưa của phương Tây và được áp dụng từ thời kỳ thuộc địa Anh.
Cuối tuần này, Ấn Độ sẽ đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh G20 giữa các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới. Chương trình kết thúc bằng một yến tiệc cấp nhà nước mà trên thiệp mời giới thiệu sẽ do "Tổng thống Bharat" chủ trì.
Được biết, chính phủ Ấn Độ đã triệu tập một phiên họp quốc hội đặc biệt vào cuối tháng qua, song vẫn giữ im lặng về chương trình nghị sự lập pháp.
Tuy nhiên, đài truyền hình News18 dẫn lời các nguồn tin chính phủ giấu tên rằng các nhà lập pháp sẽ đưa ra một nghị quyết đặc biệt để ưu tiên tên gọi "Bharat".
Đối mặt với những tin đồn trên, các đảng đối lập đang ra sức phản đối chính phủ của ông Modi đổi tên gọi "India" của nước này.
Nghị sĩ Shashi Tharoor của đảng Quốc hội đối lập chia sẻ trên mạng xã hội X rằng: "Chúng ta nên tiếp tục sử dụng cả hai từ thay vì từ bỏ quyền sở hữu đối với một cái tên còn đọng lại lịch sử, một cái tên đã được cả thế giới công nhận".
Tòa nhà Quốc hội - Điểm nhấn bản sắc Ấn Độ ở thủ đô New Delhi Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Ấn Độ sẽ tổ chức lễ khánh thành tòa nhà Quốc hội của nước này vào ngày 28/5 tới, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Narendra Modi. Công tác chuẩn bị đang diễn ra khẩn trương với quy mô hoành tráng. Tòa nhà Quốc hội mới được xây dựng tại thủ đô New Delhi, Ấn...