Ấn Độ: Tham vọng nâng tầm giáo dục nhờ chính sách mới
Các nhà quản lý GD tại Ấn Độ đã soạn thảo chính sách GD mới với những thay đổi đáng kể. Chủ tịch Ủy ban Soạn thảo Chính sách, Tiến sĩ K. Kasturirangan khẳng định, dự thảo được đề ra với hy vọng đưa nền GD đất nước lên tầm cao mới, sánh ngang với các cường quốc về lĩnh vực này trên thế giới.
Tiến sĩ Karnataka phát biểu về dự thảo chính sách tại hội nghị
Đề xuất nhiều thay đổi
Tiến sĩ K. Kasturirangan, Chủ tịch Ủy ban Soạn thảo Chính sách giáo dục quốc gia 2019, cho biết dự thảo chính sách GD mới khuyến nghị sáp nhập 900 trường ĐH và 40.000 trường CĐ thành khoảng 15.000 cơ sở GD lớn, có nguồn lực tốt. Ngoài ra, các viện GD đa ngành và viện GDĐH (HEIs) trong nước sẽ được chia thành ba loại trường ĐH.
Phát biểu về “Hồi sinh nền GDĐH Ấn Độ: Khuyến nghị về Dự thảo chính sách GD quốc gia 2019″ tại một hội nghị được tổ chức bởi “Diễn đàn các cựu phó hiệu trưởng bang Karnataka tại Đại học Mysore” – TS K. Kasturirangan cho biết, ba loại trường ĐH sẽ bao gồm: Các trường ĐH nghiên cứu – tập trung vào nghiên cứu và giảng dạy; các trường ĐH giảng dạy – chú trọng vào giảng dạy nhiều hơn nghiên cứu và các CĐ được cấp bằng có ứng dụng nghiên cứu.
Trả lời truyền thông, vị chủ tịch này khẳng định, chính sách dự thảo tập trung chủ yếu vào việc xúc tiến cũng như thúc đẩy nghiên cứu và đổi mới trong tất cả các ngành học tại các trường ĐH, CĐ công lập.
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo GD Ấn Độ cũng đề xuất chính phủ thành lập một quỹ mới, nhằm khuyến khích việc nghiên cứu trong các cơ sở GD. Nhiều nguồn tin tiết lộ, khoản trợ cấp hàng năm trị giá khoảng 291 đô la dành cho nghiên cứu cũng có thể sẽ được tăng lên sau từng năm.
Ngoài ra, Quỹ Nghiên cứu quốc gia sẽ chịu trách nhiệm tài trợ cho nghiên cứu của các ngành tại trường ĐH, CĐ, kể cả đối với các tổ chức GD tư thục. Theo TS Kasturirangan, các trường đa ngành cần có sự đầu tư kỹ lưỡng về mặt nhân lực, nhằm bảo đảm các GV sẽ phụ trách lớp trong cả 4 năm ĐH.
Video đang HOT
Chương trình GDĐH 2 năm sẽ được kéo dài cho đến năm 2030. Kể từ sau năm 2030, chỉ những cơ sở GD cung cấp chương trình đào tạo GV 4 năm mới được phép giảng dạy chương trình 2 năm cho SV. Bên cạnh đó, GV không đạt tiêu chuẩn cũng sẽ không được đứng lớp.
Cũng theo dự thảo GD này, các viện GDĐH sẽ được điều hành bởi những hội đồng độc lập và hoàn toàn tự chủ cả về học thuật và hành chính. Ngoài ra, các trường liên kết sẽ không còn tồn tại do CĐ liên kết sẽ được sáp nhập thành trường CĐ cấp bằng và các trường ĐH liên kết sẽ trở thành tổ chức đa ngành.
Tiến sĩ Kasturirangan cho biết, Cơ quan Quản lý GDĐH quốc gia (NHERA) sẽ trở thành cơ quan chủ quản duy nhất của GDĐH, bao gồm cả GD chuyên nghiệp. Ủy ban Tài trợ Đại học (UGC) sẽ chuyển đổi thành Hội đồng Tài trợ GDĐH (HEGC) bởi, một Hội đồng Giáo dục Tổng quát mới sẽ có khả năng phát triển khung trình độ GDĐH quốc gia và các tiêu chuẩn cụ thể cho GD đại cương. Tất cả cơ quan quản lý GD khác tại Ấn Độ sẽ trở thành cơ quan thiết lập tiêu chuẩn và sẽ có quy định chung đối với cả tổ chức GD công lập và tư thục.
“Phân loại trường đại học là cần thiết”
Ủy ban Soạn thảo Chính sách Giáo dục quốc gia 2019 khẳng định sẽ xem xét mọi phản hồi và đề xuất được gửi từ khắp nơi trên đất nước, nhằm đáp ứng các khuyến nghị sau ngày 31/7.
“Các gợi ý sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành chính sách. Các góp ý về bản dự thảo có thể được đệ trình cho đến hết ngày 31/7 và sau đó Ủy ban sẽ xem xét”, TS Kasturirangan cho biết. Cũng theo vị Chủ tịch này, chính sách dự thảo có thể sẽ thay đổi từ 10 – 20% nhờ những ý kiến đóng góp có giá trị. “Sau đó, chính sách cần được thông qua để các cơ sở GD bắt tay vào thực hiện” – TS Kasturirangan nói thêm.
Khi được hỏi về việc, làm thế nào để các tổ chức GDĐH của Ấn Độ có tầm vóc sánh ngang với các cường quốc thế giới và mang lại chất lượng tốt chỉ với nguồn vốn khan hiếm, Chủ tịch Ủy ban Kasturirangan bày tỏ: “Chúng tôi hy vọng rằng, chính sách này sẽ tạo điều kiện cho nền GDĐH đạt đến mức tối ưu trong vòng 10 năm tới”. Vì vậy, ngoài những thay đổi dự kiến được nêu trên, Dự thảo Chính sách Giáo dục quốc gia 2019 cũng đề nghị chính phủ Ấn Độ đầu tư 20% GDP vào GD.
Phát biểu trước các học giả và giáo giới, TS Kasturirangan khẳng định, việc khuyến nghị phân chia hệ thống GDĐH là cần thiết; đồng thời cho rằng, động thái này sẽ giúp cải thiện chất lượng GDĐH một cách hiệu quả.
Cũng theo vị chủ tịch này, việc phân loại các trường ĐH thành các trường ĐH tập trung vào nghiên cứu và đổi mới, các trường ĐH tập trung vào giảng dạy và các tổ chức tập trung vào GDĐH là điều không thể tránh khỏi”. Số lượng các trường ĐH giảng dạy sẽ nhiều hơn các cơ sở GDĐH nghiên cứu” – TS Kasturirangan nhận định.
Bên cạnh đó, dự thảo chính sách này cũng góp phần khiến cộng đồng trở thành một phần không thể thiếu của hệ thống GD, có liên quan mật thiết đến các vấn đề của trường học và cả GDĐH.
Tuy nhiên, nhiều người đã bày tỏ lo ngại trước tình trạng ngày càng có nhiều tổ chức GDĐH tại Ấn Độ “mọc lên như nấm” và không ít trong số đó là những cơ sở GD giả mạo, không có uy tín, danh tiếng cũng như chất lượng giảng dạy.
Nói về vấn nạn này, Chủ tịch Ủy ban soạn thảo Chính sách giáo dục quốc gia 2019, TS Karnataka khẳng định, Ủy ban đã có những hành động nhằm giảm bớt lo lắng của giáo giới, SV và phụ huynh. Ông Karnataka cho biết đã xác định được hơn 1.000 tổ chức GDĐH giả; đồng thời, tuyên bố các nhà quản lý GD nước này sẽ xem xét và đưa ra hành động phù hợp.
Vân Huyền
Theo The Hindu/giaoducthoidai
Phần mềm chấm thi bị lỗi, hơn 20 học sinh tự tử oan nghiệt ở Ấn Độ
Sau khi hơn 20 học sinh cuối cấp ở bang Telengana, Ấn Độ tự tử vì không đủ điểm xét tuyển vào đại học, một hội đồng độc lập đã được thành lập và phát hiện phần mềm quét các bài kiểm tra bị lỗi và phân loại học sinh không chính xác.
Việc xét tuyển vào các trường đại học danh tiếng ở Ấn Độ nổi tiếng là rất khốc liệt và dựa vào kết quả của Chứng chỉ Tốt nghiệp Trung học - Ảnh: CNN
Hội đồng này cho biết họ sẽ sớm công bố các biện pháp để chấm dứt tình trạng xảy ra lỗi chấm bài. Tuy nhiên, điều này không thể thay đổi thực tế đau lòng là có đến hơn 20 học sinh đã tử tử vì không chịu nổi cú sốc rớt đại học từ giữa tháng tư đến nay.
Nhiều hội học sinh đã yêu cầu bồi thường khoảng 2,5 triệu rupee (825 triệu đồng)/trường hợp cho các gia đình có học sinh đã tự sát.
Trước tình hình trên, Thủ hiến bang Telangana K. Chandrashekhar Rao yêu cầu kiểm tra miễn phí lại kết quả của tất cả các em thi rớt, đồng thời nhắn nhủ học sinh không nên tự tử vì thi rớt không phải là chấm hết cuộc đời.
Có đến hơn 1/3 học sinh không đậu kỳ thi lấy Chứng chỉ Trung học Phổ thông hệ hai năm (HSSC) và hơn 50.000 học sinh thi đậu nhưng không hài lòng với kết quả đang nộp đơn yêu cầu chấm phúc khảo.
Các phụ huynh chỉ trích đích danh công ty trách nhiệm hữu hạn công nghệ Globarena Technologies Private - công ty cung cấp phần mềm cho chính quyền bang Telengana để xử lý các bài kiểm tra.
Họ cũng tố cáo những bất cập như tổ chức này chấm điểm cho những học sinh không hề dự thi và lỗi chấm sai được bao che có thể do công ty trên có mối liên hệ gần gũi với con trai của Thủ hiến bang Telangana.
Tờ báo điện tử First Post của Ấn Độ dẫn câu chuyện của học sinh Naveena, người thi rớt trong nhưng sau khi chấm lại, cô được 93/100 điểm cho chính bài thi đó.
Việc xét tuyển vào các trường đại học danh tiếng ở Ấn Độ nổi tiếng là rất khốc liệt. Đơn cử, trường đại học Shri Ram về Thương mại ở Delhi nhận 28.000 đơn trong khi chỉ có 400 chỉ tiêu, tỉ lệ thấp hơn cả việc được nhận vào ĐH Harvard ở Mỹ.
Do số lượng hồ sơ quá nhiều, hầu hết các trường đại học dựa vào kết quả của kỳ thi HSSC để đơn giản hóa thủ tục tuyển sinh. Theo báo Independent của Anh, tỉ lệ thất nghiệp ở Ấn Độ đang ở mức cao nhất trong 45 năm qua do bùng nổ dân số. Hiện nay, mỗi tháng có một triệu người Ấn Độ bước sang tuổi 18.
Thị trường việc làm đang trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết. Việc có được tấm bằng đại học của một trường danh giá được coi là rất quan trọng đối với học sinh. Nhiều học sinh được bố mẹ đăng kí cho học ở các trường trung học đặc biệt, được luyện thi tới 16 giờ mỗi ngày để đảm bảo đạt kết quả tốt trong kì thi HSSC.
Theo tuoitre
20 học sinh trung học tự tử sau khi biết điểm thi Kết quả thi bị phụ huynh, các tổ chức hoạt động vì học sinh, các đảng phái chính trị phản đối rằng khả năng lớn có sự nhầm lẫn trong chấm điểm. Có tới 20 học sinh trung học Ấn Độ tự tử trong tuần qua sau khi Hội đồng Giáo dục Trung học Ấn Độ thông báo kết quả điểm thi, báo...