Ấn Độ: Tạo điều kiện cho sinh viên muốn tốt nghiệp sớm
Đối với những SV muốn theo đuổi các nghiên cứu cao hơn hoặc học tập ở nước ngoài và muốn thi sớm, cơ quan GD tiểu bang Gujarat (Ấn Độ) sẽ cho phép người học tùy chọn làm bài kiểm tra trực tuyến trước ngày 30/7.
SV quốc tế tại Gujarat được yêu cầu thi trực tuyến.
Theo quyết định của Ủy ban Tài trợ ĐH (UGC) trong việc tiến hành kỳ thi ĐH trước ngày 30/9, cơ quan GD tiểu bang Gujarat đã cho phép các tổ chức GDĐH tổ chức kỳ thi ngoại tuyến, trực tuyến hoặc kết hợp dành cho SV năm cuối ĐH và sau ĐH.
Tất cả các trường ĐH được yêu cầu đánh giá tình trạng của khu học xá, chú trọng đến sự an toàn của SV, giảng viên cũng như nhân viên và kết thúc kỳ thi trước ngày 30/9.
Tuy nhiên, những SV mong muốn theo đuổi các nghiên cứu cao hơn ở nước ngoài và có nguyện vọng làm bài kiểm tra sớm sẽ được thi trực tuyến trước ngày 30/7. Các trường hợp không thể tham gia thi trực tuyến sẽ được làm bài kiểm tra trực tiếp trước ngày 30/9.
Trong khi đó, SV quốc tế tại tiểu bang này được yêu cầu tham dự các kỳ thi trực tuyến. Những người học đến từ các tiểu bang khác cũng có thể làm bài kiểm tra trực tuyến. Trước đó, cơ quan GD tiểu bang Gujarat cho biết trong một tuyên bố, chỉ SV năm cuối ĐH và sau ĐH phải tham dự kỳ thi. Tất cả sinh viên ĐH khác sẽ được đánh giá dựa trên điểm số từ trước đó.
Video đang HOT
Trước tình hình Covid-19 có diễn biến phức tạp, Hội đồng GD Trung học và ĐH Gujarat (GSHSEB) đã lùi Kỳ thi tuyển sinh chung Gujarat (GUJCET) từ ngày 30/7 xuống ngày 22/8. Thông thường, kỳ thi này sẽ diễn ra vào ngày 31/3.
Kỳ thi tuyển sinh này nhằm tìm ra những SV phù hợp để tham gia các khóa học kỹ sư và dược sĩ. GUJCET được tổ chức bằng 3 ngôn ngữ là tiếng Gujarati, tiếng Hindi và tiếng Anh.
Nhóm người Ấn Độ tự cách ly trên cây để tránh lây virus
Trở về từ tỉnh khác, bảy người đàn ông tại Ấn Độ quyết định tự cách ly trên cây, không bước chân vào làng để đảm bảo an toàn cho người dân.
Bảy người lao động tại Ấn Độ chọn lựa tự cách ly trên cây vì lo ngại bản thân mang theo mầm bệnh và khiến người nhà lây nhiễm virus, theo New Indian Express.
Nhóm những người đàn ông trong độ tuổi 22- 24 này làm việc xa nhà tại tỉnh Chennai. Khi chính phủ Ấn Độ thiết lập lệnh phong tỏa toàn dân, họ quay trở về nhà ở làng Bangidiha, thị trấn Balarampur, phía tây tỉnh Bengal vào ngày 21/3.
Dù đã qua nhiều bước kiểm tra y tế trước khi về làng, nhóm người này vẫn được các bác sĩ yêu cầu tự cách ly tại nhà.
Tuy nhiên, ngôi nhà truyền thống tại làng thuộc dạng nhà một gian, khiến họ không có phòng riêng để tự cách ly.
Sợ có khả năng mang mầm bệnh và lây nhiễm virus cho dân làng, nhóm 7 người lao động xa nhà quyết định tự cách ly trên cây. Ảnh: Indian Express.
"Không thể tránh tiếp xúc với những thành viên khác trong gia đình, chúng tôi chọn ra ngoài ở tạm trên thân cây đa và cây xoài ở ngoài ngôi làng", người đàn ông tên Bijay Singh Laya nói.
Từ khi trở về, cả 7 người đều chưa đặt chân vào làng để đảm bảo an toàn cho người dân.
"Hiện tại, chúng tôi không có triệu chứng nhiễm bệnh nào. Nhưng trong trường hợp xét nghiệm dương tính với virus corona sau đó, ít nhất chúng tôi không lây nhiễm bệnh sang bất cứ dân làng nào", Laya cho biết.
Sợ bị voi tấn công, 7 người chọn không nằm dưới gốc cây. Họ buộc võng vào các cành cây và dùng lưới chống muỗi để tránh bị cắn.
Hàng ngày, người thân mang đến đặt dưới gốc cây một số thực phẩm cần thiết, cùng các dụng cụ nấu ăn khác. Chờ người nhà ra về, những người này lại trèo xuống lấy đồ tiếp tế.
Nhóm những người đàn ông tự mắc võng trên cây, trèo xuống đất nấu ăn nhờ thực phẩm người thân tiếp tế mỗi ngày. Ảnh: India Times.
"Chúng tôi tự nấu nướng, ăn xong lại trèo lên cây", Ranjit Singh Sardar, một người công nhân khác, cho hay.
"Chúng tôi thậm chí không cho người thân rửa những món đồ đã dùng. Chúng tôi tự rửa bằng xà phòng và để lại dưới mặt đất trước khi quay về chỗ nằm", Sardar nói.
Ban đêm, dân làng chia ca gác với cung tên chuẩn bị sẵn để đảm bảo những người đàn ông không bị động vật hoang dã tấn công hay rắn độc cắn.
Tuy nhiên, sau vài ngày ở trên cây, nhóm người này bị chính quyền yêu cầu quay trở về làng.
Dhrubapada Shandilya, lãnh đạo thị trấn Balarampur, dành lời khen tặng cho nhóm bảy người lao động.
"Không có lời khen nào là đủ cho những người này. Chúng tôi đang tìm cách giúp đỡ họ tự cách ly mà vẫn đảm bảo an toàn", ông cho biết.
Cho tiền trai trẻ hơn 2 năm trời, người phụ nữ mất mạng chỉ vì 1,5 triệu đồng Sau cái chết của người phụ nữ 49 tuổi, mối quan hệ của bà với anh chàng trẻ tuổi bị bại lộ. Tình yêu vốn không có ranh giới tuổi tác, không phân biệt địa vị... nhưng nó chỉ là tình yêu thật sự khi không có trong đó những toan tính hay tội ác. Vậy nhưng, có rất nhiều người phụ nữ...