Ấn Độ: Số người chết do sập cầu treo tăng lên 141, hé lộ thêm thông tin sốc
Tính đến trưa ngày 31/10, số người thiệt mạng trong thảm họa sập cầu treo Morbi bắc qua sông Machchu, thị trấn Morbi, bang Gujarat, Ấn Độ đã lên tới 141.
Khoảng 177 người đã được cứu và các đội cứu hộ đang tìm kiếm một số người khác vẫn đang mất tích. Lực lượng ứng phó thảm họa quốc gia gần như làm việc cật lực suốt đêm qua trong điều kiện ánh sáng yếu để tìm người mất tích.
Ủy ban cấp cao gồm 5 thành viên cũng đang khẩn trương điều tra vụ việc bởi số lượng người thương vong quá lớn.
Clip: Khoảnh khắc cây cầu treo Morbi bị sập (Nguồn: NDTV)
Sau đây là một số cập nhật quan trọng về vụ việc:
Theo các quan chức địa phương, cây cầu chỉ có sức chứa khoảng 125 người. Tuy nhiên trên thực tế, khi xảy ra vụ sập, trên cầu có khoảng 400-500 người, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em.
Khi dây cáp treo bị đứt, mọi người đổ đè lên đầu nhau, một số bơi được vào bờ, một số khác cố đu bám vào phần còn lại của cây cầu.
Hình ảnh những người bị rơi cố gắng đu bám vào thân cầu (Ảnh: Au.com.vn)
2. Chính quyền không hề biết cầu được mở lại
Cây cầu treo bị sập đã gần 150 tuổi, là một địa điểm du lịch nổi tiếng. Được biết, nó đã đóng cửa được 7 tháng để tiến hành tu sửa. Ngày 26/10, cây cầu được mở lại vào đúng dịp mừng năm mới theo phong tục của người dân địa phương và đúng 5 ngày sau thì bị sập.
Theo một quan chức địa phương, cây cầu được mở lại khi chưa được cấp phép và chính quyền hoàn toàn không hề biết về sự hoạt động trở lại của cây cầu. Việc cây cầu đã được tu sửa xong cũng chưa được nghiệm thu.
Bộ trưởng Lao động và Việc làm của Gujarat cũng cho hay : ‘Chúng tôi cũng bị sốc. Chúng tôi đang xem xét vấn đề … Chính phủ nhận trách nhiệm về thảm kịch này’.
Được biết, giá vé lên cầu khoảng 17 rupee, tương đương 5.000 VNĐ.
Lực lượng cứu hộ vẫn đang triển khai công tác tìm kiếm. Ảnh:NDTV
3. Cây cầu bị sập từng là biểu tượng về khoa học, tiến bộ của Morbi
Cây cầu Morbi dài 230m, rộng 1,5m bắc qua sông Machchu thuộc thị trấn Morbi, bang Gujarat có tuổi đời gần 150 năm.
Cây cầu được xây dựng theo công nghệ mới nhất của châu Âu lúc ấy. Khi được khánh thành năm 1879 trong thời thuộc địa Anh, công trình được đánh giá là một kỳ tích về nghệ thuật và kỹ thuật.
4. Cây cầu ‘thảm họa’ từng có tên là ‘cầu rung lắc’
Trải qua cùng thời gian, sau này cây cầu xuống cấp và bị hư hỏng nặng sau trận động đất năm 2001. Người dân địa phương sau này gọi cây cầu là ‘Julto Pool’ nghĩa là ‘cầu rung lắc’.
Gần đây, cây cầu này phải ngừng hoạt động một thời gian dài và mới được thông cầu trở lại hôm 26/10 sau 7 tháng sửa chữa.
Clip: Toàn cảnh thảm họa sập cầu khiến 141 người tử vong ở Ấn Độ (Nguồn: NDTV)
5. Vụ sập cầu có số lượng người tử vong rất cao
Ấn Độ là quốc gia thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn chết người liên quan đến cơ sở hạ tầng.
Năm 2006, một cây cầu 150 tuổi sập xuống một tuyến tàu chở khách tại ga ở bang Bihar (miền Đông) làm ít nhất 34 người thiệt mạng.
Năm 2011, tại miền Đông Ấn Độ cũng xảy ra vụ sập cầu ở gần thị trấn Darjeeling khiến 32 người tử vong. Gần 1 tuần sau, lại tiếp tục sập một cây cầu đi bộ bắc qua sông ở bang Arunachal Pradesh khiến 30 người chết.
Năm 2016, Ấn Độ tiếp tục xảy ra sập cầu, lần này là sập cầu vượt ở thành phố Kolkata khiến 26 người tử vong.
Sập cầu tại Ấn Độ: Ít nhất 90 người thiệt mạng, hàng trăm người rơi xuống sông
Ít nhất 90 người thiệt mạng sau khi một cây cầu treo dành cho người đi bộ ở bang Gujarat, miền tây Ấn Độ đổ sập, phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn các nguồn tin địa phương.
Hàng trăm người trên cầu rơi xuống sông.
153 người chết, tổng thống Hàn Quốc chỉ thị quận Yongsan là 'vùng thảm họa đặc biệt'Đã xác định danh tính 90% nạn nhân vụ giẫm đạp tại Hàn QuốcViệt Nam chuẩn bị phương án nếu thêm nạn nhân trong vụ giẫm đạp ở Hàn Quốc
Công tác cứu hộ đang được tiến hành tại địa điểm sập cầu ở Morbi - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, kênh truyền hình địa phương Zee News cho biết hơn 400 người có mặt trên cây cầu treo bắc qua sông Machhu ở thị trấn Morbi, Gujarat, Ấn Độ, vào thời điểm cầu sập là lúc 18h30 (giờ địa phương) chiều 30-10.
Đoạn phim ghi lại cho thấy hàng chục người bám vào dây cáp và những phần còn lại của cây cầu khi đội cứu hộ vật lộn để giải cứu họ. Một số cố gắng trèo lên để tìm đường đến bờ sông, trong khi những người khác bơi đến nơi an toàn.
Các quan chức cho biết nạn nhân chủ yếu là người dân địa phương lên cầu với mục đích giải trí vì cầu là một di sản mới được tu sửa và cho phép người dân lên tham quan trở lại được một tuần.
Nhiều người rơi xuống sông sau khi cây cầu ở tiểu bang Gujarat, Ấn Độ, bị sập - Video: INDIA TODAY
Anh Prateek Vasava - một trong các nạn nhân sống sót nhờ tự bơi vào bờ - kể với hãng tin Reuters rằng đã thấy nhiều đứa trẻ rơi xuống sông.
Đài NDTV cho biết cầu sập là do quá tải và có những hành động không phù hợp của du khách lên cầu chơi vào dịp cuối tuần và cũng trong đợt lễ Ánh sáng.
Đài dẫn lời nhân chứng tên Vijay Goswami, người đi cùng gia đình đến đây chơi. Ông Vijay cho biết gia đình đã lên cầu chơi rồi nhưng thấy không an toàn vì có những thanh niên vịn vào thành cầu cố gắng rung lắc như thể thử độ bền của cầu sau khi sửa chữa.
Ông đưa gia đình trở xuống và vài giờ sau thì thảm kịch xảy ra. Chưa kể ông đã thấy nhiều người cõng con trên vai khi tham quan cầu, một hành vi được cho là góp phần làm cầu bị quá tải.
Hoạt động cứu hộ vẫn đang diễn ra khẩn trương. Chính phủ Ấn Độ đã thành lập một biệt đội gồm 5 thành viên để tiến hành điều tra về thảm họa này.
Công tác cứu hộ đang được tiến hành tại địa điểm sập cầu ở Morbi - Ảnh: NATIONAL HERALD INDIA
Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu và Thủ tướng Narendra Modi đã ngay lập tức gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân trong vụ sập cầu. Tổng thống Murmu cầu nguyện cho sự an toàn và hạnh phúc của mọi người, đồng thời cầu mong những người bị thương sớm bình phục.
Theo các nguồn tin, cây cầu dài 230m với gần 100 năm tuổi này, xây dựng dưới thời cai trị của Anh, là điểm dã ngoại của địa phương và thu hút rất đông du khách vào cuối tuần hoặc các dịp lễ. Khu vực này không có kết nối điện nên hoạt động cứu hộ trong đêm bị hạn chế nhiều.
Cả 3 quân chủng hải, lục, không quân của Ấn Độ đều cùng được huy động tham gia cứu hộ. Theo đó, 3 trung đội thuộc Lực lượng ứng phó thảm họa quốc gia (NDRF) cùng với 50 quân nhân Hải quân, 30 quân nhân Không quân, 2 đội hình lục quân và 7 nhóm thuộc Lữ đoàn cứu hỏa đã đến Morbi cùng với các thiết bị tiên tiến để hỗ trợ công tác cứu hộ.
Cầu bị đóng cửa để tu sửa trong sáu tháng và mới mở cửa trở lại cho công chúng vào tuần trước.
Morbi là một trong những cụm sản xuất gốm sứ lớn nhất thế giới và chiếm hơn 80% sản lượng gốm sứ của Ấn Độ.
Thủ tướng Narendra Modi, người đang có chuyến thăm bang Gujarat trong ba ngày, cho biết ông đã chỉ đạo lãnh đạo bang này điều động chiến dịch cứu hộ khẩn cấp.
Sập cầu treo ở Ấn Độ: Ít nhất 40 người thiệt mạng Ngày 30/10, giới chức Ấn Độ cho biết số người thiệt mạng trong vụ sập cầu tại Ấn Độ đã lên tới con số 40, trong khi 30 người khác cũng đang trong tình trạng nguy kịch. Hiện trường vụ sập cầu trên sông Machchu ở Gujarat, Ấn Độ, ngày 30/10/2022. Ảnh: India Today/TTXVN Trước đó, truyền thông Ấn Độ cho biết hàng...