Ấn Độ siết quản lý việc mua sắm trực tuyến
Ấn Độ sắp đi đến một quyết định mang tính bước ngoặt khi chính thức can thiệp sâu hơn vào cách những gã khổng lồ mua sắm trực tuyến hoạt động trong phạm vi lãnh thổ của họ.
Ấn Độ sẽ yêu cầu các trang bán lẻ trực tuyến cung cấp mã nguồn và thuật toán website
Kế hoạch mới của Ấn Độ về việc điều chỉnh chặt chẽ quản lý mua sắm trực tuyến có thể giúp nước này biết cách những gã khổng lồ internet đang hoạt động. Bloomberg cho biết họ đã có được một dự thảo chính sách thương mại điện tử bắt buộc truy cập vào các mã nguồn và thuật toán của trang web.
Video đang HOT
Điều này sẽ giúp ngăn chặn các sai lệch kỹ thuật số gây ra. Nó cũng sẽ giúp xác định trong trường hợp các công ty có xAI (viết tắt của Explainable AI – một thuật ngữ để nói về các hệ thống trí tuệ nhân tạo có thể mô tả mục đích). Nói cách khác, các trang web sẽ phải cung cấp một số bí mật thương mại của họ dù không phải ra tòa.
Chính sách đề xuất cũng sẽ yêu cầu các công ty chuyển dữ liệu được lưu trữ trong vòng 72 giờ kể từ khi có yêu cầu. Các cửa hàng sẽ phải xác định quốc gia xuất xứ của sản phẩm và Ấn Độ đóng vai trò như thế nào. Sự bảo vệ cho người dùng được thể hiện khi các công ty sẽ phải cung cấp chi tiết liên lạc cho người bán, bao gồm cả các khiếu nại.
Bloomberg nói rằng chính sách dự thảo sẽ được mở để bình luận trực tuyến trước khi chính thức hóa. Biện pháp này nếu được triển khai có thể có nhiều tác động đối với các trang web như Flipkart (của Amazon) và Walmart so với trước đây. Mặc dù có thể cải thiện tính minh bạch trong mua sắm và ngăn chặn lạm dụng, nhưng nó cũng sẽ yêu cầu các công ty cung cấp các phần chính trong chiến lược của họ và có nguy cơ khiến nó bị rò rỉ.
Tuy nhiên, có vẻ các công ty này sẽ khó có sự lựa chọn khi mà Ấn Độ là một thị trường cực lớn. Vì vậy, kịch bản các công ty đi đến quyết định không thỏa thuận và bỏ qua thị trường này là một điều khó xảy ra.
Amazon ngừng sử dụng nhựa dùng 1 lần tại Ấn Độ
Amazon cho biết đã ngừng sử dụng nhựa dùng 1 lần khi đóng gói tại các trung tâm hoàn tất đơn hàng (fulfillment) tại Ấn Độ, thực hiện đúng cam kết đưa ra năm 2019.
Tập đoàn thương mại điện tử Amazon đã thay các vật liệu nhựa trong đóng gói như cuộng bong bóng khí bằng giấy và sử dụng băng dính có khả năng tự hủy. Tất cả hơn 50 trung tâm fulfillment của Amazon tại Ấn Độ, một trong các thị trường quốc tế trọng điểm, đều tuân thủ quy định mới.
Trong khi đó, đối thủ Flipkart tháng trước cho biết tỉ lệ dùng nhựa 1 lần trong chuỗi cung ứng đã giảm 50%. Công ty dự định chuyển sang dùng toàn bộ nhựa tái chế vào tháng 3/2021.
Cam kết của Amazon nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi năm 2019 khi ông hối thúc người dân dừng sử dụng nhựa dùng 1 lần vào năm 2021. Ấn Độ đối mặt với vấn đề rác thải nhựa nghiêm trọng trong vài năm qua. Nền kinh tế lớn thứ ba châu Á gặp khó khăn khi xử lý 9,4 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm.
Vài năm gần đây, nhiều quốc gia trên thế giới giải quyết thách thức này bằng cách đưa ra hạn chế và mức phạt đối với hành vi sử dụng nhựa dùng 1 lần. Theo Amazon, họ vẫn dùng nhựa trong vật liệu đóng gói nhưng chúng đều có thể tái chế được.
Đầu tháng này, Amazon mở rộng chương trình Packaging-Free Shipping (PFS) đến hơn 100 thành phố tại Ấn Độ. Đây là sáng kiến cho phép các trung tâm xử lý đơn hàng (fulfillment) chuyển phát sản phẩm hoàn toàn không cần gói hàng hay giảm đáng kể gói hàng đến cho người mua. Hơn 40% đơn hàng tại Ấn Độ hiện nay đang sử dụng PFS.
Bên cạnh đó, Amazon cũng thu gom và tái chế rác thải nhựa tương ứng với lượng sử dụng của họ từ tháng 9/2019 cũng như liên hệ với đối tác để thu gom 100% rác thải nhựa phát sinh trong mạng lưới fulfillment.
Amazon mới thông báo mở quỹ 2 tỷ USD tập trung vào công nghệ giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Quỹ sẽ đầu tư vào nhiều ngành, bao gồm vận tải, năng lượng, sản xuất. Thông qua chương trình, công ty muốn đạt mục tiêu giảm phát thải carbon về 0 vào năm 2040.
Việc Xiaomi vượt mặt Huawei là mình chứng cho thấy virus corona có thể thay đổi thị trường smartphone ra sao Không chỉ là một căn bệnh thông thường, virus corona còn đang làm thay đổi cả thói quen tiêu dùng cũng như thị trường thiết bị công nghệ. Theo dữ liệu của hãng phân tích Strategy Analytics, nhà cung cấp smartphone Trung Quốc Xiaomi đã vượt mặt đối thủ đồng hương Huawei để trở thành nhà cung cấp smartphone lớn thứ ba thế...