Ấn Độ sắp ra mắt đồng rupee điện tử
Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ sẽ sớm khởi động thử nghiệm giới hạn đồng rupee điện tử, với mục đích tung ra loại tiền này trong năm nay.
Theo Bloomberg, ngân hàng trung ương của Ấn Độ đang nỗ lực hướng tới việc giới thiệu một loại tiền kỹ thuật số theo từng giai đoạn, và sẽ đưa ra thiết kế cuối cùng sau khi tiến hành thành công các dự án thử nghiệm quy mô lớn.
Ấn Độ lên kế hoạch ra mắt e-rupee theo từng giai đoạn
Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) hôm 7.10 cho biết đang khám phá các tùy chọn triển khai tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương (CBDC) dựa trên tài khoản cho phân khúc bán buôn và dựa trên mã thông báo cho lĩnh vực bán lẻ. Tiền kỹ thuật số của RBI sẽ được gọi là e-rupee và cung cấp tùy chọn bổ sung cho tất cả các hình thức tiền hiện có.
Ấn Độ vốn là nước phụ thuộc nhiều vào tiền mặt, nhưng giờ đây đã tham gia cùng các quốc gia khác, bao gồm cả Trung Quốc, trong việc thúc đẩy phiên bản kỹ thuật số của đồng tiền chính thức, tìm cách khai thác công nghệ mới để thực hiện giao dịch và thanh toán hiệu quả hơn.
Video đang HOT
Trong bài phát biểu về ngân sách hồi tháng 2.2022, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Nirmala Sitharaman cho biết RBI có kế hoạch ra mắt CBDC trong năm nay. “Vì có nhiều động lực thuyết phục cho việc giới thiệu CBDC, RBI đang tham gia vào việc hướng tới chiến lược thực hiện theo từng giai đoạn, thực hiện từng bước qua các giai đoạn thí điểm khác nhau, sau đó là lần ra mắt cuối cùng”.
Theo RBI, “CBDC có nhiều hứa hẹn bằng cách đảm bảo tính minh bạch, chi phí vận hành thấp và tiềm năng mở rộng hệ thống thanh toán hiện có để đáp ứng nhu cầu của nhiều loại người dùng hơn”. Tuy nhiên, RBI thừa nhận quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu là vấn đề đáng quan tâm khi thiết kế CBDC.
“Việc đảm bảo tính ẩn danh cho loại tiền kỹ thuật số đặc biệt là thách thức lớn, vì tất cả giao dịch kỹ thuật số đều để lại dấu vết. Rõ ràng, mức độ ẩn danh sẽ là yếu tố thiết kế quan trọng đối với bất kỳ CBDC nào và đã có nhiều tranh luận về vấn đề này”, trích ghi chú của RBI.
Ấn Độ có mối quan hệ thất thường với tài sản tiền điện tử. Năm 2018, RBI đã cắt giảm các công ty khởi nghiệp tiền điện tử khỏi mạng thanh toán của đất nước. Đầu năm nay, Bộ Tài chính Ấn Độ lại công bố chế độ thuế tiền điện tử mới, với mức khấu trừ thuế 1% tại nguồn (TDS) đối với tất cả các khoản chuyển nhượng tài sản kỹ thuật số trên một quy mô nhất định bắt đầu từ ngày 1.7. Khi chính phủ lần đầu tiên công bố khoản thuế mới, thị trường đã đón nhận khá tích cực vì đó là dấu hiệu cho thấy quốc gia Nam Á sẽ không cấm hoàn toàn giao dịch tiền điện tử. Tuy nhiên, nó cũng cảnh báo về một cuộc khủng hoảng thanh khoản có khả năng gây mất ổn định trên toàn thị trường.
Ấn Độ chủ trương tiếp cận tiền điện tử
Trong báo cáo thường niên công bố vào ngày 27.5, Ngân hàng trung ương Ấn Độ (RBI) đề xuất đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai tiền điện tử do ngân hàng trung ương phát hành.
Đề xuất đẩy mạnh eRupee
Trong một phiên thảo luận về ngân sách năm 2022 diễn ra vào tháng 2, Bộ trưởng Bộ tài chính Ấn Độ, bà Nirmala Sitharaman, đã nhận định rằng việc ra mắt tiền điện tử do ngân hàng trung ương phát hành (CBDC) riêng của Ấn Độ (tạm gọi là eRupee) là một bước ngoặt lớn nhằm thúc đẩy phát triển cho nền kinh tế số.
Để đạt được khát vọng phát triển đồng tiền điện tử do ngân hàng trung ương phát hành, RBI đã đề xuất cách tiếp cận ba bước để triển khai RBI một cách "có ít hoặc không có sự gián đoạn" trực tiếp đến hệ thống tài chính truyền thống của đất nước này. Chính vì vậy, nhiều khía cạnh, yếu tố đã được RBI đặc biệt chú trọng để CBDC có thể tồn tại song song với hệ thống tiền pháp định hiện hữu.
Ấn Độ đã có những động thái đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển CBDC
COINQUORA
Cụ thể, trong bản báo cáo thường niên vừa được RBI công bố hôm 27.5, cơ quan này đã phân tích kỹ lưỡng về việc triển khai rộng rãi CBDC tại Ấn Độ, bao gồm cả tầm ảnh hưởng, những ưu, nhược điểm, cũng như sự cần thiết của CBDC trong thời đại kinh tế số để "phù hợp với các mục tiêu của quốc gia liên quan đến chính sách tiền tệ, sự ổn định của nền tài chính và tính hiệu quả của các hệ thống tiền tệ và thanh toán". Đồng thời, RBI đề xuất hình thành khuôn khổ pháp lý riêng biệt để phục vụ cho sự ra mắt của eRupee.
Đề xuất "siết" tiền điện tử mã hóa (crypto)
CBDC được đề xuất rất tích cực và khẩn trương, thế nhưng RBI lại tỏ ra khá dè chừng với tiền điện tử mã hóa (crypto). Trong cùng bản báo cáo, cơ quan này đề xuất áp thuế 30% đối với lợi nhuận từ tiền điện tử mã hóa và các loại tài sản liên quan.
Quay ngược trở lại ngày 17.5, hàng loạt quan chức cấp cao của RBI, trong đó có cả Thống đốc Shaktikanta Das, đã cảnh báo nguy cơ "USD hóa" nền kinh tế Ấn Độ, khi hầu hết thị trường tiền điện tử mã hóa được thống trị bằng đồng USD.
"Hầu hết các loại tiền điện tử mã hóa đều lệ thuộc vào đồng USD và được phát hành bởi các tổ chức tư nhân ở nước ngoài. Đến cuối cùng, nó [ám chỉ các đồng tiền điện tử mã hóa] có thể dẫn đến tình trạng 'USD hóa' một phần của nền kinh tế đất nước, [và điều này là] đi ngược lại lợi ích, chủ quyền của đất nước. Tiền điện tử mã hóa sẽ làm suy yếu nghiêm trọng khả năng của RBI trong xác định các chính sách tiền tệ và buộc phải can thiệp hệ thống tiền tệ hiện hữu", một quan chức giấu tên nêu nhận định với CoinTelegraph.
Trước đó, Mỹ và EU đã bước chân vào "cuộc đua CBDC" và bắt đầu có những động thái siết chặt các hoạt động liên quan đến thị trường tiền điện tử mã hóa.
Cá biệt, Trung Quốc từ lâu đã cấm hẳn tiền điện tử mã hóa cùng các loại tài sản phi tập trung có liên quan, lệnh cấm này đã được củng cố mạnh mẽ hơn sau sự sập đổ của đồng LUNA. Thế nhưng họ đã bước vào giai đoạn triển khai thí điểm trên quy mô lớn đồng tiền điện tử có chủ quyền của mình - e-CNY.
Microsoft khánh thành trung tâm dữ liệu thứ tư ở Ấn Độ Microsoft chính thức ra mắt trung tâm dữ liệu thứ tư tại Ấn Độ - một trong những thị trường phát triển nhanh nhất của công ty. Ông Anant Maheshwari, người đứng đầu Microsoft Ấn Độ, cho biết công ty mẹ (Microsoft) đang đầu tư dài hạn vào quốc gia này. Tuy vậy, khi giới truyền thông địa phương yêu cầu xác nhận...