Ấn Độ – quốc gia rực rỡ sắc màu
Du khách sẽ được đắm mình vào một cuộc sống sôi động, với sắc màu tươi sáng ở những khu chợ gia vị, trong lễ hội Holi hay trên trang phục của người dân địa phương.
Holi là lễ hội tôn vinh tình yêu và sự sống của người theo đạo Hindu. Người dân địa phương và du khách hào hứng ném những nắm bột đủ màu vào người nhau.
Những chiếc xe tải đầy màu sắc ở Rajasthan, miền Bắc Ấn Độ, không phải là điều lạ trên khắp quốc gia này. Cách trang trí thay đổi theo từng vùng.
Với tổng chiều cao lên tới hơn 50 m, 14 tầng của đền Meenakshi được trang trí bằng khoảng 33.000 tượng điêu khắc với màu sắc rực rỡ.
Tại một nhà máy sản xuất sari (trang phục truyền thống của phụ nữ), người phụ nữ phơi tấm vải nhuộm màu. Vải thường được nhuộm màu tự nhiên và phơi khô.
Tòa nhà Kolkata, phía đông Ấn Độ, trở nên sống động với những bộ sari sặc sỡ, nổi bật trên nền xanh.
Một nhóm người ngồi ngoài trời ở Himachal. Giữa những màu sắc nổi bật, mỗi người vẫn có một vẻ riêng.
Ga Victoria ở Mumbai được thắp sáng với các bóng đèn màu tím và đỏ vào ban đêm. Ban ngày, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những chi tiết kiến trúc tuyệt đẹp của công trình này.
Video đang HOT
Một người đàn ông bán bột màu và gia vị ở Mysore, miền Nam Ấn Độ. Ngoài dùng trong lễ Holi, bột màu còn được sử dụng để trang trí.
Người phụ nữ ở Gujarat có trang phục đẹp mắt, cầu kỳ.
Người dân ở Allahabad xuống tắm ở sông Hằng để gột rửa tội lỗi.
Một cậu bé tắm sau lễ Holi. Mọi người thường xoa dầu lên da trước khi tham gia lễ hội để dễ rửa sạch bột màu hơn.
Những chiếc ô sặc sỡ được bày ngoài một cửa hàng ở Jaipur.
Người đàn ông này đội một chiếc khăn truyền thống của Rajasthan. Màu khăn đội đầu là lựa chọn cá nhân theo sở thích của người theo đạo Sikh.
Người đàn ông đọc báo giữa sạp hoa quả ở Mysore.
Theo Zing News
17 di sản đẹp nhất Ấn Độ
Những công trình tuyệt đẹp mang đậm ý nghĩa lịch sử và văn hóa nằm rải rác khắp nơi. Nhiều di sản đã hàng nghìn năm tuổi.
Tu viện Diskit, Ladakh: Nằm ở vùng đồi núi gồ ghề, tu viện Diskit được thành lập vào thế kỷ 14 và có liên hệ với giáo phái mũ vàng Phật giáo Tây Tạng. Tu viện nhìn ra thung lũng Nubra, một trong những nơi tươi tốt hiếm hoi của vùng Ladakh khô cằn.
Khu tưởng niệm Orchha, Madhya Pradesh: Đây là nơi tưởng nhớ các vị vua Bundela trị vì thị trấn Orchha trong gần 300 năm. Những kiến trúc cổ xưa ít ỏi còn sót lại được xây dựng trong những triều đại này.
Đền Meenakshi, Madurai, Tamil Nadu: Mặc dù kiến trúc này có tuổi thọ 400 năm, đền Meenakshi có lịch sử đã hơn 2.000 năm. Ngày nay, đây là một trong những nơi hành hương quan trọng nhất của người dân trong vùng.
Tu viện Lamayuru, Ladakh: Một trong những tu viện lớn và lâu đời nhất ở Ladakh là Yung-Drung ở làng Lamayuru, có liên hệ với giáo phái Phật giáo Tây Tạng. Tu viện nằm ở vùng đất gồ ghề trước kia từng là đáy của một hồ sâu.
Pháo đài Mehrangarh, Jodhpur, Rajasthan: Pháo đài được xây dựng vào thế kỷ 15 trên đỉnh một quả đồi để bảo vệ an toàn khỏi sự tấn công từ bên ngoài. Ngày nay, pháo đài vẫn giữ được nội thất sang trọng. Nơi đây có một bảo tàng pháo và vũ khí mở cửa cho du khách tham quan.
Cung điện Mysore, Mysore, Karnataka: Là một trong những cung điện xa hoa nhất trong vùng, Mysore kỷ niệm tròn 100 năm tuổi vào năm 2012. Vào các ngày chủ nhật và lễ hội, đèn hoa được thắp sáng, biến cung điện thành một lâu đài lộng lẫy.
Pháo đài Amber, Jaipur, Rajasthan: Được xây vào cuối thể kỷ 16, công trình này đã nhiều lần được cải tạo. Bên trong pháo đài được trang trí bằng rất nhiều gương và tranh tường.
Đền Padmanabhaswamy, Thiruvananthapuram, Kerala: Ngôi đền từ thế kỷ 18 được xây dựng bằng đá nguyên khối và được trang trí bằng nhiều cột trụ và nghệ thuật chạm khắc gỗ tinh xảo.
Đền Khajuraho, Madhya Pradesh: Khajuraho là một thị trấn nhỏ với hàng chục ngôi đền cổ rải rác khắp nơi. Những ngôi đền được xây dựng trong vòng 200 năm, từ năm 950-1150. Ở đây có nhiều bức tượng điêu khắc cùng những nét chạm khắc trên tường rất tinh tế.
Tu viện Thiksey, Ladakh: Được xây dựng vào thế kỷ 15, tu viện có kiến trúc tương tự cung điện Potala ở Lhasa. Phía trước tu viện là các bảo tháp nhằm chống lại ma quỷ.
Đền Virupaksha, Hampi, Karnataka: Tòa tháp 9 tầng của đền Virupaksha có chiều cao khoảng 50 m. Được xây dựng ở thế kỷ 16, đây là công trình duy nhất không bị hư hại giữa thành phố cổ.
Bể Hulikere, Karnataka: Nằm trong một ngôi làng nhỏ ở miền nam Ấn Độ, bể nước này có những khối kiến trúc cầu kỳ bao quanh tứ phía. Đây từng là bể tắm của các hoàng hậu nửa đầu thế kỷ 12.
Nhà thờ Đức mẹ Lourdes, Thrissur, Kerala: Nhà thờ được xây dựng hơn 100 năm trước đây. Hiện những tòa tháp của nhà thờ vẫn đứng sừng sững giữa thị trấn Thrissur.
Quần thể đền Thanjavur, Tamil Nadu: Ngôi đền cao vút 1.000 năm tuổi Brihadeeswarar thờ thần Shiva được xây bằng đá sa thạch ở Thanjavur. Vòm đá trên đỉnh ngọn tháp nặng hơn 80 tấn. Người xưa đưa hòn đá lên đỉnh tháp bằng cách nào hiện vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải đáp.
Patwon Ki Haveli, Jaisalmer, Rajasthan: Khu vực này là chuỗi 5 khu dân cư thuộc về một gia đình thương gia. Khu lâu đời nhất có tuổi đời gần 200 năm.
Bathing Ghats, Varanasi: Varanasi thường được gọi là thành phố cổ có người sinh sống lâu đời nhất thế giới. Hàng năm, hàng nghìn người đến đây hành hương và tắm trên dòng sông Hằng.
Đền Taj Mahal, Agra: Ngôi đền tuyệt đẹp do vua Shah Jahan xây dựng để tưởng nhớ người vợ thứ ba, hoàng hậu Mumtaz Mahal. Đền Taj Mahal giờ là một trong những công trình nổi tiếng nhất Ấn Độ và được mệnh danh là một trong những kỳ quan mới của thế giới.
Theo Zing News
Những bức ảnh khiến bạn muốn đến Ấn Độ ngay lập tức Phong cảnh thiên nhiên kỳ thú, kiến trúc cổ độc đáo và bề dày truyền thống văn hóa từ ngàn xưa, Ấn Độ là điểm đến mơ ước của nhiều du khách khắp thế giới. Trang trại chè Assam xanh ngút ngàn ở vùng đông bắc Ấn Độ. Ngôi đền Meenakshi ở Tamil Nadu, phía nam Ấn Độ rực rỡ sắc màu, vươn...