Ấn Độ phóng thành công tên lửa đẩy lớn nhất từ trước đến nay
Ấn Độ ngày 18/12 đã phóng thành công tên lửa đẩy lớn nhất từ trước tới nay và một tàu không người lái có thể giúp đưa các phi hành gia vào vũ trụ. Tên lửa mới sẽ có khả năng mang những vệ tinh có khối lượng lớn hơn bay vào không gian.
GSLV MK III là tên lửa lớn nhất từ trước đến nay mà Ấn Độ từng phóng thành công.
Vào 9h sáng nay 18/12, Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) cho biết tên lửa đẩy GSLV MK III nặng 630 tấn đã được phóng thành công từ trung tâm vũ trụ Satish Dhawan tại Sriharikota, ngoài khơi vịnh Bengal.
Gần đây, Ấn Độ đã phóng thành công một số vệ tinh vào không gian nhưng lại đang gặp vấn đề với các vệ tinh có khối lượng lớn.
Báo Ấn Độ cho biết, tên lửa mới phóng ngày hôm nay có khả năng chở theo các vệ tinh truyền thông với khối lượng lên tới 4.000 kg, đồng nghĩa nước này sẽ không còn phải dựa vào các bệ phóng nhập ngoại nữa.
Sau vụ phóng, Thủ tướng Narendra Modi viết trên Twitter: “Phóng thành công tên lửa đẩy GSLV MK III là một thành quả nữa đến từ sự xuất sắc và chăm chỉ của đội ngũ các nhà khoa học Ấn. Chúc mừng các nhà nghiên cứu vì những nỗ lực của họ đã được đền đáp”.
Video đang HOT
Chủ tịch Tổ chức ISRO Radhakrishnan đã phát biểu rằng vụ phóng thử này đánh dấu “một ngày vô cùng quan trọng trong lịch sử nghiên cứu không gian của Ấn Độ”.
Ngoài ra, tên lửa được phóng vào sáng 18/12 đã mang theo một tàu không người lái do Ấn Độ tự sản xuất có khả năng đưa 2 đến 3 phi hành gia vào không gian.
Tổ chức ISRO cho biết thử nghiệm này đã thành công khi con tàu hạ xuống an toàn tại vùng vịnh Bengal gần quần đảo Anadaman và Nicobar.
ISRO đang xin kinh phí từ chính phủ để có thể đưa các phi hành gia vào vũ trụ, vụ phóng thử thành công là một bước tiến mới giúp họ đến gần mục tiêu hơn.
Hiện nay, Ấn Độ đang vươn lên thành một nhà cung cấp lớn trên thị trường thiết bị không gian trị giá nhiều tỷ USD và cũng đã nhận được một số đơn hàng.
Trước đó, vào tháng 9, Ấn Độ đã phóng thành công một vệ tinh lên quỹ đạo sao Hỏa và trở thành nước thứ 4 trên thế giới làm được điều này.
Thoa Phạm
Theo Dantri
Mỹ lo sợ Nga đã đưa vũ khí diệt vệ tinh vào vũ trụ
Các nhà phân tích suy đoán rằng nó có thể được thiết kế để sửa chữa hoặc tấn công các vệ tinh khác.
Lực lượng phòng thủ không gian của Mỹ (NORAD) gần đây đang đặc biệt theo dõi một đối tượng trong không gian của Nga mà các nhà phân tích suy đoán rằng nó có thể được thiết kế để sửa chữa hoặc tấn công các vệ tinh khác.
Vật thể này đang trôi nổi trong quỹ đạo thấp. Ban đầu, NORAD đã nhầm tưởng rằng nó là một mảnh rác vũ trụ trôi nổi trong không gian. Tuy nhiên đến tháng 5/2014, chính phủ Nga thông báo với Liên Hợp Quốc về việc đã thực hiện một vụ phóng 4 vệ tinh vào quỹ đạo thay vì 3 như kế hoạch trước đó vào Giáng sinh năm ngoái.
Ảnh minh họa. Nguồn Business Insider.
Điều này đã khiến NORAD dường như tìm thấy được câu trả lời cho nguồn gốc của vật thể bí ẩn đang tiến tới các tài sản khác của Nga trong vũ trụ mà họ theo dõi lâu nay trước khi khả năng thực sự của nó được tiết lộ.
"Nó có thể có một số chức năng, cả dân sự và quân sự", chuyên gia an ninh không gian Patricia Lewis nói với tờ Financial Times.
Theo chuyên gia Lewis, một trong những ứng dụng quân sự của vật thể này có thể là khả năng "tấn công các vệ tinh khác". Trong các cuộc chiến tranh trong tương lai, nó có thể là một lợi thế.
Trong khi đó, năm 2012, Reuters dẫn nguồn tin giấu tên nói rằng tình báo Mỹ đã thừa nhận về những "lỗ hổng ngày càng tăng của vệ tinh cung cấp thông tin liên lạc quân sự, cảnh báo về các vụ phóng tên lửa của đối phương và cung cấp tọa độ chính xác của mục tiêu của Mỹ".
Tiêu diệt các vệ tinh của đối phương là khả năng mà Mỹ và Liên Xô đã từng tìm kiếm và thử nghiệm từ những năm 1980, nhưng chưa ai làm được điều đó cho đến khi thấy Trung Quốc bắt đầu làm được.
Năm 2007, Trung Quốc thử nghiệm phá hủy một trong những vệ tinh của mình, vệ tinh thời tiết đã lão hóa ngay trong không gian bằng thiết bị chống vệ tinh gắn trên một tên lửa đạn đạo. Kết quả của hành động này đã làm tăng số lượng các mảnh vỡ (được gọi là rác vũ trụ) trong không gian. Mặt trái của điều này là làm tăng mối nguy hiểm cho các vệ tinh khác.
Sau đó, Mỹ cũng đã tiến hành phá hủy một vệ tinh gián điệp của mình trong không gian bằng cách bắn tên lửa vào nó. Vào thời điểm đó, Lầu Năm Góc xác định rằng các mảnh vỡ của vụ nổ sẽ cháy thành tro bụi khi nó tái nhập khí quyển Trái Đất.
Tuy nhiên, Nga không có ý định phá hủy vệ tinh theo cách của Trung Quốc và Mỹ. Theo các chuyên gia, họ đã phát triển một thí nghiệm có tuổi thọ dài hơn chứ không phải là tên lửa dùng một lần.
Tờ Business Insider cho rằng nếu thí nghiệm này là một vũ khí, nó có thể mở ra một cuộc chạy đua mới trong không gian.
Theo Giáo Dục
Hoang đường về vũ khí hủy diệt của Nga Căn bệnh hoang tưởng của truyền thông phương Tây lại đang tái phát khi họ đổ riệt đối tượng 2014-28E không rõ nguồn gốc trong không gian là vũ khí hủy diệt vệ tinh của Nga, mặc dù họ chả có chút bằng chứng đích thực nào cả. Mô phỏng cách tiêu diệt vệ tinh của Đối tượng 2014-28E trên báo Washington Post...