Ấn Độ phóng tàu vũ trụ với tham vọng “đặt chân” lên Mặt Trăng
Tàu vũ trụ Chandrayaan-3 của Ấn Độ đã được phóng lên không gian vào chiều 14/7 với sứ mệnh thám hiểm Mặt Trăng, bước tiến tiếp theo nhằm thực hóa tham vọng trở thành “ siêu cường không gian” của nước này.
Hình ảnh tên lửa mang theo tàu vũ trụ Chandrayaan-3 được phóng chiều 14/7. Ảnh: ISRO
India Express đưa tin, tên lửa LVM3 của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) mang theo tàu vũ trụ Chandrayaan-3 đã được phóng từ trung tâm vũ trụ Satish Dhawan ở Sriharikota, bang Andhra Pradesh vào lúc 2h35 chiều 14/7 (giờ địa phương).
“Tên lửa LVM3 đã phóng thành công tàu vũ trụ Chandrayaan-3 lên quỹ đạo”, ISRO tuyên bố trong một bài đăng trên Twitter.
Theo đúng kế hoạch, tàu vũ trụ Chandrayaan-3 dự kiến sẽ hạ cánh xuống bề mặt của Mặt Trăng vào ngày 23/8. Nếu Chandrayaan-3 hạ cánh thành công, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới đưa tàu vũ trụ của mình hạ cánh an toàn trên bề mặt Mặt Trăng, sau Mỹ, Nga, Trung Quốc.
Việc phóng thành công tàu vũ trụ Chandrayaan-3 sẽ khẳng định vị thế của Ấn Độ trong cuộc đua chinh phục không gian. Ảnh: ISRO
“Tàu vũ trụ Chandrayaan-3 đã viết một chương mới trong cuộc phiêu lưu không gian của Ấn Độ. Nó vút cao, nâng tầm ước mơ và hoài bão của mỗi người dân Ấn Độ. Thành tựu quan trọng này là minh chứng cho sự cống hiến không ngừng nghỉ của các nhà khoa học của chúng tôi”, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chia sẻ trên Twitter.
Chandrayaan-3, có nghĩa là “phương tiện Mặt Trăng” trong tiếng Phạn, bao gồm một tàu đổ bộ cao 2m được thiết kế để triển khai một xe tự hành tại vị trí gần cực Nam của Mặt Trăng, với kế hoạch thực hiện hàng loạt thăm dò và thí nghiệm trong 2 tuần.
Với vốn đầu tư khoảng 74 triệu USD, việc phóng thành công tàu vũ trụ Chandrayan-3 được coi là sứ mệnh lớn đầu tiên kể từ khi Ấn Độ thúc đẩy đầu tư hoạt động chinh phục không gian, đồng thời giúp nâng cao vị thế của Ấn Độ trong cuộc đua này.
Video đang HOT
Trước đó, tàu vũ trụ Chandrayaan-2 của ISRO đã được phóng thành công lên quỹ đạo Trái Đất năm 2020, nhưng sau đó tàu đổ bộ và tàu tự hành của nó đã bị phá hủy trong một vụ tai nạn gần nơi mà Chandrayaan-3 dự kiến sẽ đáp xuống
Ảnh: Nắng nóng kỷ lục, người dân Ấn Độ đối phó ra sao?
Nhiệt độ khắp Ấn Độ bắt đầu tăng lên do nắng nóng gay gắt. Hàng triệu người dân nước này có nguy cơ kiệt sức vì mất nước và say nắng.
Aljazeera hôm 18/5 đưa tin, Ấn Độ đã bước vào mùa hè năm 2023 với nắng nóng được dự báo ở mức kỷ lục.
Cục Khí tượng Ấn Độ (IMD) dự báo, từ tháng 4 đến tháng 6, người dân nước này sẽ phải chịu đựng nhiều đợt nắng nóng vượt ngưỡng trung bình. Ở một số khu vực, mức nhiệt có ngày vượt quá 45 độ C.
Ấn Độ là quốc gia có số người lao động chịu ảnh hưởng bởi nắng nóng nhiều nhất thế giới. Phần lớn trong số 1,1 tỷ người trong độ tuổi lao động ở Ấn Độ phải làm các công việc ngoài trời mà không có đầy đủ phương tiện che nắng.
"Thật khó để làm việc trong cái nóng bức bối này. Chúng tôi luôn có nguy cơ mất mạng vì nó. Chúng tôi buộc phải giảm giờ làm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế", Mohammed Tabraiz, nhân viên xử lý rác ở New Delhi (thủ đô Ấn Độ), nói với Aljazeera.
Năm 2022, nắng nóng đã khiến 30 người thiệt mạng ở Ấn Độ, theo số liệu từ IMD.
Hồi tháng 4 năm nay, 13 người Ấn Độ đã chết do say nắng khi họ tham gia một sự kiện ngoài trời ở bang Maharashtra.
Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên hợp quốc, Ấn Độ là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu, đặc biệt là các đợt nắng nóng gay gắt và kéo dài.
Trong thời tiết nắng nóng cực đoan, người dân Ấn Độ buộc phải tìm cách thích nghi và bảo vệ sức khỏe:
1. Bà Prema Devi, 70 tuổi, là người buôn bán trái cây nhiều năm ở thành phố New Delhi. Bà phải thường xuyên vẩy nước vào hoa quả để giữ cho chúng còn tươi trong cái nắng như thiêu như đốt.
"Thật khó để giữ chúng khỏi héo. Tôi phải giảm số hoa quả bày bán. Tôi cũng phải giảm giờ bán vì không chịu nổi nắng nóng", bà Prema nói. (ảnh: Aljazeera)
2. Một đám trẻ ngồi trước chiếc quạt điện duy nhất của 15 gia đình sống dưới gầm cầu vượt ở thành phố New Delhi (ảnh: Aljazeera)
3. Manoj Kumar, một người bán nồi đất sét, đang gắn vòi vào nồi. Ở Ấn Độ, nhiều người không có tiền mua tủ lạnh đã chọn trữ nước trong nồi đất. Nồi đất giữ nước mát lâu hơn.
"Vào mùa hè, tôi làm 2.000 - 3.000 nồi đất để bán", anh Manoj nói. (ảnh: Aljazeera)
3. Dưa hấu được bảo quản trong kho mát trước khi bán. Ở Ấn Độ, dưa hấu là loại quả rất được ưa chuộng vào mùa hè (ảnh: Aljazeera)
4. Deva Kumari - nông dân ở vùng Uttar Pradesh - đang chăm sóc cánh đồng lạc của mình. Sau nhiều vụ trồng lúa thất bát do nắng hạn, cô chuyển sang trồng lạc - loại cây tốn ít nước tưới hơn (ảnh: Aljazeera)
5. Người đàn ông dội nước vào đầu để giải tỏa cái nóng (ảnh: Aljazeera)
8. Arthi, 17 tuổi, phải dùng quạt tay để giải nhiệt. Gia đình cô sống ở New Delhi nhưng quá nghèo nên không có tiền mua quạt điện (ảnh: Aljazeera)
9. Một tiểu thương đang mời chào món sharbat ở New Delhi. Sharbat (nước ép trái cây kết hợp với đường, đá) là thức uống giải nhiệt truyền thống ở Ấn Độ (ảnh: Aljazeera)
10. Ở Ấn Độ, có dịch vụ cho thuê điều hòa, quạt hơi nước và tủ lạnh cho các gia đình nghèo (ảnh: Aljazeera)
11. Người đàn ông bán đá lạnh trong một khu chợ ở Old Delhi. Anh phải bán thật nhanh trước khi khối đá lạnh tan chảy hết (ảnh: Aljazeera)
Liên hợp quốc dự báo dân số thế giới sẽ lên 8 tỷ người vào giữa tháng 11 Liên hợp quốc (LHQ) ước tính dân số thế giới sẽ lên 8 tỷ người vào giữa tháng 11 và con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong những thập kỷ tới dù ở tốc độ chậm hơn và không đồng đều giữa các khu vực. Người dân Ấn Độ trên đường phố ở Kolkata, tháng 7/2011. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN LHQ...