Ấn Độ phát triển thiết bị khử trùng không dùng hóa chất
Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết thiết bị khử trùng hình tháp này do Trung tâm Công nghệ và Khoa học Laser ( LASTEC), phòng thí nghiệm của DRDO, phát triển.
Thiết bị khử trùng được Ấn Độ phát triển.
Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ đã phát triển một thiết bị khử trùng bằng tia cực tím (UV) có khả năng khử trùng nhanh ở những khu vực có nguy cơ cao lây lan dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 mà không cần sử dụng hóa chất.
Trong thông báo ngày 4/5, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết thiết bị khử trùng hình tháp này do Trung tâm Công nghệ và Khoa học Laser (LASTEC), phòng thí nghiệm của DRDO, phát triển.
Video đang HOT
Thiết bị này có thể được sử dụng để khử khuẩn các bề mặt của thiết bị điện, máy vi tính và thiết bị điện tử trong phòng thí nghiệm, văn phòng, những nơi không phù hợp để phun hóa chất khử trùng.
Ngoài ra, tháp khử trùng cũng rất hiệu quả ở những khu vực đông người như sân bay, trung tâm thương mại, ga tàu điện ngầm, khách sạn, nhà máy, văn phòng…
Một điểm nổi bật là tháp khử trùng này có thể điều khiển từ xa bằng máy tính xách tay hoặc điện thoại di động thông qua một đường dẫn có kết nối wifi.
Thời gian khử trùng một phòng có diện tích khoảng 14m2 là 10 phút, trong khi với phòng có diện tích gần 40m2 mất khoảng 30 phút./.
Giữa mùa dịch COVID-19, dân Mỹ đổ xô đi mua thiết bị khử trùng điện thoại này nhờ khả năng diệt 99% vi khuẩn và virus có hại
Theo tuyên bố từ phía nhà sản xuất, PhoneSoap có khả năng tiêu diệt 99,9% vi khuẩn và virus có hại bằng tia UV
Điện thoại di động của bạn bẩn, rất bẩn. Nó có thể chứa nhiều vi khuẩn gấp 10 lần so với bề mặt bệ xí. Và giống với bất kỳ bề mặt nào khác, điện thoại di động cũng có thể là một nơi tiềm năng cho virus SARS-COV-2 bám vào. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, virus corona chủng mới có thể tồn tại trên các bề mặt bằng kính, chẳng hạn như màn hình điện thoại tới 96 tiếng đồng hồ, tương đương 4 ngày ở nhiệt độ phòng.
Do vậy, nhiều người dùng công nghệ đã cầu viện tới các sản phẩm có khả năng khử trùng điện thoại, đơn cử như PhoneSoap - một thiết bị đang bán rất chạy tại Mỹ trong thời gian gần đây. Mặc dù đã ra mắt được một thời gian, doanh số PhoneSoap đã tăng vọt lên gấp 20 lần so với cùng kỳ năm ngoái và luôn 'cháy hàng', trong bối cảnh dịch COVID-19 đang lây lan nhanh tại Mỹ.
Sử dụng tia UV để diệt 99,9% vi khuẩn, virus có hại
PhoneSoap có kiểu dáng khá đơn giản. Thiết bị có phần hộp đựng để người dùng đặt điện thoại vào bên trong. Để diệt khuẩn, PhoneSoap trang bị một bóng đèn có khả năng phát ra tia cực tím (UVC). Khi bóng đèn được làm nóng, nó tạo ra các tia cực tím (tia UV) có bức xạ sóng ngắn có khả năng làm sạch mọi ngóc ngách của điện thoại.
Theo tuyên bố từ phía nhà sản xuất, PhoneSoap có khả năng tiêu diệt 99,9% vi khuẩn và virus có hại. Ở bước sóng nhất định, tia UV phá vỡ liên kết trong phân tử DNA vi sinh vật, tạo ra dimer thymine có thể làm chết hoặc vô hiệu hóa các sinh vật. Do acid nucleic và ADN của vi khuẩn và virus bị tia UV phá hủy, các vi sinh vật có ít sự bảo vệ khỏi tia cực tím và không thể tồn tại kéo dài tiếp xúc với nó.
Tuy nhiên, việc thiết bị này có thực sự hoạt động hiệu quả với virus SARS-COV-2 hay không chưa được bất kì cơ quan chức năng nào của Mỹ kiểm tra và xác nhận. Một số chuyên gia y tế cũng khẳng định, PhoneSoap khó có thể tiêu diệt được virus SARS-COV-2 trong thời gian ngắn khi cường độ tia UV của thiết bị này tạo ra vẫn 'chưa đủ đô'. Nếu muốn đạt được hiệu quả cao nhất, người dùng phải dùng PhoneSoap để khử khuẩn điện thoại trong ít nhất 2 tiếng
"Tôi nghĩ người tiêu dùng không nên quá trông chờ vào việc các thiết bị phát tia UV hiện có trên thị trường có thể tiêu diệt được virus corona trên điện thoại của họ ", Lieberman, chuyên gia y tế tại đại học Harvard cho biết.
Về phía PhoneSoap, đại diện hãng này cũng thừa nhận chưa có cơ hội để thử nghiệm hiệu quả của thiết bị đối với chủng virus SARS-COV-2. Tuy nhiên, hãng khẳng định, PhoneSoap có khả năng tiêu diệt được virus H1N1 trong quá trình thử nghiệm. Do vậy, thiết bị này có thể sẽ có hiệu quả nhất định với SARS-COV-2.
Được biết, người dùng có thể sử dụng PhoneSoap mọi lúc mọi nơi khi thiết bị trang bị một viên pin có dung lượng 6500mAh, vốn mất khoảng 4,5 tiếng để sạc đầy. Sau mỗi lần sạc, thiết bị có thể khử khuẩn khoảng 45 lần. Ngoài điện thoại, thiết bị có thể vệ sinh khử trùng nhiều vật dụng cá nhân có kích thước nhỏ như tai nghe, các loại remote điều khiển từ xa, trang sức, chìa khóa xe...
Dự kiến, công ty sản xuất PhoneSoap sẽ tung ra một dòng sản phẩm mới có tên gọi HomeSoap, vốn phù hợp để diệt khuẩn các đồ vật có kích thước lớn hơn.
Ấn Độ cung cấp WiFi miễn phí trên tàu điện ngầm Mới đây, chính quyền thành phố Dehli đã lắp đặt thành công mạng không dây WiFi miễn phí cho Delhi Metro - hệ thống tàu điện ngầm lớn đầu tiên ở Ấn Độ. Tập đoàn đường sắt đô thị Delhi (DMRC) hôm thứ Năm đã ra mắt các cơ sở phát WiFi tốc độ cao miễn phí trên một trong những khu vực...