Ấn Độ nói không với Google Street View
Ấn Độ đã từ chối kế hoạch thu thập hình ảnh cho dịch vụ Street View mà Google đề nghị sau khi chính quyền nước này cho rằng nó sẽ tác động đến vấn đề an ninh.
Dịch vụ Street View của Google đang khiến nhiều quốc gia lo ngại về quyền riêng tư.
Theo Press Trust of India, Google đã gửi hồ sơ lên Bộ Nội vụ Ấn Độ để xin phép dịch vụ Street View có thể hoạt động tại đây. Tuy nhiên, yêu cầu đã bị bác bỏ do các cơ quan an ninh lo ngại, những hình ảnh nếu bị ghi lại và công khai sẽ là “công cụ do thám miễn phí” của bọn khủng bố.
“Việc các dịch vụ thu thập hình ảnh như Street View hoạt động có thể sẽ khiến đất nước lộ ra nhiều thông tin nhạy cảm, đặc biệt là các công trình quốc phòng. Nước này vẫn chưa quên vụ khủng bố năm 2008 tại Mumbai, tên khủng bố David Headley (quốc tịch Mỹ và Pakistan) đã do thám các mục tiêu tấn công bằng hình ảnh trước khi gây ra thảm họa”, một quan chức cao cấp của chính phủ Ấn Độ cho biết.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Google cho biết họ chưa nhận được văn bản chính thức nào cấm dịch vụ của họ từ giới chức Ấn Độ.
Ra đời năm 2007, Google Street View với nhiệm vụ ghi lại nhiều hình ảnh 360 độ độ nét cao, cho phép người dùng khắp nơi trên thế giới có thể khám phá đường phố, điểm đến du lịch, sông núi… ngay trên máy tính. Dịch vụ đã thành công ở rất nhiều nơi, nhưng cũng khiến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ nơi nó đi qua lo ngại về quyền riêng tư.
Năm 2011, cảnh sát thành phố Bangalore (Nam Ấn Độ) đã ngăn chặn Street View sau khi chiếc xe gắn camera hoạt động chụp thử nghiệm nơi đây. Trong năm 2010, gần 250.000 người Đức yêu cầu Google làm mờ hình ảnh của ngôi nhà của họ. Chính phủ Séc cũng từng ra lệnh cấm Street View không được chụp bất kỳ hình ảnh nào ở quốc gia này.
Bảo Lâm
Theo VNE
Cảnh sát Bỉ khuyên công dân không dùng Facebook Reactions
Để bảo vệ quyền riêng tư, cảnh sát Bỉ khuyến cáo công dân của họ không nên sử dụng tính năng Reactions của Facebook.
Hồi tháng 2, mạng xã hội lớn nhất hành tinh phát hành 5 biểu tượng cảm xúc mới, giúp người dùng có nhiều lựa chọn hơn để phản hồi trên mỗi bài, bên cạnh nút Like.
Tuy nhiên, cảnh sát Bỉ cho rằng Facebook sử dụng chúng như một cách thu thập thông tin từ người dùng nhằm đưa ra những đoạn quảng cáo chính xác hơn. Do đó, họ khuyến cáo người dùng nên tránh sử dụng Reactions nhằm bảo vệ quyền riêng tư.
"Những biểu tượng mới không chỉ giúp bạn bày tỏ cảm xúc, nó còn giúp Facebook xác định mức độ hiệu quả hiển thị trên trang cá nhân của ban", cảnh sát Bỉ chia sẻ trên website chính thức. Facebook có thể sử dụng công cụ này để phát hiện khi nào người dùng ở trạng thái vui vẻ hay không, từ đó xác định thời điểm tốt nhất để hiển thị quảng cáo, cảnh sát Bỉ khẳng định.
"Bằng cách giới hạn con số 6 biểu tượng, Facebook có thể đoán được suy nghĩ của bạn dễ hơn, từ đó thuật toán của nó sẽ hoạt động hiệu quả hơn".
Trong thông báo chính thức của mình, Facebook cho biết Reactions mang đến nhiều lựa chọn hơn để bày tỏ cảm xúc của người dùng. Ngoài ra, nó cũng là dữ liệu quý giá cho Facebook để biết xem người dùng cảm thấy ra sao trước mỗi ván đề, từ đó cổ vụ họ tương tác nhiều hơn.
Đức Nam
Theo Zing
Google muốn cấy thẳng camera vào mắt người Đây không phải dạng kính áp tròng thông minh, mà là một máy tính được đặt vào tròng mắt. Hai năm trước, Google từng nghĩ đến những công nghệ khiến con người bất tử. Họ vừa tiếp tục chuỗi ý tưởng mang vẻ điên rồ khi đăng ký bản quyền máy tính cài đặt vào mắt người. Thực tế, bằng sáng chế này...