Ấn Độ nêu bật tầm quan trọng của ASEAN
Phát biểu tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Ấn Độ ở Bangkok, Thái Lan vừa qua, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar khẳng định ASEAN là khu vực có tầm quan trọng lớn đối với nước này.
Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar. (Nguồn: ANI)
Ngày 2/8, trang web Bộ Ngoại giao Ấn Độ dẫn lời ông Jaishankar nêu rõ, ASEAN không chỉ là cửa ngõ ra vào Ấn Độ Dương mà còn là một trong những khu vực năng động nhất về kinh tế và chính trị. Ấn Độ mong muốn chứng kiến một ASEAN vững mạnh, đoàn kết và thịnh vượng đóng vai trò trung tâm trong động lực mới nổi của Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, bởi ASEAN cũng đóng góp cho sự thịnh vượng của Ấn Độ.
Video đang HOT
Đề cập đến phát biểu của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Đối thoại Shangri La hồi tháng Sáu năm ngoái về một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, rộng mở, bao trùm và dựa trên luật lệ, trong đó Ấn Độ là một phần quan trọng, ông Jaishankar hoan nghênh quyết định của ASEAN công bố tầm nhìn của khối này về khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Ngoại trưởng Ấn Độ khẳng định có những điểm chung quan trọng giữa tầm nhìn của Ấn Độ và ASEAN về khu vực này, đặc biệt từ khía cạnh những nguyên tắc và cách tiếp cận. Điều này mang đến cho Ấn Độ một lộ trình để thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược ASEAN – Ấn Độ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác hàng hải, kết nối và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.
Ông Jaishankar khẳng định can dự với ASEAN đã và vẫn sẽ là thành tố trọng yếu trong chính sách và chiến lược Hành động Hướng Đông của Ấn Độ. Chính sách này hiện cũng bao hàm cả việc thúc đẩy Triển vọng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của New Delhi.
Theo TG&VN
10 nước chi tiêu khủng nhất cho quốc phòng trong năm 2018
Mỹ, Trung Quốc, Nga và Ấn Độ nằm trong top 5 nước chi tiêu nhiều nhất cho quân sự-quốc phòng trong năm 2018, theo viện nghiên cứu uy tín IISS.
Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở ở Anh trong ấn phẩm "The Military Balance 2019" đã thống kê chi tiêu quốc phòng của 15 nước hàng đầu thế giới trong năm 2018.
10 nước đầu tiên trong danh sách này là 1- Mỹ ( với mức chi khủng 643,3 tỷ USD), 2- Trung Quốc (168,2 tỷ USD), 3- Saudi Arabia (82,9 tỷ USD), 4- Nga (63,1 tỷ USD), 5- Ấn Độ (57,9 tỷ USD), 6- Anh (56,1 tỷ USD), 7- Pháp (53,4 tỷ USD),8- Nhật Bản (47,3 tỷ USD), 9- Đức (45,7 tỷ USD), và Hàn Quốc (39,2 tỷ USD).
Theo IISS, tổng chi tiêu quốc phòng của các nước NATO khu vực châu Âu là 264 tỷ USD, tức là trên Trung Quốc nhưng vẫn dưới Mỹ.
Đồ họa và dữ liệu của IISS về top 15 nước rót nhiều tiền nhất cho quân sự-quốc phòng trong năm 2018. (Nhấp chuột vào ảnh để xem ở chế độ lớn hơn).
Như vậy theo bảng xếp hạng của IISS (viện này cũng là cơ quan tổ chức Đối thoại Shangri-La nổi tiếng), Mỹ và Trung Quốc vừa là 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới vừa là 2 quốc gia đứng ở top 2 thế giới hiện nay về ngân sách quốc phòng. Riêng Mỹ vẫn bỏ xa các nước khác trong danh sách top 15.
Saudi Arabia - một nước giàu có nhờ nguồn dầu lửa phong phú và là cường quốc hàng đầu của Trung Đông, đứng ở vị trí thứ 3. Nga tuy gặp khó khăn về kinh tế, chịu nhiều lệnh trừng phạt o ép từ phương Tây nhưng vẫn đầu tư rất nhiều cho quốc phòng, ở mức thứ 4 thế giới. Ấn Độ - nước đông dân thứ 2 thế giới, chiếm lĩnh vị trí thứ 5.
Đáng lưu ý có Israel là một nước nhỏ về diện tích và dân số nhưng xếp ở bậc 14 với ngân sách quốc phòng là 21,6 tỷ USD. Iraq bị chiến tranh tàn phá nặng nề trong các năm qua nhưng vẫn lọt vào danh sách 15 nước hàng đầu về chi tiêu quân sự này (Iraq nằm cuối bảng, với mức chi tiêu là 19,6 tỷ USD)./.
Theo Trung Hiếu/VOV.VN
Lầu Năm góc thừa nhận đầu tư mạnh vào châu Á để chống Trung Quốc Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan đã cáo buộc Trung Quốc phá hoại chủ quyền của các quốc gia khác, cảnh báo rằng chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang đầu tư "đáng kể" vào các chương trình cần thiết để đảm bảo sự ổn định ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Quyền Bộ trưởng Quốc phòng...