Ấn Độ kêu gọi Israel tuân thủ luật nhân đạo quốc tế ở Gaza
Ngày 18/2, phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich 2024 (Đức), Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar kêu gọi Israel tuân thủ luật nhân đạo quốc tế tại Dải Gaza.
Người dân Palestine chờ nhận lương thực viện trợ nhân đạo tại thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza, giáp giới với Ai Cập ngày 9/2/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Ngoại trưởng Subrahmanyam Jaishankar nhấn mạnh Israel cần phải đảm bảo an toàn cho dân thường và thiết lập hành lang nhân đạo bền vững để cung cấp cứu trợ cho người dân Gaza. Ngoại trưởng Ấn Độ cũng nhắc lại lời kêu gọi Phong trào Hồi giáo Hamas ở Gaza trả tự do cho các con tin Israel bị giam giữ tại vùng lãnh thổ này.
Phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh Chính phủ Israel đã tỏ rõ quyết tâm tiến hành chiến dịch tấn công lớn trên bộ vào thành phố Rafah ở phía Nam Dải Gaza. Theo Cơ quan y tế Dải Gaza, chiến sự kéo dài từ tháng 10/2023 đến nay đã khiến ít nhất 28.985 người tại đây thiệt mạng.
Cũng phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich cùng ngày, Thủ tướng Chính quyền Palestine (PA) Mohammad Shtayyeh kêu gọi Israel cho phép người sơ tán Palestine ở khu vực phía Nam Gaza trở về nhà ở Bắc Gaza. Ông Shtayyeh cũng cho biết Palestine đang nỗ lực hợp tác với Ai Cập để ngăn làn sóng người Palestine sơ tán sang quốc gia Bắc Phi này để lánh nạn.
Thủ tướng Palestine đồng thời kêu gọi Na Uy, với tư cách Chủ tịch Ủy ban Liên lạc Ad Hoc (AHLC) – nhóm tài trợ quốc tế cho Palestine, dẫn đầu nỗ lực của châu Âu thúc đẩy công nhận Nhà nước Palestine.
Cùng ngày 18/2, ông Nabil Abu Rudeineh, người phát ngôn Văn phòng Tổng thống Chính quyền Palestine đã ra tuyên bố nhấn mạnh rằng một Nhà nước Palestine, với Đông Jerusalem là thủ đô, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình giải quyết cuộc xung đột Hamas – Israel và đảm bảo sự ổn định trong khu vực.
Video đang HOT
Trước đó, Chính phủ Israel tuyên bố “bác bỏ mọi sự công nhận đơn phương” của các quốc gia khác đối với Nhà nước Palestine.
Ông Abu Rudeineh cảnh báo về những thách thức “nguy hiểm” trước mắt, nêu rõ Palestine kiên quyết phản đối quan điểm của Israel.
Làn sóng bạo lực ở Gaza lan sang Bờ Tây, 75 người Palestine thiệt mạng
Sau khi phong trào Hamas ở Dải Gaza tấn công các thị trấn của Israel ngày 7/10, số vụ bạo lực cũng gia tăng mạnh ở Bờ Tây.
Những người định cư có vũ trang đã tấn công một tòa nhà chung cư vào ngày 11/10, khiến 4 người thiệt mạng. Ảnh: CNN
Ibrahim Wadi 62 tuổi và con trai Ahmad 24 tuổi đang trên đường đến dự đám tang của 4 người Palestine bị người định cư Israel bắn chết ở Bờ Tây thì xe của họ bị tấn công. Hai người đã được chuyển đến bệnh viện và chết vì vết thương ngay sau đó.
Ngày 19/10, 9 người Palestine đã bị chết trong một số vụ đụng độ tại vùng Bờ Tây, nâng tổng số nạn nhân tại đây lên tới 75 người kể từ khi nổ ra xung đột giữa Hamas và Israel ngày 7/10. Đáng chú ý, trong vụ tấn công vào trại tị nạn Nur Shams ở phía Bắc Bờ Tây, đã có 7 người Palestine bị thiệt mạng, trong đó có một thiếu niên mới 16 tuổi. Hai người khác tử vong trên đường tới bệnh viện.
Theo kênh CNN, người dân Palestine ở Bờ Tây cho biết họ lo sợ làn sóng bạo lực từ quân đội và lực lượng an ninh Israel. Họ cũng lo sợ các cuộc tấn công trả thù của 700.000 người định cư Israel sống trong khu vực. Các vụ chết người mới nhất xảy ra trong bối cảnh một năm qua, Bờ Tây chứng kiến làm sóng gia tăng người định cư Israel tấn công người Palestine.
Ngay cả trước cuộc chiến với Hamas, Bờ Tây đã sôi sục. Sau làn sóng người Palestine tấn công người Israel vào năm ngoái, Israel đã tiến hành các cuộc xâm nhập và đột kích thường xuyên vào Bờ Tây. Kết quả là bạo lực đã khiến cả người Palestine và người Israel thiệt mạng ở mức kỷ lục, con số chưa từng thấy trong ít nhất một thập kỷ.
Vài ngày sau vụ hai cha con nói trên thiệt mạng tại Qusra - nơi có khoảng 7.000 người sinh sống, người dân vẫn lo sợ.
Những người định cư Israel có vũ trang đã tấn công một tòa nhà vào ngày 11/10, khiến người dân sống ở đây phải kêu cứu. Khi một số người hàng xóm đến hiện trường, những người định cư đã nổ súng và 4 người bị bắn chết.
Kể từ khi Israel giành quyền kiểm soát và chiếm đóng Bờ Tây vào năm 1967 từ Jordan sau cuộc chiến kéo dài sáu ngày, vùng lãnh thổ này đã có thường dân Israel định cư, thường được quân đội bảo vệ.
Hầu hết thế giới coi các khu định cư này là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế, nhưng bất chấp điều này, các chính phủ liên tiếp ở Israel vẫn cam kết hỗ trợ các khu định cư. Israel coi Bờ Tây là lãnh thổ tranh chấp và cho rằng chính sách định cư của nước này là hợp pháp.
Năm nay, sau khi Israel có chính phủ cực hữu, bạo lực giữa những người định cư Israel và người Palestine ở Bờ Tây bùng phát.
Tính đến giữa tháng 9 năm nay, Liên hợp quốc đã báo cáo có 798 vụ việc liên quan đến người định cư Israel trên lãnh thổ Bờ Tây, khiến 216 người Palestine bị thương. Trong cùng thời gian đó, lực lượng Israel đã giết chết 179 người Palestine ở Bờ Tây.
Quân đội Israel cho biết hầu hết là nghi phạm khủng bố hoặc những người có hành vi bạo lực với binh lính trong các cuộc đột kích, nhưng không đưa ra bằng chứng cho các trường hợp.
Người định cư Israel từ lâu đã bị cáo buộc có hành vi bạo lực với người Palestine. Ngoài giết người, họ còn đánh đập, gây thiệt hại tài sản và quấy rối.
Theo dân ở Bờ Tây, mục đích của người định cư Israel là đuổi người Palestine ra khỏi nhà và cuối cùng là ra khỏi Bờ Tây.
Người dân Palestine xếp hàng chờ lấy nước tại thành phố Khan Younis, miền Nam Dải Gaza, ngày 18/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Năm nay, do bị quốc tế chỉ trích, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã chỉ thị cho người định cư Do Thái không được chiếm đất ở Bờ Tây mà không có sự cho phép của chính phủ Israel. Nhưng trên thực tế, Israel đã phê duyệt số lượng kỷ lục căn nhà ở các khu định cư tại Bờ Tây.
Sau cuộc tấn công của Hamas ngày 7/10, người Palestine đang phải chịu những lệnh cấm chặt chẽ trong việc đi lại trong Bờ Tây và giữa Bờ Tây với Israel. Trong khi đó, lực lượng quân sự Israel đóng cửa hoàn toàn các trạm kiểm soát và rào chắn.
Người Palestine sống ở Bờ Tây cho biết tình trạng đóng cửa đã ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày, ngăn họ đi làm, đi học, điều trị y tế và làm các hoạt động thiết yếu khác.
Trong cuộc gọi với Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 14/10, Tổng thống Chính quyền Palestine Mahmoud Abbas đã yêu cầu chấm dứt các cuộc tấn công của người định cư nhằm vào người dân ở các thành phố, làng mạc và trại tị nạn của người Palestine ở Bờ Tây, nhấn mạnh cần thiết phải ngăn chặn giết hại thường dân ở cả hai bên.
Ý tưởng phi quân sự hóa Palestine liệu có khả thi? Ý tưởng phi quân sự hóa từng có tiền lệ thành công về các quốc gia không vũ trang nhưng chưa có tiền lệ nào áp dụng được ở Trung Đông. Người dân sơ tán khỏi thành phố Rafah, Dải Gaza ngày 13/2/2024. Ảnh: THX/TTXVN Theo tờ Foreign Policy ngày 15/2, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu từ lâu đã phản đối giải pháp...