Ấn Độ đáp trả Pakistan bằng một vụ thử tên lửa hạt nhân
Ngày 16-4, Ấn Độ đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo Agni III có khả năng mang đầu đạn hạt nhân do nước này tự chế tạo từ một căn cứ quân sự ở ngoài khơi bờ biển bang miền đông Odisha.
Vụ phóng thử hôm nay của Ấn Độ diễn ra đúng một ngày sau khi đối thủ láng giềng Pakistan phóng thành công tên lửa đạn đạo tầm trung có thể mang đầu đạn hạt nhân Ghauri-I (Hatf-5) từ một địa điểm bí mật.
“Tên lửa đạn đạo đất đối đất này, có tầm bắn hơn 3.000km, đã được phóng từ Đảo Wheeler ở ngoài khơi bờ biển Odisha. Vụ phóng thử đã thành công”, các nguồn tin quân sự nước này cho biết.
Tên lửa đạn đạo Agni-III của Ấn Độ
Tên lửa được các nhân viên thuộc Bộ Tư lệnh các lực lượng chiến lược (SFC) tiến hành từ một bệ phóng di động trong khuôn khổ của một cuộc diễn tập huấn luyện thường xuyên của người sử dụng.
Video đang HOT
Agni-III là tên lửa đạn đạo tầm trung 2 giai đoạn, sử dụng nhiên liệu đẩy rắn. Tên lửa dài 20m, có trọng lượng phóng 17 tấn và có thể mang được một đầu đạn nặng tới 1,5 tấn. Tên lửa đã được biên chế cho các lực lượng vũ trang Ấn Độ.
Ngoài ra, Ấn Độ đã biên chế hoạt động các tên lửa Agni-I tầm bắn 700km, Agni-II tầm bắn 2.000km, Agni-IV có tầm bắn hơn 3.500km và tên lửa Agni-V mới nhất dự kiến sẽ được biên chế hoạt động vào năm 2016, sau một vài vụ thử nữa.
Trong khi đó, nước này con đang nghiên cứu và phat triên loại tên lưa đan đao tâm xa Agni-VI vơi tâm băn lên đên 10.000km, va co thê mang nhiêu đâu đan hat nhân dân hương đôc lâp.
Trong những năm gần đây, Ấn Độ và Pakistan thường xuyên phóng thử tên lửa đạn đạo chiến lược theo kiểu ăn miếng, trả miếng. Cứ nước này khơi mào tiến hành một vụ phóng thử, thì ngay lập tức trong thời gian ngắn sau nước kia cũng tiến hành phóng thử một tên lửa tương tự, khiến mối quan hệ giữa hai nước càng trở nên căng thẳng hơn.
Theo_An ninh thủ đô
Tên lửa hạt nhân Triều Tiên khó bắn trúng đích
Theo chuyên gia Mỹ, cho dù có lắp được đầu đạn hạt nhân vào tên lửa KN-08 thì Triều Tiên vẫn khó lòng điều khiển nó bắn trúng mục tiêu.
Theo chuyên gia Mỹ, cho dù có lắp được đầu đạn hạt nhân vào tên lửa KN-08 thì Triều Tiên vẫn khó lòng điều khiển nó bắn trúng mục tiêu.
Người đứng đầu Bộ Chỉ huy Phòng không Bắc Mỹ (NORAD), Đô đốc Bill Gortney, cho biết Triều Tiên có khả năng thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để lắp vào tên lửa liên lục địa.
Tên lửa liên lục địa KN-08 của Triều Tiên trong lễ duyệt binh ở Thủ đô Bình Nhưỡng.
Tuyên bố do Đô đốc Gortney đưa ra trong cuộc họp báo ở Lầu Năm Góc ngày 7/4 càng củng cố cho suy đoán rằng Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục phát triển công nghệ thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để lắp vào tên lửa liên lục địa KN-08 phóng trên bệ di động.
Đô đốc Gortney phát biểu: "Chúng tôi cho rằng, họ (tức Triều Tiên) có khả năng thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để lắp vào tên lửa KN-08. Chúng tôi vẫn chưa thấy họ phóng thử tên lửa KN-08 và vẫn chờ đợi điều đó".
Kể từ năm 2008, Bình Nhưỡng đã tiến hành ba vụ thử hạt nhân. Tuy nhiên, ở cả ba lần đó, họ đều không thử loại vũ khí hạt nhân để lắp vào tên lửa KN-08. Theo Đô đốc Gortney, ngay cả khi Triều Tiên không tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân lắp vào tên lửa KN-08 thì các bên vẫn nên "thận trọng" lập ra các kế hoạch ứng phó với mối đe dọa tiềm tàng này.
Cũng trong họp báo hôm 7/4, Đô đốc Mỹ khẳng định nếu Triều Tiên phóng tên lửa có khả năng bắn tới lãnh thổ nước Mỹ thì "tôi tự tin rằng, chúng ta có thể hạ được nó".
Dường như tuyên bố trên của vị quan chức Hải quân Mỹ mâu thuẫn với phát biểu do chính ông đưa ra trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ hồi tháng trước. Lúc đó, Đô đốc Gortney thừa nhận, sự cơ động của tên lửa KN-08 sẽ khiến cho Mỹ "gặp khó khăn trong việc cảnh báo hay đưa ra các phương án chống trả".
Chuyên gia Jeffrey Lewis của Trung tâm James Martin nói với Defense News rằng ngay cả khi có khả năng thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để lắp vào tên lửa KN-08, thì Triều Tiên vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc điều khiển tên lửa đó bắn trúng mục tiêu.
Thanh Nga (theo Sputnik)
Theo_Kiến Thức
Ả-Rập Xê-Út thừa nhận mua tên lửa đạn đạo DF-21 của Trung Quốc Ả-Rập Xê-Út đã mua tên lửa đạn đạo DF-21 từ Trung Quốc để bảo vệ khu vực Mecca và Medina, ông Anwar Eshqi, cựu tướng lĩnh cao cấp và cố vấn của Hội đồng Liên quân Ả-Rập Xê-Út. "Quân đội Ả-Rập Xê-Út đã nhận được các tên lửa DF-21 từ Trung Quốc, cũng như những thiết bị kèm theo, bao gồm các bộ...