Ấn Độ đã sai khi thu giữ tài sản của Xiaomi?
Một nhóm vận động hành lang công nghệ mới đây cho rằng nhà chức trách Ấn Độ đã “hiểu nhầm” về cách thức hoạt động của phí cấp bằng sáng chế, sau khi quan chức địa phương thu giữ tài sản của Xiaomi Corp.
Theo Bloomberg, trong thư gửi đến các bộ của Ấn Độ, Hiệp hội Điện tử và Di động Ấn Độ (ICEA), bao gồm Apple và các hãng công nghệ khổng lồ khác hoạt động ở nước này, đã thúc giục chính phủ liên bang can thiệp làm rõ cách thức hoạt động của phí cấp bằng sáng chế. Đồng thời, nhóm vận động hành lang cho rằng các cơ quan thực thi của Ấn Độ “thiếu hiểu biết” về các khoản thanh toán tiền bản quyền trong ngành công nghệ.
Tháng trước, Tổng cục thực thi của Ấn Độ (ED) cáo buộc Xiaomi vi phạm luật ngoại hối khi chuyển tiền ra khỏi Ấn Độ cho ba pháp nhân nước ngoài, khai man số tiền đó là để thanh toán phí bằng sáng chế. ED đã quyết định tịch thu 55,51 tỉ rupee (khoảng 726 triệu USD) từ một đơn vị địa phương của nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc.
Tổng cục thực thi của Ấn Độ (ED) cáo buộc Xiaomi vi phạm luật ngoại hối khi chuyển tiền ra khỏi Ấn Độ cho ba pháp nhân nước ngoài
Mặc dù thư của nhóm vận động hành lang không nêu cụ thể trường hợp của Xiaomi, nhưng cảnh báo rằng việc buộc tội các công ty thanh toán tiền bản quyền bất hợp pháp có thể gây ra “hiệu ứng lạnh” (chilling effect) đối với hoạt động kinh doanh trong nước, gây ức chế hoặc ngăn cản việc thực hiện hợp pháp quyền tự nhiên và hợp pháp. Trường hơp này cũng có thể xảy ra với các công ty khác, khi giới chức Ấn Độ áp dụng cách giải thích tương tự đối với khoản thanh toán tiền bản quyền cho các công ty công nghệ.
“Các cơ quan thực thi đã đưa ra lập trường rằng tiền bản quyền là cách đơn giản để rút tiền ra khỏi Ấn Độ. Chúng tôi đánh giá cao nhiệm vụ của các cơ quan là phải xác định sơ suất ở Ấn Độ, nhưng trong trường hợp này, họ không có hiểu biết đầy đủ. Những người thực hiện bằng sáng chế đang bị ràng buộc gấp đôi, vừa phải trả tiền bản quyền khó khăn, vừa phải đối mặt và lo sợ hành động cưỡng chế từ cơ quan quản lý”, trích thư nhóm vận động hành lang gửi các bộ trưởng tài chính, thương mại và công nghệ liên bang của Ấn Độ hôm 30.5. Hiện các bộ này và cơ quan chống rửa tiền của Ấn Độ không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
Về phần mình, Xiaomi đã phản đối việc thu giữ tài sản, nhấn mạnh những khoản thanh toán phí cấp bằng sáng chế là hợp lý và báo cáo của công ty với các tổ chức tài chính là chính xác. Xiaomi cho rằng họ bị nhắm mục tiêu vì là công ty Trung Quốc. Các công ty trên toàn thế giới phải trả hàng tỉ USD phí như vậy hằng năm cho việc sử dụng tài sản trí tuệ của nhau. Cuộc “truy quét” thuế đối với Xiaomi và cáo buộc rửa tiền đã làm xấu đi hình ảnh thương hiệu của công ty tại nơi mà hãng này dẫn đầu về doanh số bán điện thoại thông minh.
Cáo buộc của Ấn Độ đối với Xiaomi là một phần trong quá trình giám sát rộng rãi hơn các công ty Trung Quốc, sau cuộc đụng độ ở biên giới Himalaya giữa hai nước láng giềng hồi năm 2020. Kể từ đó, chính quyền New Delhi đã cấm hơn 200 ứng dụng di động từ các nhà cung cấp Trung Quốc, bao gồm cả dịch vụ mua sắm của Alibaba Group Holding và ứng dụng video TikTok nổi tiếng của ByteDance. Theo Bloomberg, Ấn Độ cũng đang thăm dò đơn vị địa phương của ZTE Corp và công ty truyền thông di động Vivo Mobile Communications Co trong tuần này, vì cáo buộc không phù hợp về tài chính.
Video đang HOT
“Chính phủ luôn yêu cầu các công ty Trung Quốc phải hoạt động theo quy định của pháp luật. Đồng thời, chúng tôi kiên quyết ủng hộ các công ty Trung Quốc giữ vững quyền và lợi ích hợp pháp của chính họ. Phía Ấn Độ nên hành động phù hợp với luật pháp và cung cấp môi trường kinh doanh công bằng, không phân biệt đối xử với các công ty Trung Quốc”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói trong cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh hôm 31.5.
Apple đẩy mạnh sản xuất ở Việt Nam, Ấn Độ
Hãng công nghệ vừa thông báo với đối tác sẽ đẩy mạnh sản xuất ở các quốc gia châu Á nhằm giảm phụ thuộc vào chuỗi cung ứng tại Trung Quốc.
Theo Wall Street Journal, Apple thông báo đến các đối tác rằng hãng sẽ tăng cường sản xuất các dòng sản phẩm của mình bên ngoài Trung Quốc. Việt Nam và Ấn Độ là 2 quốc gia được hãng công nghệ nhắm đến để xây dựng các cơ sở mới, trong đó có iPhone.
Trong thời điểm này, những động thái của Apple được theo dõi chặt chẽ. Wall Street Journal nhận định bất kỳ quyết định nào của Apple cũng có thể ảnh hưởng tới những nhà sản xuất Mỹ khác trong thời gian tới.
Tránh phụ thuộc Trung Quốc
Năm 2021, các nhà máy tại Ấn Độ sản xuất khoảng 3,1% lượng iPhone cung ứng cho Apple. Con số đó có thể tăng lên 6-7% trong năm nay. Toàn bộ phần còn lại được sản xuất tại Trung Quốc.
Ban đầu, Apple có ý định biến Ấn Độ thành "Trung Quốc thứ 2". Tuy nhiên, hãng phải cân nhắc lại vì các đối tác không muốn đầu tư mạnh vào quốc gia đang có nhiều xung đột về chính trị với Trung Quốc.
Do đó, hãng đã chuyển hướng sang các quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có Việt Nam, vốn là một trong những trung tâm chế tạo, sản xuất chính của Samsung.
Apple có ý định mở rộng chuỗi cung ứng sang Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác.
Khi gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Mỹ ngày 17/5, CEO Tim Cook cho biết Apple có mong muốn mở rộng chuỗi cung ứng ở Việt Nam, hợp tác với các doanh nghiệp trong nước.
Đồng thời, ông còn dự tính tăng số lượng nhà cung cấp nội địa và nâng tỷ lệ sử dụng sản phẩm trong nước trong thời gian tới.
Vào tháng 4, khi được hỏi về tình hình chuỗi cung ứng, CEO Tim Cook từng khẳng định chuỗi cung ứng và những sản phẩm của họ hiện có tính toàn cầu hóa. "Chúng tôi đang tìm cách tối ưu hóa những nguồn lực mình đang có", ông bổ sung.
Táo khuyết nhiều năm qua đã tìm cách tránh phụ thuộc chuỗi sản xuất ở Trung Quốc, nhưng gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19. Giờ đây, khi tình hình đã ổn định hơn, hãng lại đẩy mạnh kế hoạch này và tìm kiếm những lãnh thổ khác để đa dạng hóa cơ sở sản xuất.
Hiện nay, hơn 90% thiết bị của Táo khuyết như iPhone, iPad và MacBook được chế tạo ở Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu phụ thuộc quá nhiều vào quốc gia này, Apple có thể đối mặt với nhiều rủi ro do xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc.
Mặt khác, do chính sách hạn chế nhập cảnh của Trung Quốc, các lãnh đạo và kỹ sư của tập đoàn công nghệ này không thể thường xuyên đến thăm xưởng sản xuất, từ đó khó theo dõi tiến độ làm việc. Tình trạng thiếu hụt năng lượng, mất điện diện rộng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của quốc gia đông dân nhất thế giới.
Lợi thế của Trung Quốc
Theo nhiều chuyên gia trong ngành, nguyên nhân khiến Apple vẫn giữ mối quan hệ hợp tác lâu dài với Trung Quốc là do lực lượng lao động giàu kinh nghiệm và giá nhân công rẻ.
Cụ thể, quốc gia này sở hữu lượng người lao động lành nghề lớn nhất trong khu vực châu Á. Đồng thời, chính quyền địa phương cũng hỗ trợ Apple trong việc cung cấp đất đai, nhân công và nguyên vật liệu để sản xuất iPhone.
Một điểm mạnh khác của Trung Quốc lại nằm ở thị trường smartphone và máy tính sôi động, chiếm đến 1/5 lượng bán ra của Táo khuyết. Trong đó, iPhone giữ ngôi đầu bảng với 4 vị trí top đầu danh sách điện thoại bán chạy nhất quốc gia này.
Lực lượng nhân công rẻ và lành nghề là thế mạnh lớn nhất của Trung Quốc.
"Sở hữu thị trường lớn và hệ sinh thái phục vụ cho sản xuất lâu đời, Trung Quốc vẫn là quốc gia đi đầu trong chuỗi cung ứng cho các công ty công nghệ", chuyên gia cho biết.
Do đó, việc chuyển trọng tâm sản xuất sang Việt Nam hay Ấn Độ sẽ khó tránh khỏi khó khăn và tốn nhiều thời gian, 9to5mac nhận định.
Mặt khác, theo Wall Street Journal, việc Apple mở rộng nhà máy ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc sẽ khiến nhiều công ty khác cân nhắc giảm phụ thuộc nguyên vật liệu vào đất nước này.
Đồng thời, các chuyên gia trong giới cho rằng kế hoạch này buộc Táo khuyết phải đầu tư số tiền lớn. Trong khi đó, nền kinh tế toàn cầu đang gặp phải rất nhiều khó khăn do giá cả hàng hóa tăng cao, thị trường chứng khoán biến động mạnh.
Trước đó, Foxconn, đối tác lắp ráp iPhone lớn nhất của Apple, đã mở thêm nhiều xưởng sản xuất ở Ấn Độ để đánh ứng nhu cầu mua iPhone cho thị trường nội địa quốc gia này. Những sản phẩm sắp sửa được ra mắt của Táo khuyết như kính AR được cho là sản xuất ở các quốc gia bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.
Tương lai bất định của công nghệ Trung Quốc tại Ấn Độ Căng thẳng địa chính trị và khác biệt về giá trị giữa Trung Quốc và Ấn Độ phủ bóng lên tương lai của các doanh nghiệp công nghệ xứ Trung tại quốc gia Nam Á. Ngày 14/2, Thời báo Kinh tế đưa tin Bộ Công nghệ thông tin và Điện tử Ấn Độ đưa 54 ứng dụng liên quan đến Trung Quốc vào...