Ấn Độ có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2027
Bộ Tài chính Ấn Độ dự đoán nước này có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2027 với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 5.000 tỷ USD.
Bốc xếp hành tây tại một chợ ở Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Kênh CNBC (Mỹ) cho biết dự báo này được đưa ra trước khi dự chi ngân sách đặc biệt được công bố vào cuối tuần này.
Trong một báo cáo công bố hôm 29/1, Bộ Tài chính Ấn Độ nêu rõ nền kinh tế nước này đã sẵn sàng tăng trưởng ở mức bằng hoặc trên 7% trong tài khóa 2024. Tài khóa của Ấn Độ thường bắt đầu vào ngày 1/4 và kết thúc vào ngày 31/3.
Nếu đạt mục tiêu năm nay, đây sẽ là năm thứ ba liên tiếp Ấn Độ đạt mức tăng trưởng GDP 7%. GDP của quốc gia đông dân nhất thế giới hiện ở mức 3,7 nghìn tỷ USD. Cố vấn kinh tế trưởng của Ấn Độ – ông V Anantha Nageswaran – cho biết mục tiêu của chính phủ là trở thành nước phát triển vào năm 2047.
Ông Nageswaran chia sẻ: “Nhu cầu trong nước mạnh mẽ, cụ thể là tiêu dùng và đầu tư tư nhân, là nhờ những cải cách và biện pháp được chính phủ áp dụng trong 10 năm qua”. Ông bổ sung rằng đầu tư vào cả cơ sở hạ tầng vật chất và kỹ thuật số đã giúp thúc đẩy phía cung và sản xuất. Do đó, ông kỳ vọng tăng trưởng GDP thực tế có thể sẽ đạt gần 7% trong tài khóa 2025.
Video đang HOT
Theo Goldman Sachs, Ấn Độ có tiềm năng trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào năm 2075, vượt qua không chỉ Nhật Bản và Đức mà cả Mỹ. Hiện nay, Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức.
Công nhân vận chuyển gạo tại khu chợ ở Bangalore, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Chứng khoán Ấn Độ cũng có bước khởi đầu tích cực trong năm nay. Chỉ số chứng khoán Nifty 50 của nước này đã tăng hơn 20% vào năm 2023. Trong tháng này, Nifty 50 lần đầu tiên vượt qua mức 22.000.
Lạc quan ngày càng cao về triển vọng tăng trưởng của Ấn Độ cũng như tính thanh khoản tăng và người dân Ấn Độ tham gia nhiều hơn là những yếu tố chính thúc đẩy đà tăng của Nifty 50.
Hy vọng về chính sách cũng là động lực thúc đẩy Nifty 50 khi Ấn Độ chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử từ tháng 4 đến tháng 5. Các nhà đầu tư dự đoán Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay, rất có thể là trong nửa cuối năm. Điều này có thể sẽ thúc đẩy thị trường chứng khoán đồng thời tạo động lực chi tiêu cao hơn trong nền kinh tế.
Nền kinh tế Ấn tiếp tục tăng trưởng nhanh nhất thế giới vào năm 2024
Nhờ nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ, Ấn Độ có thể vẫn là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới vào năm 2024.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (Assocham) cho biết nhu cầu của người tiêu dùng sẽ tiếp tục dẫn đến quyết định gia tăng đầu tư vào các lĩnh vực như xây dựng, khách sạn và cơ sở hạ tầng bao gồm đường sắt và hàng không.
Trong năm qua, Ấn Độ vẫn giữ danh hiệu nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với GDP tăng trưởng nhanh hơn dự kiến là 7,6% trong quý từ tháng 7 đến tháng 9 nhờ các cú hích từ chi tiêu và sản xuất của chính phủ.
Đáng chú ý, mức tăng trưởng GDP 7,6% đã bứt phá vượt qua hầu hết các dự tính trước đó, kể cả mức 6,5% do Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) dự đoán.
Tăng trưởng GDP của Ấn Độ đã vượt qua mức tăng 4,9% của Trung Quốc trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 9, trong khi các nền kinh tế phương Tây đang bị đè bẹp bởi lãi suất cao và giá năng lượng.
Người đứng đầu Assocham Deepak Sood cho biết: "Bức tranh vĩ mô của Ấn Độ có vẻ khá thuyết phục với nền kinh tế tổng thể đang theo xu hướng tăng trưởng 7% với các nền tảng quan trọng kết hợp để mang lại triển vọng tươi sáng hơn".
Theo Assocham, các lĩnh vực tài chính, xây dựng, khách sạn, hàng không, ô tô cùng các lĩnh vực sản xuất khác như điện tử đang trên đà phát triển mạnh mẽ để cải thiện hơn nữa hiệu quả hoạt động trong năm tới.
Họ cho biết quỹ đạo này đang được hỗ trợ bởi yếu tố giá dầu thô thấp, giúp kiểm soát lạm phát.
Ước tính, các chỉ số kinh tế vĩ mô được phản ánh qua hoạt động thu thuế, dự trữ ngoại hối kỷ lục, sự ổn định của đồng rupee so với các tiền tệ chính và dấu hiệu phục hồi trong xuất khẩu hàng hóa dự kiến được cải thiện hơn nữa.
Dữ liệu của RBI cho biết xuất khẩu dịch vụ tăng 4,2% so với cùng kỳ nhờ xuất khẩu phần mềm, kinh doanh và dịch vụ du lịch tăng. Doanh thu dịch vụ ròng tăng theo tuần tự và trên cơ sở hàng năm.
Chi tiêu ròng của Ấn Độ, chủ yếu phản ánh các khoản thanh toán thu nhập đầu tư, đã tăng lên 12,2 tỷ USD từ mức 11,8 tỷ USD một năm trước.
Ấn Độ duy trì mức giá sàn xuất khẩu đối với gạo basmati Cuối tuần qua, Chính phủ Ấn Độ đã quyết định duy trì giá xuất khẩu tối thiểu (MEP) ở mức 1.200 USD/tấn đối với gạo basmati. Điều này khiến nông dân và doanh nghiệp Ấn Độ lo ngại về nguy cơ giảm thu nhập và ảnh hưởng đến doanh số xuất khẩu. Công nhân vận chuyển gạo tại nhà kho ở Bangalore, Ấn...