Ấn Độ chặn hàng loạt ứng dụng có nguồn gốc Trung Quốc
Giữa những căng thẳng Ấn Độ và Trung Quốc đang diễn ra, các quan chức tình báo Ấn Độ đưa ra một danh sách ứng dụng mà họ coi là “rủi ro bảo mật tiềm ẩn”.
TikTok nằm trong danh sách bị cấm ở Ấn Độ
Theo Android Authority, danh sách này bao gồm các ứng dụng nổi tiếng như TikTok và các trò chơi phổ biến như Clash of Kings. Trước đó, chính phủ Ấn Độ cũng kêu gọi lệnh cấm dịch vụ hội nghị truyền hình Zoom do mối quan tâm về quyền riêng tư và mã hóa.
Các ứng dụng đáng chú ý khác trong danh sách bao gồm các ứng dụng từ Xiaomi như Mi Community và Mi Store. Cả hai đóng vai trò là điểm tiếp xúc chính để phản hồi và giúp bán các sản phẩm hệ sinh thái của công ty Trung Quốc.
Video đang HOT
Danh sách đầy đủ bao gồm hơn 52 ứng dụng được Hội đồng Bảo an Quốc gia Ấn Độ đưa ra nhằm đánh giá rủi ro liên quan đến mỗi ứng dụng.
Ứng dụng 'kỳ thị' app Trung Quốc bị Google gỡ bỏ
Ứng dụng Remove China Apps đã đạt hơn 5 triệu lượt tải về chỉ riêng tại thị trường Ấn Độ.
Trước bối cảnh mối quan hệ giữa hai nước Ấn Độ và Trung Quốc đang biến chuyển căng thẳng, sự ra đời của Remove China Apps được đánh giá là một sản phẩm "đổ thêm dầu vào lửa".
Remove China App cho phép người dùng nhận biết và xóa các ứng dụng của Trung Quốc.
Theo nhà phát triển OneTouch AppLabs có trụ sở tại Jaipur, Remove China Apps là một sản phẩm giúp phát hiện và xóa bỏ những phần mềm có nguồn gốc từ Trung Quốc trên điện thoại người dùng. Ứng dụng mới ra đời này đang tạo nên cơn sốt tại Ấn Độ khi đạt hơn 5 triệu lượt tải về kể từ ngày ra mắt.
Tuy nhiên vào ngày 2/6, Google đã có động thái loại bỏ ứng dụng này ra khỏi Cửa hàng Google Play. Thông báo trên Twitter sáng ngày 3/6, chủ sở hữu của Remove China Apps cũng chia sẻ rằng ứng dụng đã bị loại khỏi cửa hàng Google nhưng không giải thích rõ lý do.
Hai quốc gia đông dân nhất thế giới Ấn Độ và Trung Quốc chia sẻ đường biên giới dài 3.500 km và có vài khu vực tranh chấp trên đường biên giới này. Một cuộc chiến đã diễn ra vào năm 1962 và kể từ đó tới nay binh sĩ hai nước đã nhiều lần đụng độ, mặc dù lần cuối súng nổ trên biên giới đã là từ thập niên 1970.
Phía Ấn Độ đồng thời cũng bày tỏ mối lo ngại về sự xâm nhập của các công ty Trung Quốc vào nền kinh tế trong nước. Tháng 4, chính quyền Ấn Độ đã có các biện pháp thắt chặt khả năng đầu tư từ quốc gia láng giềng này.
Google đã xóa ứng dụng ra khỏi Cửa hàng Google Play.
Không những thế, làn sóng phản đối Trung Quốc nói chung và các sản phẩm của quốc gia này nói riêng đã thu hút sự quan tâm của nhiều cộng đồng người Ấn Độ, trong đó có các ngôi sao trong giới Bollywood, nổi tiếng nhất là dòng hashtag bài trừ sản phẩm Trung Quốc #BoyscottChineseProduct trên Twitter.
Với Google, công ty công nghệ này có chính sách nghiêm cấm các ứng dụng có hành vi "cố gắng đánh lừa người dùng hoặc kích hoạt các hành vi không trung thực". Google cũng cấm các ứng dụng khuyến khích người dùng xóa hoặc vô hiệu hóa các ứng dụng của bên thứ ba trừ khi đó là một phần của dịch vụ bảo mật được kiểm chứng.
Đồng thời, Google cũng cấm các sản phẩm hoạt động trong cửa hàng Google Play thay đổi cài đặt hoặc tính năng của thiết bị bên ngoài ứng dụng mà không có sự cho phép của người dùng.
Theo TechCrunch, Remove China App không hẳn cho kết quả chính xác, sản phẩm này đôi khi không phân biệt được nguồn gốc của các ứng dụng có trong điện thoại người dùng, ví dụ như ứng dụng họp trực tuyến Zoom của Mỹ.
Đại diện của Remove China Apps đã từ chối trách nhiệm liên quan đến ứng dụng này, ngoài ra tuyên bố rằng ứng dụng này được phát triển nhằm mục đích cung cấp thông tin chứ không buộc mọi người gỡ cài đặt bất kỳ ứng dụng nào.
Phần mềm chuyên 'tìm diệt' các ứng dụng có nguồn gốc Trung Quốc Chương trình có nhiệm vụ tìm và gỡ bỏ những phần mềm có xuất xứ từ Trung Quốc trên điện thoại Android nhanh chóng đạt hơn 1 triệu lượt tải sau 2 tuần lên Play Store. "Remove China Apps" (Gỡ bỏ các ứng dụng Trung Quốc - RCA) có nhiệm vụ đúng như tên gọi của mình, được đăng lên gian phần mềm...