Ấn Độ cấm vĩnh viễn TikTok và 58 ứng dụng khác của Trung Quốc
Chính phủ Ấn Độ không hài lòng với những phản hồi và giải thích của các công ty Trung Quốc
Theo Reuters, Bộ Công nghệ thông tin và thiết bị điện tử của Ấn Độ đã đưa ra thông báo mới về việc cấm vĩnh viễn đối với TikTok và 58 ứng dụng khác của Trung Quốc. Lệnh cấm đã được Ấn Độ đưa ra vào tháng 6 năm 2020.
Khi lần đầu tiên áp dụng lệnh cấm, Chính phủ Ấn Độ đã cho phép 59 ứng dụng này có cơ hội để giải thích quan điểm của mình về việc tuân thủ các yêu cầu quyền riêng tư và bảo mật.
Các ứng dụng rất nổi tiếng như TikTok của Byte Dance, WeChat của Tencent hay UC Browser của Alibaba đều được yêu cầu trả lời một danh sách dài các câu hỏi.
Video đang HOT
Tuy nhiên, giới truyền thông Ấn Độ cho biết: “Chính phủ không hài lòng với những phản hồi và giải thích của các công ty Trung Quốc. Do đó, lệnh cấm đối với 59 ứng dụng này sẽ được áp dụng và có hiệu lực vĩnh viễn”.
Lệnh cấm hồi tháng 6 tuyên bố rằng 59 ứng dụng của Trung Quốc gây hại tới an ninh quốc gia, chủ quyền, quốc phòng của Ấn Độ và trật tự công cộng. Vào tháng 9 năm 2020, Ấn Độ tiếp tục cấm 118 ứng dụng khác của Trung Quốc, trong đó có tựa game PUBG Mobile rất nổi tiếng của Tencent.
Đại diện của TikTok cho biết họ đang đánh giá lại tình hình hiện tại và sẽ có phản hồi vào thời điểm thích hợp.
Lệnh hạn chế nhập khẩu smartphone lắp ráp tại Trung Quốc của chính phủ Ấn Độ đe dọa ảnh doanh số của dòng iPhone 12
Ấn Độ đang tăng cường các nỗ lực chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc nhưng nó có thể vô tình ảnh hưởng đến doanh số bán iPhone 12 tại thị trường này.
Chính phủ Ấn Độ hiện đang thúc đẩy hàng loạt biện pháp ngăn chặn hàng Trung Quốc và mọi thứ liên quan đến nước này. Các phương pháp đi từ cấm các ứng dụng phổ biến từ Trung Quốc đến cấm các sản phẩm nhập khẩu.
Gần đây, chính phủ Ấn Độ đã cấm hơn 42 ứng dụng từ Trung Quốc. Trong số đó có các ứng dụng nền tảng thương mại điện tử nổi tiếng Aliexpress và ứng dụng khác liên quan đến Alibaba. Giờ đây, chính phủ nước này đang tìm cách cản trở smartphone được sản xuất tại Trung Quốc.
Theo Reuters, Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) đã bắt đầu ngăn cản việc nhập khẩu smartphone kể từ tháng Tám.
Trong số hàng hóa nhập khẩu bị chặn có cả dòng iPhone 12 của Apple và các thiết bị đeo thông minh do Oppo và Xiaomi sản xuất tại Trung Quốc. Đối với Apple, đây là một vấn đề rất lớn khi mà dòng iPhone 12 chỉ mới được ra mắt không lâu.
Nó có thể ảnh hưởng đến lượng thiết bị iPhone 12 bán ra tại các quốc gia cũng như giá cả tương ứng của chúng. Tất nhiên, Apple đã bắt đầu sản xuất iPhone tại Ấn Độ nhưng rõ ràng, nó không rẻ hơn so với nhập khẩu từ Trung Quốc.
BIS thường xử lý hàng nhập khẩu trong vòng 15 ngày. Nhưng trong thời điểm Ấn Độ và Trung Quốc xảy ra xích mích, cơ quan quản lý lại trì hoãn và phải mất tới hai tháng để hoàn thành các thủ tục nhập khẩu.
Theo các giám đốc điều hành của Apple tại Ấn Độ, công ty sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động lắp ráp tại nước này. Tuy nhiên những lời hứa này có trở thành hiện thực hay không thì không rõ.
Rốt cuộc, Apple đang đưa ra những lời hứa như vậy kể từ khi xảy ra xích mích giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Ngay cả khi Apple bắt đầu sản xuất một số model iPhone ở Ấn Độ nhưng đó hầu hết là các model cũ và điều Ấn Độ muốn đó là Táo Khuyết cần sản xuất các model iPhone mới nhất.
Hiện tại thủ tướng Ấn Độ đang thúc đẩy tinh thần tự lực và các công ty địa phương. Theo ông, những thay đổi này sẽ củng cố thêm thị trường và sức mạnh nội tại của Ấn Độ.
Sự chậm trễ chắc trong vấn đề nguồn cung chắn sẽ đồng nghĩa với vấn đề đối với các nhà bán lẻ, đặc biệt là khi mùa lễ sắp bắt đầu. Mặc dù đây là vấn đề đối với những người bán smartphone nhưng điều này cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các sản phẩm phải nhập linh kiện từ Trung Quốc.
Ấn Độ tiếp tục "cấm cửa" 118 ứng dụng của Trung Quốc Danh sách 118 ứng dụng của Trung Quốc cũng bao gồm tựa game nổi tiếng PUBG của Tencent. Lệnh cấm được công bố một ngày sau khi một quan chức cấp cao của Ấn Độ cho biết quân đội nước này đã được triển khai trên 4 đỉnh đồi chiến lược sau cái mà New Delhi gọi là nỗ lực xâm nhập của...