Ấn định chỉ tiêu cao ngất là căn nguyên ngụy tạo thành tích, hủy hoại giáo dục
Nhiều nơi, người ta đều muốn đề cao bệnh thành tích, đều muốn giấu giếm những khiếm khuyết, hạn chế của đơn vị trường mình để được tôn vinh, được khen ngợi.
Phải nói rằng phần lớn giáo viên đứng lớp rất ghét bệnh ngụy tạo thành tích đang tồn tại dai dẳng ở ngành giáo dục. Trong các phát biểu của lãnh đạo, các công văn gửi về trường thì luôn nhắc đến cụm từ “trung thực trong dạy và học, trong thi cử”; “đánh giá đúng năng lực của học sinh”…
Thế nhưng đầu năm học lại bắt giáo viên đăng kí chỉ tiêu mà thực ra là “ấn” chỉ tiêu từ trên xuống. Tổ chuyên môn, giáo viên đăng kí tỉ lệ học sinh khá giỏi ít thì lãnh đạo nhà trường không chịu.
Cuối năm, trường nào mà có tỉ lệ chất lượng học tập thấp hơn thì bị lãnh đạo Phòng, Sở nhắc nhở, dọa cắt thi đua. Trong khi, thực tế thì mỗi trường, mỗi địa phương đều khác nhau.
Vì thế, việc “chữa” được bệnh ngụy tạo thành tích được hay không phải là sự cương quyết của lãnh đạo ngành, lãnh đạo địa phương và các Ban giám hiệu nhà trường.
Một khi mà cấp trên còn giao chỉ tiêu không nhìn vào thực tế, còn tổ chức nhiều cuộc thi, hội thi thì khi ấy luôn đan cài sự thật-giả…
Bệnh thành tích của nhiều trường học hiện nay khá nặng – (Ảnh minh họa: Cổng thông tin Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
Ai cũng biết, những trường thị thành thì điều kiện học tập của học sinh tốt hơn, trang thiết bị dạy học tốt hơn thì chắc chắn sẽ có kết quả cao.
Những trường khó khăn thì thường khó mọi bề: có rất nhiều trường hợp phụ huynh đi làm ăn xa, các em học sinh như cây cỏ giữa đời, bữa vào học lại có vài bữa nghỉ thì làm sao chất lượng có thể ngang với các trường có điều kiện?
Vậy mà lãnh đạo đòi kết quả giảng dạy các trường phải bằng nhau.
Muốn bằng nhau thì Ban giám hiệu các trường khó khăn sẽ có biện pháp đối phó cho… bằng nhau. Đó là chỉ đạo giáo viên trong trường nâng điểm. Giáo viên gác kiểm tra 2 người một phòng nhưng chủ yếu là cho có hình thức.
Bởi mỗi phòng kiểm tra chỉ có một vài em học được. Coi thi nghiêm, có nghĩa là thất bại về điểm số, là không có được thành tích đẹp. Vì thế, bệnh giả dối sinh ra và tồn tại một cách mặc nhiên từ năm này qua năm khác.
Những năm qua, bệnh ngụy tạo thành tích không chỉ phát triển dưới cơ sở mà có cả ở các chương trình, kế hoạch của Bộ, Sở.
Chúng ta cứ nhìn xem các kế hoạch của Bộ trong thời gian qua sẽ thấy rõ điều này. Nào là Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 Bộ đã đề ra một số mục tiêu quá cao so với khả năng thực hiện, chưa phù hợp xuất phát điểm về năng lực ngoại ngữ của người dạy và người học đã không thể đạt kết quả như mục tiêu đặt ra.
Đề án 911 về đào tạo 20 000 tiến sĩ đã dẫn đến việc đào tạo tràn lan, vì thế, dư luận gọi là “lò ấp” tiến sĩ.
Ngoài ra, chúng ta còn phải kể đến dự án VNEN với kinh phí 87 triệu USD triển khai dạy ở hàng nghìn trường học rồi cuối cùng Bộ, Sở buông bỏ, mạnh ai nấy lo!
Video đang HOT
Các kì thi của Bộ, của Sở Giáo dục tổ chức hàng năm, chúng ta cũng thấy muôn vàn những bất cập. Điểm thi tốt nghiệp mấy năm gần đây đều có tỉ lệ gần 100%. Một số tỉnh thì để xảy ra tình trạng điểm cao bất thường.
Các kì thi tuyển sinh 10 của các Sở Giáo dục tổ chức cũng đề cao thành tích là chủ trương, có những lãnh đạo Sở “bật đèn xanh” để cán bộ ra đề thi dễ để điểm đầu vào lớp 10 cao lên nhằm hướng tới Uỷ ban nhân dân tỉnh không quở trách, các trường trung học phổ thông không than phiền điểm đầu vào quá thấp.
Bệnh ngụy tạo thành tích còn thể hiện rõ nét ở việc chỉ đạo và xây dựng các trường chuẩn quốc gia ở các cấp học trong cả nước.
Để được công nhận là “chuẩn quốc gia” thì địa phương, nhà trường phải đầu tư không biết bao nhiêu tiền của, công sức trong nhiều năm trời. Thế nhưng, chúng ta mới thấy được cái “chuẩn” bề ngoài là cơ sở vật chất còn chất lượng đào tạo thì vẫn vậy.
Khổ nỗi, khi đã được công nhận là trường chuẩn quốc gia thì thì phải khống chế tỉ lệ bỏ học, tỉ lệ học sinh yếu kém để “giữ chuẩn”.
Thành thử, học sinh bỏ học cũng phải tìm cách “lấp” cho vừa tỉ lệ khống chế, học sinh yêu kém cũng phải cho lên lớp.
Điều này báo chí là phản ánh rất nhiều trường hợp học sinh học hết cấp tiểu học mà chưa đọc thông, viết thạo. Vậy, chúng ta có nhất thiết cứ phải lên trường chuẩn quốc gia hay không? Đó là chưa kể việc được công nhận chuẩn quốc gia xong thì các trường học phải giữ chuẩn với muôn vàn khó khăn, dâu bể…
Bệnh ngụy tạo thành tích trong giáo dục phải nói rằng hiện nay quá nhiều mà kể mãi cũng không hết.
Đó là công tác phổ cập; xây dựng thành lập hàng loạt các trung tâm giáo dục thường xuyên ở các huyện, thị; các trường nghề; trung tâm giáo dục cộng đồng…
Ở đó, chúng ta thấy nhiều sự giả dối và lãng phí về nhân lực, vật lực mà ngành, địa phương đầu tư nhưng hiệu quả, chất lượng giáo dục thì chẳng đáng gì. Nhưng, có lẽ đó là trào lưu của các địa phương, nơi này có thì nơi khác cũng có nên dẫn đến hàng loạt những lãng phí cho đất nước.
Chính cấp Bộ, cấp Sở còn coi trọng thành tích ảo nên cấp Phòng và các đơn vị trường học cũng thi nhau giả dối.
Mỗi lần kiểm tra học kì, tổng kết cuối năm, tham gia các hội thi đều hướng tới những số liệu đẹp, những thành tích cao. Vì thế, giáo viên cũng phải hòa mình vào “dòng chảy” của bệnh thành tích. Không giả dối để có chất lượng giảng dạy cao thì thua thiệt, bị quở trách, bị góp ý.
Vậy nên, dù biết trái với lương tâm, đạo đức nghề nghiệp nhưng rồi một số giáo viên dưới cơ sở cũng đành làm ngơ để đồng lõa với căn bệnh thành tích từ năm này qua năm khác.
Là giáo viên đang đứng lớp, chúng tôi nhìn thấy rất rõ những gì mà ngành giáo dục đang triển khai, đang chỉ đạo. Thế nhưng, giữa những chỉ đạo và thực hiện lại đang có những mâu thuẫn với nhau.
Nhiều nơi, người ta đều muốn đề cao thành tích ảo, đều muốn giấu giếm những khiếm khuyết, hạn chế của đơn vị mình để được tôn vinh, được khen ngợi.
Chính vì thế, bệnh ngụy tạo thành tích đã và đang làm mai một những giá trị thực của ngành giáo dục nước nhà và nếu như cứ để tồn tại mãi sự giả dối như thế này thì tương lai giáo dục nước nhà sẽ đi về đâu?
Lớp 90% học sinh giỏi thì bình thường, 1 trẻ không giấy khen lại thành chuyện
"Bệnh thành tích" trong giáo dục ở nước ta hiện nay đã trở thành một căn bệnh nan y, rất khó trị dứt điểm.
Ngày 10/9, tại Hà Nội, Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo "Thực trạng bệnh thành tích trong giáo dục hiện nay - Giải pháp ngăn chặn, đi đến xóa bỏ bệnh thành tích trong giáo dục".
Tại hội thảo, các nhà khoa học tâm lý giáo dục đã thẳng thắn nhìn nhận "bệnh thành tích" trong giáo dục xảy ra sẽ là mối nguy hại ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của đất nước.
Hội thảo tập trung khái quát làm rõ thực trạng, những hệ lụy và nguyên nhân của "bệnh thành tích" từ đó đưa ra những giải pháp xử lí phù hợp nhất.
Lớp 90-100% trẻ học sinh giỏi, cha mẹ coi là chuyện bình thường
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ khoa học Trịnh Thị Kim Ngọc cho rằng, bệnh thành tích trong giáo dục là một quốc nạn. Chuyện những lớp tiểu học có tới 90-100% học sinh giỏi là điều có thật và các bậc cha mẹ coi là chuyện bình thường.
Chỉ cần một trẻ không có giấy khen là thành chuyện. Chuyện bố mẹ chỉ hỏi hôm nay con được mấy điểm thay vì hỏi hôm nay học có gì hay không, là câu cửa miệng của không ít các gia đình.
Chuyện cả cô và trò đều diễn trong giờ thao giảng là chuyện bình thường. Cô yêu cầu cả lớp giơ tay, không biết cũng giơ tay, nhưng chỉ gọi các bạn học giỏi, là một thực tế diễn ra ở nhiều nơi.
Vì bệnh thành tích, vì áp lực điểm số, vì học chỉ để thi, vấn nạn dạy thêm - học thêm ngày càng lan rộng.
Cũng vì bệnh thành tích, mà tỉnh thành nào tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cũng chót vót 96-97%, nhưng chất lượng thực còn là một khoảng cách cần xem xét.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Trịnh Thị Kim Ngọc (Ảnh: Kim Anh)
Phong trào "Hai không: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" được Bộ Giáo dục - Đào tạo phát động như là hai mục tiêu lớn của ngành từ năm 2006.
Tuy nhiên, đến nay tròn một chu kỳ 12 năm - một thế hệ học sinh đã ra trường, song mục tiêu "hai không" nói trên vẫn đang tồn tại dai dẳng.
Nguyên nhân khuyến khích "bệnh thành tích" tồn tại và phát triển
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Phú - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam nêu, qua tiến hành khảo sát đã rút ra một số nguyên nhân chính khuyến khích "bệnh thành tích" trong giáo dục có điều kiện tồn tại và phát triển.
Thứ nhất là do "Quan niệm 100%" (tức là mọi việc phải đạt 100% hoặc gần 100%) đã gây áp lực không tốt cho nhà trường, cho các cán bộ quản lý giáo dục cho giáo viên.
Thứ hai là do luật pháp, các cơ chế, chính sách... trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo có những khiếm khuyết, kẽ hở dễ tạo điều kiện cho các hành vi gian lận, lừa dối trong đánh giá, thi cử có điều kiện xuất hiện.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Phú (Ảnh: Kim Anh)
Thứ ba là do ý thức chung của toàn xã hội và của các bậc cha mẹ học sinh thấp, đôi khi chủ động gây ra áp lực hoặc "đồng lõa với các hành vi trong gian lận đánh giá, thi cử.
Thứ tư là do các phương tiện kỹ thuật quản lý dữ liệu lạc hậu, kém dễ tạo điều kiện cho các hành vi gian lận, lừa dối nảy sinh.
Thứ năm là do phẩm chất tư tưởng, đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm, tổ chức kỷ luật của một bộ phận cán bộ làm công tác quản lý giáo dục đào tạo nói chung, của một số thầy cô giáo nói riêng còn thấp.
Thứ sáu là do năng lực chuyên môn của không nhỏ đội ngũ thầy, cô giáo, năng lực quản lý lãnh đạo, quản lý các nhà trường còn kém.
Việc nâng kết quả, đồng lõa với các hành vi gian lận, lừa dối trong giáo dục và đào tạo là để bao che cho các khiếm khuyết về năng lực và trình độ chuyên môn của mình.
Thay đổi tư duy của cán bộ quản lý, giáo viên, thay đổi cơ chế quản lý ngành giáo dục
Để khắc phục tình trạng nêu trên, theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Dương Quang Hiển, Viện Khoa học Xã hội nhân văn quân sự cho rằng, trước hết cần thay đổi tư duy của cán bộ quản lý, giáo viên, thay đổi cơ chế quản lý ngành giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo và các địa phương cần mạnh dạn phân cấp, phân quyền và làm tốt công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo.
Kiên quyết thực hiện cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục".
Các trường, giáo viên, cán bộ quản lý cần nhìn thẳng vào sự thật để thấy bức tranh của "bệnh thành tích".
Phó giáo sư, Tiến sĩ Dương Quang Hiển, Viện Khoa học Xã hội nhân văn quân sự. (Ảnh: Kim Anh)
Bà Ngô Thị Bích Hằng - Hiệu trưởng Trường Mầm non Đông Ngạc B (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho rằng, nhà trường cần phải quan tâm nhiều hơn đến đối tượng làm cha làm mẹ, thực hiện tốt công tác phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh.
Bên cạnh đó, thầy cô cần có sự hỗ trợ gần hơn với phụ huynh, có những chia sẻ với phụ huynh về cách nhìn nhận, đánh giá. Đánh giá con người dựa trên năng lực chứ không phải ở học hàm, học vị.
Sắp hết tình trạng 'mưa giấy khen' cuối năm học? Dịp cuối mỗi năm học, trên mạng xã hội lại tràn ngập hình ảnh những lớp học mà gần như tuyệt đại đa số học sinh đều được khen thưởng. Bên cạnh sự tự hào, niềm vui của các bậc phụ huynh, những hình ảnh này cũng dấy lên không ít những trăn trở cho rằng "bệnh thành tích" trong giáo dục vẫn...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Nóng 1000 độ: Jisoo (BLACKPINK) đổ bộ Nội Bài, "trang bị" kín mít vẫn ghi điểm cực mạnh nhờ cử chỉ này!
Sao châu á
Mới
Quyết liệt triệt phá các đường dây sản xuất trái phép ma túy
Pháp luật
4 phút trước
Hai cách làm món bánh trôi tàu ít ngọt cho ngày Tết Hàn thực
Ẩm thực
6 phút trước
Khu vườn tình yêu: Chồng tự tay trồng 80 loại hoa hồng để cho vợ vui khiến hàng nghìn người ghen tị!
Sáng tạo
36 phút trước
Sinh ra đã có số làm giàu: Top 4 cung hoàng đạo nữ kiếm tiền cực tốt
Trắc nghiệm
37 phút trước
Vừa quen được chưa bao lâu, mỹ nhân hơn 4 triệu follow phát hiện bị "lừa" khi biết bạn trai đã từng kết hôn
Netizen
2 giờ trước
Clip: Cả gan săn báo con, đại bàng nhận 'quả báo' ngay sau đó
Lạ vui
2 giờ trước
Tez - người cũ của Pháo bất ngờ tung bản rap diss cực khét, lời lẽ công kích ai đó lắm mồm, dạy đời
Nhạc việt
2 giờ trước
Mbappe sắp vượt mặt Ronaldo, đi vào ngôi đền huyền thoại Real Madrid
Sao thể thao
2 giờ trước
SOOBIN lộ thái độ sau khi dính ồn ào fan cuồng ôm chặt không buông tại concert Anh Trai Chông Gai
Sao việt
2 giờ trước