Ăn đậu đao xào chưa chín, người phụ nữ 3 ngày không đi tiểu, bị suy thận nặng
Bà Lý 63 tuổi ( Chiết Giang, Trung Quốc) sau khi ăn đĩa đậu đao chưa được nấu chín đã bị suy thận nặng, phải chạy thận cả đời để duy trì sự sống. Ngoài đậu đao chưa chín, 5 loại thực phẩm cũng cần cẩn thận khi ăn kẻo rước độc vào người.
Bà Lý thường tự trồng rau tại nhà. Sau khi thấy đậu đao mình trồng đã chín, bà vui vẻ hái đậu và chuẩn bị xào cho bữa tối. Tuy nhiên, bà xào chưa kỹ, chưa chín đã gắp ra đĩa chuẩn bị ăn.
Vì chồng bà răng không tốt nên phần lớn đĩa đậu đao chưa chín toàn là bà Lý ăn. Không ngờ, rắc rối xảy đến khi ăn xong, bà xuất hiện một số tình trạng ngộ độc thực phẩm như tiêu chảy, nôn mửa và mệt mỏi.
Bà nghĩ không có gì nghiêm trọng nên chỉ đến Trung tâm y tế cộng đồng để truyền nước muối. Sau khi cảm thấy ổn hơn, bà về nhà nhưng liên tiếp 3 ngày sau, bà Lý không đi tiểu lần nào. Lúc đó, bà mới cảm thấy có vấn đề và đến bệnh viện khám.
Kết quả xét nghiệm khiến bà thực sự sốc! Tình hình sức khỏe của bà Lý xấu đi, bà bị suy thận nặng. Nếu đến bệnh viện chậm hơn, bà có thể bị ngừng tim, dừng tuần hoàn máu, rơi vào hôn mê.
Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là trong đậu đao có chứa ancaloit, có thể bị phân hủy sau khi đun nóng hoàn toàn. Nhưng bà Lý xào đậu đao chưa chín, chất độc được hấp thụ và dẫn đến suy thận. Từ đó khiến nước tiểu không hình thành, không đi tiểu được.
Cả hai bên thận, chỗ khoanh đỏ đều bị sưng phù.
Các chất chuyển hóa như creatinine, ure không được bài tiết bình thường. Trong vòng 3 ngày, chỉ số creatinine của bà Lý đã đạt hơn 600, gấp 6 lần giới hạn bình thường. Ngoài ra tất cả các triệu chứng đều cho thấy thận đã bị tổn thương không thể cứu chữa và phải chạy thận nhân tạo.
Video đang HOT
5 thực phẩm cần phải cẩn thận khi ăn vì chúng có thể chứa độc tố
1. Các loại quả họ bầu đã bị đắng
Các loại quả họ bầu như bầu, mướp, bí ngô, dưa chuột… mà có vị đắng thì không được ăn, vì chúng có thể chứa độc tố cực độc là cucurbitacin. Nó có thể gây độc cho con người, gây nôn mửa, tiêu chảy, chảy máu đường tiêu hóa, làm tổn thương chức năng gan, thận, rụng tóc… thậm chí có thể gây tử vong.
2. Mật cá
Không ít người tin rằng mật cá có thể giúp làm sạch gan, sáng mắt, giải nhiệt, tiêu độc. Nhưng nhiều loại mật cá chúng ta ăn hàng ngày có chứa độc tố, chẳng hạn như mật cá trắm cỏ. Bất luận là ăn sống, ăn chín, hay ngâm rượu, trong mật cá trắm đều có một lượng độc nhất định còn sót lại.
3. Sữa đậu nành chưa sôi
Vì sữa đậu nành rất giàu dinh dưỡng, nhiều người sẽ chọn để uống vào bữa sáng. Có nhiều gia đình sử dụng máy làm sữa đậu nành tại nhà, nhiệt độ được thiết lập chính xác nên cũng không phải quan tâm độ sôi, chín. Tuy nhiên, nếu tự nấu sữa đậu nành không có máy chuyên dụng thì chúng ta phải cẩn thận đun nóng, sôi kỹ mới được uống.
Sữa đậu nành chưa chín, chưa sôi gây nguy hiểm bởi nó có chứa độc tố saponin. Saponin ức chế trypsin, gây ra các triệu chứng chóng mặt, đau dạ dày, nôn và buồn nôn.
4. Khoai tây mọc mầm
Khoai tây mọc mầm không được ăn vì chất độc solanin lúc đó cao gấp 5 đến 40 lần so với khoai tây bình thường. Cơ thể sẽ bị nhiễm độc nếu hấp thụ hơn 200mg solanin. Các triệu chứng biểu hiện nhiễm độc là cảm thấy nóng rát ở cổ họng, đau dạ dày, ù tai, hoa mắt chóng mặt.
Nên bảo quản khoai tây ở nhiệt độ thấp và tránh ánh sáng mặt trời. Nếu khoai tây chỉ nảy mầm ít, bạn có thể gọt bỏ phần mầm và phần vỏ xung quanh, khi chế biến cần đun nóng thật kỹ. Trong lúc chế biến có thể thêm giấm để nhanh chóng phá hủy solanin hơn.
5. Đậu đao chưa chín
Trường hợp của bà Lý kể trên là một ví dụ. Đậu đao có chứa ancaloit, nếu không được nấu chín ở nhiệt độ cao, chất này sẽ được hấp thụ vào cơ thể khiến nước tiểu không hình thành, không đi tiểu được và dẫn đến suy thận.
[Thuốc&Dinh dưỡng] Sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách cho trẻ
Bất kỳ loại thuốc điều trị nào, kể cả thuốc hạ sốt thông thường cho trẻ em cũng phải có chỉ định từ bác sĩ điều trị mới thật sự an toàn cho trẻ.
Ảnh minh họa
Trong những trường hợp chưa kịp đưa trẻ đến khám bác sĩ, phụ huynh có thể đến nhà thuốc mua thuốc hạ sốt cho trẻ uống "đỡ" qua lời tư vấn của dược sĩ phụ trách nhà thuốc, hoặc tối thiểu phụ huynh cần đọc thật kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc cho trẻ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Thuốc hạ sốt dùng cho trẻ phải còn hạn sử dụng rõ ràng.
Liều lượng thuốc hạ sốt cơ bản cần dựa trên cân nặng thực tế của trẻ để bảo đảm tính an toàn và hiệu quả hạ sốt nhanh cho trẻ. Cụ thể, trẻ uống đúng liều theo chỉ định là 10mg - 15 mg/kg/lần khi sốt trên 38,5 độ C.
Phụ huynh cần tuân thủ khoảng cách an toàn giữa 2 lần sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ để phòng ngừa tình trạng quá liều lâu dần có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, chỉ lặp lại liều tiếp theo sau 4 giờ nếu trẻ còn sốt, thường dùng 3 - 4 lần/ngày, tổng liều tối đa không quá 60mg/kg/24 giờ.
Các dạng thuốc hạ sốt hiện có trên thị trường gồm 3 loại:
Paracetamol (còn gọi là acetaminophen): Đây là loại thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả dành cho trẻ em. Khoảng cách giữa 2 liều dùng thông thường là mỗi 4 giờ, tuy nhiên trường hợp trẻ bị suy thận, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc tối thiểu phải là 8 giờ.
Ibuprofen: Tác dụng hạ sốt mạnh hơn paracetamol, tuy nhiên việc dùng Ibuprofen phải có chỉ định và sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ vì thuốc hạ sốt dạng này có rất nhiều tác dụng phụ. Liều dùng 20 - 30mg/kg/ngày hoặc 7 - 10mg/kg mỗi 6 - 8 giờ đường uống.
Những trường hợp sau này tuyệt đối không được sử dụng Ibuprofen để hạ sốt: Không sử dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi; không được dùng khi trẻ bị loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, sốt xuất huyết; trẻ bị dị ứng với Ibuprofen, với Aspirin và với các thuốc chống viêm không steroid khác; trẻ bị hen/suyễn hay bị co thắt phế quản, rối loạn xuất huyết, bệnh tim mạch, suy gan hoặc suy thận.
Aspirin: Được khuyến cáo không sử dụng cho trẻ em vì những tác dụng bất lợi cho sức khỏe, nhất là những trường hợp trẻ đang bị nhiễm vi rút như bị nhiễm cúm hoặc đang mắc thủy đậu sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye - một biến chứng rất nguy hiểm đối với trẻ, có thể dẫn đến tử vong.
Trên thị trường hiện có 3 dạng thuốc hạ sốt thông dụng được các bậc phụ huynh chọn sử dụng:
Dạng gói bột: Thường có mùi hương thơm của các loại trái cây như cam, chanh, dâu, tắc... nhất là có vị ngọt hợp với sở thích của trẻ, được sử dụng rất tiện lợi chỉ cần pha với nước sôi nguội là có thể cho trẻ uống ngay, hiệu quả hạ sốt nhanh vì dược chất paracetamol dễ dàng được hấp thụ từ dạ dày và ruột vào máu chỉ sau khi uống khoảng 15 - 30 phút.
Dạng gói bột được bào chế dưới những hàm lượng thông thường là 80mg, 150mg và 250mg. Tùy theo cân nặng của trẻ chúng ta sẽ tính được khá chính xác liều lượng cần dùng cho trẻ, ví dụ trẻ cân nặng 10kg phụ huynh sẽ cho trẻ uống một gói thuốc bột hạ sốt hàm lượng paracetamol 150mg.
Dạng sirô: Rất dễ sử dụng cho trẻ vì liều lượng thuốc rất dễ lường với hàm lượng thông dụng là paracetamol 80mg/5ml, 150mg/5ml hoặc 250mg/5ml với nhiều mùi vị khác nhau.
Dạng viên đạn (tọa dược nhét hậu môn): Được bào chế với 3 hàm lượng thông thường là 80mg, 150mg và 300mg. Dạng 80mg dùng cho trẻ từ 4 - 6kg, dạng 150mg dùng cho trẻ có cân nặng từ 7 - 12kg và dạng viên đạn 300mg dùng cho trẻ từ 13 - 24kg. Cần lưu ý dạng tọa dược thường có tác dụng hạ sốt chậm hơn dạng uống (gói bột thơm hoặc sirô) khoảng 15 - 20 phút vì khả năng hấp thụ dược chất paracetamol từ trực tràng vào máu sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Khi trẻ có thể uống được thì phụ huynh sử dụng dạng gói bột hoặc si rô hạ sốt pha với nước cho trẻ uống. Ở dạng này thuốc sẽ được hấp thu tốt hơn, hiệu quả hạ sốt nhanh hơn và đạt được độ an toàn cao nhất khi sử dụng.
Viện Tim mạch QG làm chủ kỹ thuật thay van động mạch chủ qua ống thông Lần đầu tiên, tại Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ đã tiến thành thủ thuật thay van động mạch chủ (ĐMC) qua đường ống thông (TAVI) bằng gây tê tại chỗ kết hợp an thần. Trước đó, thủ thuật phức tạp này cần sự tham gia hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài. Người bệnh sau...