Ăn cơm nóng hay cơm nguội tốt hơn?
Giữa hai lựa chọn là cơm nóng và cơm nguội, nhiều người vẫn thắc mắc loại nào có lợi cho sức khỏe hơn, và phải chăng cơm nóng luôn luôn tốt hơn cơm nguội.
Cơm có mặt trong hầu hết các bữa ăn của người Việt, đóng vai trò quan trọng đến nỗi bữa ăn được gọi là bữa cơm, hoặc người ta mời nhau đến nhà ăn cơm trong khi thực tế bữa hôm đó có thể không có cơm. Nhắc đến những gì quen thuộc đến mức không thể thiếu, người ta thường ví “như cơm ăn nước uống hằng ngày”.
Mặc dù cuộc sống của người Việt gắn với cơm, chưa chắc mọi người đã biết dùng món này đúng cách hoặc hiểu rõ ảnh hưởng của nó với sức khỏe. Vì vậy, câu hỏi ăn cơm nóng hay cơm nguội tốt hơn vẫn khiến nhiều người lúng túng, không biết đâu là đáp án đúng.
Ăn cơm nóng hay cơm nguội tốt hơn?
Câu trả lời phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể ở từng thời điểm và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Nếu bạn cần bổ sung năng lượng nhanh chóng và dễ tiêu hóa thì cơm nóng sẽ là lựa chọn tốt hơn. Cơm nóng mềm và dễ hấp thụ, giúp cơ thể nhanh chóng nhận được nguồn năng lượng cần thiết. Đây là lựa chọn phù hợp khi bạn cần ăn trong thời gian ngắn hoặc vào các bữa chính trong ngày.
Nhưng nếu bạn muốn kiểm soát cân nặng và duy trì lượng đường huyết ổn định thì cơm nguội sẽ là sự lựa chọn hợp lý. Cơm nguội với tinh bột kháng sẽ giúp bạn duy trì cảm giác no lâu hơn và hỗ trợ giảm chỉ số đường huyết.
Nếu bạn thích chiều theo khẩu vị bằng các món cơm rang, cơm trộn thì nguyên liệu được sử dụng chính là cơm nguội, nếu dùng cơm nóng thì món ăn sẽ không ngon bằng. Tuy nhiên, đối với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm, hay bị đầy bụng khó tiêu, cơm nguội sẽ không tốt bằng cơm nóng.
Khi ăn cơm nguội, mọi người nên nhai kỹ để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Ăn cơm nóng hay cơm nguội tốt hơn? (Ảnh: Delish)
Video đang HOT
Như vậy, cả hai loại cơm đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc ăn cơm nóng hay cơm nguội tốt hơn phụ thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng, sở thích ẩm thực thói quen ăn uống và tình trạng sức khỏe của từng người trong từng thời điểm cụ thể.
Bất kể là cơm nóng hay cơm nguội, điều quan trọng là phải bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản cơm đúng cách và sử dụng với lượng vừa phải để giữ gìn sức khỏe.
Cách ăn cơm nguội an toàn
Nếu bạn thích ăn cơm nguội hoặc muốn tận dụng cơm thừa, cần lưu ý những điểm sau để đảm bảo an toàn:
- Bảo quản đúng cách: Sau khi cơm nguội hẳn, bạn nên cho vào hộp kín và đặt ngay trong tủ lạnh. Tránh để cơm ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ vì đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
- Hâm nóng trước khi ăn: Khi dùng lại cơm nguội, hãy hâm nóng bằng lò vi sóng hoặc hấp cách thủy để tiêu diệt vi khuẩn.
- Không để cơm nguội quá lâu: Cơm thừa chỉ nên sử dụng trong vòng 24 giờ; khi thấy có mùi lạ hoặc dấu hiệu mốc, hãy bỏ đi ngay. Nếu muốn bảo quản lâu, bạn cần cấp đông cơm.
- Chế biến lại khi ăn: Việc dùng cơm nguội để làm các món như cơm chiên, cơm trộn sẽ giúp tăng hương vị và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
Ăn cơm nhiều có hại gì?
Thời xưa khi đất nước còn nghèo, thành phần bữa ăn còn đơn điệu, thiếu thịt cá, mọi người phải ăn nhiều cơm để có đủ năng lượng, do đó câu hỏi “cháu ăn được mấy bát cơm” trở thành tiêu chuẩn để đánh giá sức khỏe. Tuy nhiên hiện nay khi hầu hết các gia đình đã có đủ điều kiện thiết kế bữa ăn cân đối về thành phần dinh dưỡng, cần giới hạn lượng cơm vừa đủ, không phải cứ ăn càng nhiều cơm càng tốt.
Việc ăn nhiều cơm hay các món từ tinh bột khác sẽ đem đến những tác hại sau:
Tăng nguy cơ tiểu đường: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thói quen sử dụng nhiều cơm trắng tại các quốc gia châu Á là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường. Nếu bạn lười vận động, nguy cơ này càng cao.
Một nghiên cứu tại Hàn Quốc về tác hại của việc ăn nhiều cơm trắng cũng chỉ ra rằng, những người thường xuyên dùng cơm trắng trong một thời gian dài có nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa (bao gồm tiểu đường) cao hơn so với nhóm đối tượng khác. Người ăn nhiều cơm trắng còn có nguy cơ cao mắc bệnh rối loạn lipid máu.
Tăng cân, béo phì: Sử dụng quá nhiều cơm trắng cũng khiến bạn dư thừa năng lượng có thể gây nên chứng béo phì.
Rối loạn tâm lý, thường xuyên cáu gắt: Khi ăn quá nhiều cơm, cơ thể bạn tiết ra nhiều hormone insulin hơn để ổn định đường huyết. Lượng insulin quá cao trong máu sẽ khiến bạn dễ cáu gắt, thậm chí là không kiểm soát được hành động của mình, một số trường hợp nặng hơn có thể gây rối loạn tâm lý nghiêm trọng.
Luôn có cảm giác thèm ăn: Cho dù nguồn năng lượng do cơm trắng cung cấp cho cơ thể đã dư thừa, nếu không ăn đầy đủ các nhóm chất thì bạn vẫn có thể luôn cảm thấy thèm ăn, khó kiểm soát cân nặng.
Bác sĩ chỉ mẹo ăn cơm nhiều không lo tăng cân
Ăn cơm nguội để trong tủ lạnh rồi hâm nóng giúp bạn không hấp thụ nhiều carbohydrate và calo.
Một bác sĩ phẫu thuật và chuyên gia về lối sống tiết lộ mẹo nấu ăn không tốn kém có thể cắt giảm carbohydrate và calo lên đến 50%.
Bác sĩ Karan Rajan là một người nổi tiếng trên mạng xã hội với 1,4 triệu lượt theo dõi. Vị bác sĩ này hiện làm trong Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh thường xuyên đưa ra những lời khuyên về sức khỏe trên Instagram.
Mới đây, theo Mirror, bác sĩ người Anh bày tỏ sự ủng hộ việc hâm nóng các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate. "Nếu bạn thích ăn cơm, đây sẽ là mẹo chế biến thực phẩm yêu thích của bạn", ông hào hứng nói.
Khi được bảo quản tốt, cơm nguội hâm nóng có tác dụng nhất định với sức khỏe. Ảnh minh họa: AI
"Với hầu hết thực phẩm chứa carbohydrate như gạo, bánh mì, mì ống, khoai tây, đậu, yến mạch, khi bạn nấu chín, cất trong tủ lạnh, sau đó hâm nóng, món ăn sẽ chứa ít calo hơn ban đầu", bác sĩ Rajan thông tin.
Khi đó, lượng tinh bột kháng trong thực phẩm tăng mạnh, nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong ruột kết. Bác sĩ Rajan chỉ ra rằng cách chế biến này có thể cắt giảm nguy cơ ung thư ruột kết và tăng cường nhu động ruột, giúp tiêu hóa thuận lợi.
Bác sĩ Rajan giải thích thêm về lợi ích của tinh bột kháng trong việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: "Tinh bột kháng làm tăng cảm giác no và giảm cơn đói vì lên men chậm hơn, từ đó tăng khả năng kiểm soát khẩu phần ăn và cân nặng". Đối với bệnh nhân tiểu đường, tinh bột kháng ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn.
Tuy nhiên, theo Cnet, có một khả năng nhỏ việc ăn cơm thừa khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm.
Các loại gạo đều có thể chứa bào tử của Bacillus cereus - loại vi khuẩn gây ra bệnh đường tiêu hóa với các triệu chứng nôn mửa hoặc tiêu chảy. Các bào tử này chịu nhiệt và không chết khi nấu chín.
Nguy cơ ngộ độc thực phẩm lớn phát sinh khi cơm để ngoài hơn 1 giờ - đó là lúc bào tử vi khuẩn có thể sinh sôi mạnh mẽ. Theo Food Network, nếu cơm để ngoài nhiệt độ phòng trong 2 giờ, bạn không nên ăn nữa.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), điều quan trọng là chỉ hâm nóng cơm 1 lần để tránh gây hại cho trẻ nhỏ - những đối tượng "rất dễ bị vi khuẩn tấn công".
Lời khuyên trên trang web của NHS có đoạn: "Đảm bảo cơm nguội trong vòng 1 giờ rồi cho thẳng vào tủ lạnh hoặc tủ đông. Cơm để trong tủ lạnh nên ăn trong vòng 24 giờ. Không bao giờ hâm nóng cơm quá 1 lần". Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ nới dài thời gian bảo quản cơm lên đến 4-6 ngày.
Ngoài ra, bạn cần cẩn thận không để hộp đựng thức ăn nóng vào tủ lạnh, vì điều đó có thể làm tăng nhiệt độ của các loại thực phẩm khác, ảnh hưởng tới chất lượng. Food Network khuyến nghị nên chia cơm vào các hộp đựng nhỏ để nguội nhanh hơn.
Ba không khi ăn cơm Một số thói quen của nhiều người có thể gây hại sức khỏe như ăn cơm chan canh, mua gạo trắng tinh hay để cơm nguội bên ngoài quá lâu. Không ăn gạo trắng bóc Gạo là nguồn cung cấp vitamin B dồi dào, đặc biệt là B1 tốt cho hệ thần kinh, tim và B2 tham gia vào quá trình chuyển hóa...