Ăn cho mát ruột, mát gan
Ở quê, có nhiều loại rau lá vừa lành vừa mát mọc ngay ở vườn nhà, trời nắng nóng, chỉ cần hái một ít vò uống hoặc nấu canh ăn là thấy “ mát ruột mát gan” ngay.
Những loại rau này không phải lúc nào bạn cũng có thể tìm thấy ở thành phố nên nếu may mắn gặp thì cứ tranh thủ mua để có thể “ giải nhiệt” trong những ngày hè oi.
Lá sâm
Hay còn gọi là sương sâm, thường mọc hoang ở vườn, nơi có bóng râm mát. Lá sâm là dạng dây leo, có thể bò tít lên ngọn cây, càng vươn cao, càng xanh tốt. Ngoài ra, cây cũng thích mọc gần bờ tường hay bờ rào rồi bám víu lấy bất kỳ cây nào cạnh đó, cứ thế xanh tươi.
Ngày nay, lá sâm được trồng “công nghiệp” cũng khá nhiều, lá thường to, mướt nhưng ăn không ngon, không mát bằng sâm vườn mọc tự nhiên, lá hơi nhỏ nhưng dày.
Lá sâm khi hái, chọn những lá già nhất, dày nhất, đem rửa sạch, vò với nước ấm cho ra hết chất diệp lục rồi lược bỏ xác. Sâm vò tươi sẽ có màu xanh sẫm, ra nhiều bọt, để rất nhanh đặc. Nếu muốn ăn sâm dai hơn thì phơi lá heo héo trước khi vò, sâm sẽ có màu xanh lơ lớ, hơi ngả vàng.
Khi ăn, chỉ cần cho nước đường vào quậy tan, thêm đá hoặc không, ực một hơi mát đến tận ruột. Ngoài ra, người miền Tây làm sâm bán thì thường cho thêm dầu chuối, nước cốt dừa beo béo, đường thắng kẹo có thêm gừng đập dập.
Lá mối
Lá mối thuộc giống cây rừng, cũng là loại dây leo, dễ mọc hoang. Lá có hình tim, to hơn nhưng mỏng hơn lá sâm. Ngày xưa ở quê, những ngày trưa nắng, bà tôi hay hái lá này vò cho cả nhà uống vì rất mát gan. Khác với lá sâm, lá mối rất đắng, cái đắng cũng “ngang ngửa” với khổ qua.
Lá mối khi vò, không đặc đóng thành khối như lá sâm mà chỉ hơi sánh lại nên khi uống, thêm đường để giảm vị đắng. Cái đắng ban đầu có thể khiến bất cứ ai cũng… lè lưỡi nhưng khi đã nuốt vào rồi thì lại cảm thấy cái hậu ngọt đọng lại nơi cổ họng, mát lành và dễ chịu.
Video đang HOT
Cải này mọc nhiều nhất là khi trời bắt đầu mưa xuống. Hết năm này đến năm kia, cải lớn lên, già đi, rụng hạt, sang năm sau lại mọc tiếp, chẳng cần ai trồng nên người ta gọi là cải trời, như của trời cho vậy.
So với nhiều loại cải ăn lá khác thì cải trời có mùi thơm rất đặc trưng, nghe rõ vị thuốc nam trong ấy nên người quê hay bảo, ăn cải này rất “nên thuốc”. Nó giúp giải nhiệt, trị ghẻ lở, mụn nhọt rất hay. Rau có thể dùng ăn sống chấm cá, thịt kho hay ngon nhất là xắt nhuyễn, nấu canh với tôm khô, thịt bằm.
Rau đắng đất
Rau đắng đất thích mọc ở những nơi đất ẩm, ngay bờ rào sau hè. So với rau đắng biển thì rau đắng đất đắng và ăn mát hơn rất nhiều. Rau này gặp cháo cá lóc, cá kèo phải nói là hợp gu. Rau đắng là vậy nhưng đi kèm với cháo cá thì bỗng nhiên… hết đắng, chỉ còn lại vị nhân nhẫn nơi đầu lưỡi.
Ngoài ra, rau đắng còn có thể nấu canh chua hay canh ngọt. Khi nấu, nước sôi bùng lên thì thả rau vào rồi nhắc xuống ngay, nấu lâu rau sẽ đắng và dai hơn.
Lá cách hay mọc dại, thường cạnh bờ mương và có thể phát triển to lớn, xum xuê và là loại cây lâu năm. Muốn trồng lá cách thì cứ chặt một nhánh nào đó rồi găm xuống đất bùn ẩm là xong. Lá cách cho lá quanh năm, bất kể nắng mưa. Mỗi lần hái, bẻ đọt đi, tháng sau cây sẽ ra đọt non mới, xanh mướt mỡ màng. Loại lá tự nhiên không cần phân thuốc này rất tốt cho gan, giúp giải độc, nhuận trường.
Không chỉ có tính bài thuốc mà lá cách còn là loại rau đặc sản, người miền Tây hay dùng ăn bánh xèo; xào thịt rắn, um thịt ếch, lươn có thêm ít nước cốt dừa, ngon hết sẩy. Mùi của lá cách cũng rất thơm, tạo hương vị rất đặc biệt cho món ăn.
Vài năm trở lại đây, phong trào trồng chùm ngây bỗng dưng nở rộ, có lẽ do “tiếng lành” về một loại rau mát, tốt cho sức khỏe được đồn xa. Ở quê, cây thường mọc hoang, người ta còn gọi là cây ba đậu dại.
Lá chùm ngây có vị ngọt thơm giống lá bồ ngót, có thể ăn sống, luộc, nấu canh, làm gỏi hay xào đều ngon. Nấu canh thì có thể nấu với tôm, thịt băm, làm gỏi thì trộn tôm, thịt luộc. Chùm ngây chứa nhiều vitamin C, khoáng chất nên cũng là loại rau giải nhiệt cho ngày nóng.
Ngoài các loại rau trên thì bồ ngót, rau má, mồng tơi, rau tiêu, rau sam… là những loại rau mát phổ biến khác mà người ở quê có thể tìm thấy hoặc trồng dễ dàng trong vườn nhà, vừa ngon, vừa an toàn, vừa giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.
Theo PNO
[Chế biến] - Mướp đắng ướp lạnh
Nguyên liệu dễ kiếm, chế biến đơn giản, hương vị lạ miệng, hơn nữa mướp đắng còn có công dụng giải nhiệt, mát gan và chữa đau đầu.
Nguyên liệu:
300g mướp đắng
150g ruốc thịt
Mắm ruốc
Bột ngọt, chanh, tỏi, đường
Đá lạnh
Tiến hành:
Mướp đắng rửa sạch, thái lát mỏng sau đó ngâm vào nước lạnh có pha một chút muối khoảng 10 phút.
Vớt ra rửa lại bằng nước thật sạch rồi để ráo.
Tỏi và ớt đem giã nhuyễn cùng với 2 thìa đường.
Múc vào bát con một thìa canh mắm ruốc, hòa với một muỗng nước lọc để cho mắm ruốc tan, thêm ớt quả và tỏi đã giã nhuyễn vào trộn cùng,
thêm một chút nước cốt chanh. Nếm theo khẩu vị từng người.
Dùng bát hay đĩa sâu long lót bên dưới một lớp đá lạnh, bên trên rải đều mướp đắng.
Rắc ruốc thịt lên trên mướp đắng. Ăn kèm với mắm ruốc đã pha.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng.
Theo Edaily.vn
Về miệt vườn xúc chang chang Hè, về quê thật nhiều hứng khởi. Đa phần đường làng, xã, ấp ở nông thôn bây giờ đã kiên cố bêtông hoá, chạy xe theo những con đường dọc bờ sông mát rượi. Dưới kênh, rạch lúc nước cạn, bạn sẽ gặp nhiều người đang chăm chỉ mò bắt ốc, hến, chang chang. Chang chang kho keo. Mùi bùn châu thổ sông...