Ăn chay giảm cân, người phụ nữ không những tăng 8kg mà còn mắc bệnh nguy hiểm
Ăn chay giảm cân dẫn đến thiếu canxi khiến người phụ nữ này gặp họa. Bạn thường xuyên bị đau cổ, dễ bị chuột rút, chất lượng giấc ngủ kém và tâm trạng khó chịu, nên cẩn thận với việc thiếu canxi.
Thiếu canxi trong cơ thể không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, lượng canxi không đủ thậm chí còn làm tăng quá trình tổng hợp chất béo. Một người phụ nữ 38 tuổi, trong năm 2 năm ăn chay với mục đích giảm cân nhưng cân nặng lại từ 65kg tăng lên 72kg, đi kiếm tra bác sĩ phát hiện bị bệnh loãng xương.
Thiếu canxi trong cơ thể không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, lượng canxi không đủ thậm chí còn làm tăng quá trình tổng hợp chất béo.
Lượng canxi không đủ sẽ gây béo phì?
Bác sĩ Triệu Hàm Dĩnh, trưởng Trung tâm tư vấn chuyên khoa dinh dưỡng sức khỏe buổi sáng (Hàng Châu, Trung Quốc) chỉ ra rằng, trên lâm sàng có rất nhiều trưởng hợp bị thiếu canxi dẫn đến béo phì. Tiêu biểu là cô Vương 38 tuổi đã ăn chay trong hai năm để giảm câm, bình thường cô chỉ ăn rau, ăn cơm gạo lứt, hoàn toàn không ăn các loại thịt, ngay cả sữa đậu nành cũng không sử dụng.
Bình thường vì sợ béo nên cô Vương chỉ uống cà phê đen, không ngờ giảm béo không thành, sau 2 năm cô từ 65kg tăng lên 72kg, cô xuất hiện triệu chứng ngủ không ngon giấc, chân tay lạnh, thường xuyên bị chuột rút, bác sĩ kiểm tra cô bị bệnh loãng xương. Nhìn vào chế độ ăn uống bình thường của cô Vương cho thấy, lượng “canxi” ăn vào cơ thể một ngày không đến 200mg, ít hơn rất nhiều so với lượng khuyến cáo một ngày là 1000mg đối với người lớn.
Bình thường vì sợ béo nên cô Vương chỉ uống cà phê đen, không ngờ giảm béo không thành, sau 2 năm cô từ 65kg tăng lên 72kg.
Bác sĩ Triệu Hàm Dĩnh giải thích, bình thường người phụ nữ này tiêu thụ các loại rau lá xanh, cộng thêm những thực phẩm như đậu phụ và các loại thịt cá đều không ăn, khiến cơ thể cô Vương thiếu canxi trầm trọng. Do đó, sau khi bác sĩ điều chỉnh “thực đơn ăn kiêng” cho cô Vương, sau lần tái khám cô Vương đã giảm xuống còn 64kg, giảm tình trạng chuột rút, tăng chất lượng giấc ngủ, đặc biệt là cải thiện tình trạng loãng xương.
Theo khuyến nghị của Hội đồng Y tế Quốc gia (TQ), lượng canxi khuyến nghị hàng ngày cho mọi nhóm tuổi đó là, 800 mg cho 7-9 tuổi, 1000mg cho 10-12 tuổi, 1200mg cho 13-18 tuổi và 1000mg cho người trưởng thành.
Canxi rất quan trọng đối với sức khỏe, bác sĩ Triệu Hàm Dĩnh chỉ ra 8 nhóm thực phẩm bổ sung canxi, phòng ngừa bệnh loãng xương.
1. Nhóm rau: Rau cải ngọt, rau dền
Video đang HOT
Có rất nhiều loại rau xanh có thể bổ sung canxi rất tốt, trong đó đặc biệt nhất là rau cải ngọt (cải chíp) và rau dền, đây được xem là 2 món rau có lượng canxi thậm chí còn cao hơn sữa (đơn vị tính cùng trọng lượng).
Có rất nhiều loại rau xanh có thể bổ sung canxi rất tốt, trong đó đặc biệt nhất là rau cải ngọt (cải chíp) và rau dền.
2. Nhóm cá: Cá chạch
Nếu lấy cùng đơn vị trọng lượng để so sánh với các loại cá khác, chạch chứa hàm lượng canxi cao hơn khoảng 6 lần cá chép, khoảng hơn 10 lần so với bạch tuộc.
3. Nhóm hạt gia vị: Vừng (mè)
Hạt vừng sau khi chế biến thành món tương vừng hoặc rang chín giã nhỏ sẽ là một món ăn có tỉ lệ tiêu hóa rất cao. Ăn một muỗng vừng (khoảng 25 g) sẽ bổ sung một lượng canxi cho cơ thể lên đến khoảng 200mg.
4. Nhóm ngũ cốc: Bột yến mạch
Trong số nhóm hạt ngũ cốc, yến mạch có hàm lượng canxi cao nhất, hơn gạo trắng khoảng 7,5 lần. Mặc dù tỷ lệ hấp thụ canxi trong yến mạch được xem là thấp hơn so với canxi trong sữa, nhưng đây là thực phẩm hữu ích cho việc phòng bệnh thiếu hụt canxi. Cách chế biến tốt nhất là nấu cháo yến mạch cùng hạt vừng đen sẽ giúp bổ sung canxi tốt hơn.
5. Nhóm hạt đậu: Đậu phụ
Đậu nành sau khi trải qua nhiều công đoạn chế biến trở thành đậu phụ làm cho lượng canxi có trong đậu nành đã được “giã” nhỏ ra nên rất dễ dàng hấp thụ vào cơ thể.
6. Các loại hạt: Hạnh nhân
Hạnh nhân là hạt chứa lượng canxi cao nhất trong nhóm các loại hạt. Mỗi 100 gram hạt chứa 815mg canxi, đủ để áp ứng nhu cầu sử dụng canxi cho người lớn trong một ngày.
7. Nhóm đậu đỗ: Đậu cô-ve
Mỗi 100 gram quả đậu cô ve chứa lượng canxi lên đến 349mg, cao hơn đậu nành khoảng 2 lần. Món đậu này có thể nấu đơn giản để ăn trong bữa ăn chính hoặc làm thành các món ăn nhẹ cũng là cách bổ sung canxi rất tốt.
8. Nhóm đồ uống: Sữa
Sữa là một nguồn thực phẩm cung cấp canxi không còn xa lạ. Nếu uống một hộp sữa khoảng 250g có thể nhận được khoảng 275 mg canxi. Đây là món đồ uống vừa dễ uống vừa hấp thụ tốt mà bạn nên đưa vào thực đơn hàng ngày.
Nguồn: Ettoday
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu canxi trầm trọng
Xương yếu, đau cơ bắp, mệt mỏi, khó giảm cân là những dấu hiệu phổ biến cảnh báo cơ thể thiếu hụt canxi trầm trọng.
Canxi là dưỡng chất không chỉ giúp duy trì xương chắc khỏe, mà nó còn hỗ trợ quá trình đông máu, tăng cường cơ bắp và cải thiện hệ miễn dịch. Cơ thể thiếu canxi có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến cảnh báo cơ thể đang thiếu canxi trầm trọng bạn cần biết.
Xương yếu
Cơ thể thiếu canxi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của xương bởi khoáng chất này cần thiết để hình thành xương và giữ cho chúng mạnh mẽ. Mức canxi thấp ảnh hưởng trực tiếp đến mật độ xương và làm tăng nguy cơ loãng và gãy xương.
Chuột rút và đau cơ bắp
Ảnh minh họa
Mặc dù cơ thể có đủ lượng hemoglobin và nước, nếu bạn bị đau cơ đột ngột, đó có thể là dấu hiệu bạn có nồng độ canxi thấp, đặc biệt ở vùng đùi và cơ bắp chân. Cơ thể thiếu canxi khiến các tế bào thần kinh trở nên nhạy cảm, từ đó dẫn đến đau cơ bắp.
Móng tay giòn
Giống như xương, móng tay cũng cần canxi để duy trì độ bền. Nếu không có đủ dưỡng chất này, móng tay rất yếu và dễ bị gãy.
Hệ miễn dịch suy yếu
Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, giúp ngăn ngừa virus, vi khuẩn xâm nhập. Thiếu canxi làm giảm sức đề kháng của cơ thể, bạn dễ bị cảm cúm, ho, nhiễm trùng hơn.
Đau răng
Khoảng 99% lượng canxi trong cơ thể được lưu trữ trong xương và răng. Vì vậy, nếu lượng canxi trong cơ thể giảm, bạn dễ bị đau và sâu răng, đồng thời có nguy cơ cao bị bệnh nha chu. Ở trẻ em, thiếu hụt canxi có thể dẫn đến mọc răng chậm và yếu.
Hội chứng tiền kinh nguyệt
Phụ nữ thiếu canxi thường hay bị đau đớn trong kỳ kinh nguyệt và một số vấn đề khác như nổi mụn, nhức đầu, đau ngực, đau lưng, bụng, rối loạn giấc ngủ, căng thẳng... Chưa có nghiên cứu chứng minh đủ canxi có thể làm giảm đau kỳ "đèn đỏ", nhưng nó đóng vai trò quan trọng giúp co cơ và thư giãn. Thiếu canxi cũng gây ra kinh nguyệt không đều và chảy máu nhiều.
Mệt mỏi
Nồng độ canxi thấp trong cơ thể có thể gây mất ngủ, sợ hãi và tinh thần hoảng loạn. Điều này làm tăng sự căng thẳng và mệt mỏi. Đặc biệt, nó là triệu chứng phổ biến ở phụ nữ sau khi sinh con. Họ có nhiều khả năng bị thiếu sữa, kém tập trung và rất mệt mỏi. Vì vậy, phụ nữ khi mang thai thường được khuyến cáo tiêu thụ khoảng 1.000-1.200 mg canxi mỗi ngày.
Khó giảm cân
Thiếu canxi trong bữa ăn hàng ngày sẽ gây cản trở mục tiêu giảm cân. Nguyên nhân là canxi giúp điều tiết sự trao đổi chất, năng lượng, thúc đẩy quá trình giảm cân hiệu quả.
Theo khoe365.net
Những nguyên nhân làm tăng nguy cơ loãng xương khiến bạn bất ngờ Bạn biết bạn cần canxi, nhưng bạn có thể không nhận ra các yếu tố lối sống khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương, theo Reader. Ăn nhiều thịt bò cũng làm tăng nguy cơ loãng xương - SHUTTERSTOCK Dành quá nhiều thời gian ngồi trên ghế Bệnh loãng xương, xảy ra khi bạn mất khối lượng xương và...