Ăn bí ngô, khoai lang giúp da không bị khô ngứa lúc giao mùa
Da khô nứt, bong tróc, mẩn ngứa… là những triệu chứng thường gặp ở vào thời điểm giao mùa.
Chế độ ăn tốt cho da trong thời điểm giao mùa
Vào thời điểm giao mùa, thời tiết nóng lạnh thất thường dễ khiến làn da trở nên nhạy cảm và không ổn định, có lúc khô ngứa, có lúc lại nhờn. Ngoài việc sử dụng sản phẩm chăm sóc phù hợp thì chế độ ăn uống tốt, bổ sung dinh dưỡng cũng rất hữu ích cho da.
Chuyên gia dinh dưỡng Gao Minmin (Đài Loan) đã chia sẻ 3 bí quyết dưỡng da thay đổi theo mùa, hướng dẫn cách ăn uống để giúp duy trì sự ổn định của làn da.
Gao Minmin cho biết nhiều người có quan niệm ăn nhiều thực phẩm bổ sung trong mùa, nhưng điều đó không tốt bằng một chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung nhiều nước. Cô cũng đưa ra một số lời khuyên về lối sống cũng như ăn uống giúp làm sạch da, duy trì sức khỏe làn da.
1. Nhiệt độ nước tắm rất quan trọng
Không nên để nhiệt độ nước quá nóng trong khi tắm, tránh làm tổn thương da, nhiệt độ tốt nhất khi tắm là khoảng 38-40 độ C, nên dùng các sản phẩm tắm dịu nhẹ giúp duy trì độ ẩm cho da.
2. Uống chanh mật ong và hạt chia
Nên pha nước chanh mật ong và thêm hạt chia để uống mỗi ngày. Không nên dùng đường tinh luyện thông thường, mật ong chứa nhiều vitamin, khoáng chất, axit amin và enzym tự nhiên hơn, có thể dùng làm hương liệu giúp bổ sung nước, bôi trơn đường tiêu hóa, và thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
Video đang HOT
Cách pha chế cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một thìa mật ong, nửa quả chanh, một thìa hạt chia, hòa đều với 500ml nước ấm.
3. Ăn những loại thực phẩm bổ dưỡng
Ăn uống điều độ thì da dẻ sẽ đẹp, Gao Mingmin khuyên các chị em nên ăn nhiều hơn những loại thực phẩm sau:
- Nước lê :Chứa nhiều kali và nhiều chất xơ nên có tác dụng điều hòa huyết áp, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, thanh nhiệt, an thần.
- Rau xanh: Trong các loại rau có rất nhiều các vitamin. Đặc biệt vitamin C có tính chất chống oxy hoá.
- Trái cây: Ăn nhiều trái cây giàu nước, đặc biệt các loại quả như dâu tây, dưa hấu, anh đào, cam, bưởi… giúp bổ sung nhiều chất bổ dưỡng và dưỡng ẩm cho da.
- Hạt khô: nhiều chất xơ, ngăn ngừa táo bón để ngăn sự tích tụ chất chuyển hóa trong ruột, ảnh hưởng đến tình trạng da. Hạt khô cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất, và thậm chí rất nhiều thành phần chống oxy hóa có thể ngăn ngừa lão hóa da, khô da.
- Khoai lang: Đây là một loại củ tuyệt vời cho cho làn da của bạn vào lúc giao mùa. Trong khoai lang có chứa gấp đôi các chất dinh dưỡng bảo vệ da, đặc biệt là vitamin A và beta carotene. Vitamin A có tác dụng giúp tái tạo làn da, còn beta carotene hỗ trợ bảo vệ để dưỡng ẩm cho da ngay từ bên trong.
- Đầu nành: giàu protein, chất xơ, vitamin B1 và sắt. Đậu nành chứa ít chất béo, giúp làn da trở nên đẹp và sáng.
- Bí ngô: Mỗi 100gra, bí ngô có chứa tới 3681 IU vitamin A, có thể bảo vệ da và niêm mạc.
Dấu hiệu bệnh khôn lường thể hiện trên khuôn mặt bạn
Việc gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn sức khỏe thường hiệu quả hơn nhiều so với tư vấn từ xa, bởi có những dấu hiệu mà bác sĩ có thể đọc được qua khuôn mặt của bạn.
Da hoặc môi khô và bong tróc: Đây là dấu hiệu thường thấy ở người bị mất nước, thiếu nước; nhưng cũng có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tới tuyến mồ hôi, như chứng suy giáp hoặc bệnh tiểu đường.
Lông mặt mọc nhiều: Lông mặt không mong muốn ở khu vực quai hàm, cằm và môi trên có thể là dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), một dạng mất cân bằng nội tiết, khiến các hàm lượng hormone nam tăng vọt.
Các chấm vàng, mềm trên mí mắt: Các ban vàng mí mắt chứa đầy cholesterol này cho thấy bạn có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn.
Bọng mắt và quầng thâm: Những đôi mắt lờ đờ, mệt mỏi có thể là dấu hiệu của các chứng dị ứng mãn tính. Các bệnh lý này khiến các mạch máu nở rộng và vỡ ra, gây sưng phù và thâm quầng vùng da nhạy cảm dưới mắt. Bệnh suy giáp và chứng ngưng thở khi ngủ cũng có thể là thủ phạm gây ra tình trạng này.
Hai bên mặt không đối xứng: Mặt không cân xứng có thể là dấu hiệu ban đầu của một cơn đột quỵ. Người bệnh sẽ cảm thấy tê dại một bên mặt, khó cười nói, kèm theo các triệu chứng như thị lực mờ nhòe và vô lực chân tay.
Da đổi màu: Những thay đổi nhỏ nhất của màu da cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý khó lường. Da nhợt nhạt có thể là dấu hiệu của thiếu máu, da vàng - bệnh về gan, môi và móng tay xanh - bệnh về tim hoặc phổi.
Nổi mẩn và sưng đỏ: Một số bệnh về đường tiêu hóa có thể biểu hiện trên làn da. Các cụm nổi mẩn trên da có thể là dấu hiệu của bệnh Celiac (bệnh không dung nạp gluten). Mẩn đỏ nổi thành hình cánh bướm trên má và sống mũi có thể là dấu hiệu của bệnh lupus ban đỏ.
Rụng tóc: Rụng lông mi hoặc lông mày đi kèm với rụng tóc có thể là dấu hiệu của chứng rụng tóc từng vùng, một bệnh tự miễn tấn công các nang tóc.
Mụn ruồi mới: Mụn ruồi mới mọc thường không phải là điều đáng lo. Nhưng để yên tâm hơn, bạn có thể đi kiểm tra da liễu mỗi lần có mụn ruồi mới mọc để xem đó có phải là dấu hiệu của ung thư da hay các bệnh về cơ quan nội tạng hay không./.
Cô gái 32 tuổi đột nhiên bị mẩn ngứa khắp người, đi khám mới biết đã mắc ung thư gan Chủ quan cho rằng do thay đổi thời tiết nên gặp phải vấn đề về da, cô Lưu chẳng ngờ bản thân đã mắc bệnh về gan từ lúc nào không hay. Tình trạng bong tróc, khô ngứa da... thường dễ xảy ra khi thời tiết chuyển mùa. Chính vì lẽ đó, nhiều người đã chủ quan bỏ qua vấn đề về da...