Amser 16 tuổi nhận học bổng 70.000 USD từ trường THPT nội trú danh giá Mỹ
Nguyễn Diệp Linh, học sinh lớp 10A1 (Chuyên Anh) trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, vừa được trường THPT nội trú Ross School ( New York, Mỹ) trao học bổng danh giá duy nhất dành cho học sinh quốc tế Global Citizen Merit Scholarship trị giá 70.000 USD cho 2 năm học lớp 11 và 12.
Nữ sinh Nguyễn Diệp Linh
Xin chào Diệp Linh, được biết vừa qua Diệp Linh đã xuất sắc giành được suất học bổng $70,000 từ trường THPT Nội trú Ross School. Chị chúc mừng Linh. Không biết cảm xúc của em như thế nào khi nhận được học bổng giá trị như vậy?
Em cảm thấy rất vui và bất ngờ. Em đã nộp hồ sơ vào một số trường và được nhận mức học bổng khá cao.
Tuy nhiên, học bổng mà em nhận được từ Ross là học bổng Global Citizen Merit Scholarship cho hai năm PTTH lớp 11 và 12. Theo như đại diện tuyển sinh của trường, đây là suất học bổng danh dự và lớn nhất dành cho học sinh quốc tế, và em may mắn là học sinh quốc tế đầu tiên và cũng là duy nhất từ Việt Nam đạt được học bổng này.
Tại sao Diệp Linh lại quyết định nộp hồ sơ vào Ross School và lựa chọn trường?
Khi tìm hiểu thông tin về các trường THPT nội trú ở Mỹ, PAC Group đã giúp em kết nối và phỏng vấn trực tiếp với Đại diện gần mười trường, em đã rất ấn tượng với Ross School – một ngôi trường có phương pháp học mới lạ so với các trường Trung học Phổ thông khác. Chương trình giáo dục tại Ross gọi là Chương trình đào tạo Xoáy ốc, được xây dựng và phát triển dựa trên nghiên cứu sư phạm bởi các chuyên gia giáo dục hàng đầu đến từ Đại học Harvard, MIT, v.v.
Các môn học trong chương trình giảng dạy đều bám theo dòng chảy lịch sử văn hóa thế giới và sự phát triển của ý thức hệ nhân loại, mỗi bậc lớp sẽ tập trung vào một giai đoạn và chủ đề lịch sử. Hơn nữa, khi biết được người sáng lập trường – ngài Stephen Ross – là CEO của một trong những tập đoàn truyền thông giải trí lớn nhất Mỹ Time Warner , em đã không do dự mà đưa Ross School vào danh sách trường ưu tiên hàng đầu của mình. Hơn nữa, trường nằm tại bờ Đông Bắc của nước Mỹ với vị trí địa lý và khí hậu lý tưởng cũng là lý do em quyết định nộp hồ sơ vào đây.
Diệp Linh có thể chia sẻ quá trình nộp hồ sơ vào trường Ross School như thế nào không?
Giai đoạn chuẩn bị hồ sơ thật sự rất căng thẳng và đòi hỏi nỗ lực cao. Nhiều lúc em cũng đã muốn bỏ cuộc nhưng thật may em đã có gia đình và các cố vấn PAC Group bên cạnh động viên và tạo điều kiện, truyền thêm tự tin cho em. Xác định được mục tiêu du học, em đã bắt tay chuẩn bị cho các kỳ thi chuẩn hóa từ ngay sau khi thi lên cấp 3.
Các trường THPT nội trú ở Mỹ thường nhận hồ sơ qua hệ thống trực tuyến Standard Application Online (SAO), trên đó em phải cung cấp cho trường các thông tin về thành tích học tập và hoạt động ngoại khóa, cũng như hoàn thành năm bài luận ngắn và thực hiện phỏng vấn trực tuyến với Ban tuyển sinh của các trường.
Riêng với Ross School, học bổng Global Citizen Merit Scholarship rất cạnh tranh và có tiêu chí đánh giá tuyển chọn khắt khe, do đó em phải viết thêm một bài luận nữa khoảng 500 từ về chủ đề Công dân toàn cầu. Em đã viết về việc em đã sử dụng khả năng ngoại ngữ của mình để giúp các em nhỏ học tập và mở rộng hiểu biết về thế giới như thế nào.
Diệp Linh cảm thấy phần nào là khó nhất khi chuẩn bị hồ sơ? Diệp Linh có kinh nghiệm gì để chia sẻ với các bạn không?
Phần khó nhất khi chuẩn bị hồ sơ đối với em chính là viết các bài luận. Em không có vấn đề về ngữ pháp hay cách sử dụng từ ngữ, tuy nhiên đôi khi bị lan man và không đi đúng vào trọng tâm bài viết. Điều này gây ra bất lợi lớn bởi sẽ có nhiều câu không cần thiết và dài dòng, còn những ý quan trọng thì lại không được làm rõ. Em đã phải viết nháp, đọc và chỉnh sửa nhiều lần để cắt gọt cho bài luận được ngắn gọn, súc tích. Với kinh nghiệm của mình, lời khuyên của em dành cho các bạn khi viết luận là “Show, not tell”, nghĩa là bạn phải diễn giải ý bằng các lập luận và bằng chứng cụ thể, chứ không chỉ nói chung chung.
Diệp Linh đánh giá vai trò của các hoạt động ngoại khóa trong bộ hồ sơ như thế nào? Em đã tích lũy được những bài học gì qua những hoạt động ngoại khóa của mình?
Hoạt động ngoại khóa rất quan trọng trong một bộ hồ sơ. Qua các hoạt động ngoại khóa, Hội đồng tuyển sinh có thể đánh giá mình không chỉ mạnh về mặt học thuật mà mình còn rất năng động và có các kỹ năng mềm tốt. Em nghĩ không phải chỉ vì thành tích, giải thưởng trong quá trình học tập hay điểm chuẩn hóa cao, mà những hoạt động ngoại khóa đã khiến bộ hồ sơ của em trở nên nổi bật.
Video đang HOT
Qua những hoạt động ngoại khóa của mình, em tích lũy được nhiều kinh nghiệm về những lĩnh vực mà em quan tâm như giáo dục, tâm lý và nghệ thuật, đồng thời cũng có thêm những người bạn mới, xây dựng các mối quan hệ xã hội và kỹ năng lãnh đạo. Hiện tại, em đang tham gia nghiên cứu với Giáo sư Harris Cooper, trưởng khoa Khoa Giáo dục tại trường Đại học Duke University về chủ đề tác động của Bài tập về nhà đến sự phát triển của trẻ. Em hi vọng sẽ tích lũy được các kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng làm việc nhóm, tổ chức thời gian, v.v. và chuẩn bị tốt hơn cho Đại học.
Dự định trong tương lai của Diệp Linh khi theo học tại Ross School và sau khi tốt nghiệp?
Em đã hoành thành xong điểm chuẩn hóa SAT I, SAT II để sẵn sang nộp hồ sơ bậc đại học. Trước mắt, tại Ross School, em sẽ duy trì kết quả học tập tốt và hoạt động ngoại khóa chọn lọc để chuẩn bị một bộ hồ sơ đại học chất lượng. Cũng trong hai năm tới tại Ross, em sẽ thực hiện một dự án cá nhân mang chủ đề giáo dục, tổ chức triển lãm ảnh để nâng cao nhận thực của cộng đồng về quyền được học tập và phát triển của trẻ em. Sau khi tốt nghiệp, em sẽ nộp hồ sơ lên ĐH tại Mỹ và dự định theo chuyên ngành giáo dục. Em muốn được đóng góp cho nền giáo dục ở Việt Nam trong tương lai.
Diệp Linh có muốn gửi gắm đến các bạn học sinh khác điều gì không?
Một điểm yếu khiến quá trình nộp hồ sơ của em khó khăn hơn là ôm đồm quá nhiều hoạt động cùng một lúc nên việc cần ưu tiên bị trì hoãn. Em đã phải học cách khắc phục điểm yếu đó, tự tạo động lực cho mình và lên một thời gian biểu chi tiết để có thể hoàn thành tốt các mục tiêu. Em muốn nhắn nhủ đến các bạn, nếu như bạn muốn làm một việc gì đó, hãy cố gắng sắp xếp công việc một cách khoa học, làm bằng hết quyết tâm và khả năng của mình. Chỉ cần mình cố gắng và nỗ lực hết mình, chắc chắn mình sẽ thành công.
Cảm ơn Diệp Linh về buổi trò chuyện hôm nay!
Theo GDTĐ
Chuyện khó tin về nữ sinh Việt "con nhà người ta" trên đất Mỹ: Nhận học bổng 5 tỉ, lương 85.000 USD nhưng muốn trở về Việt Nam?
Câu chuyện của cô gái "con nhà người ta" trong truyền thuyết sau đây có thể sẽ khiến bạn khó tin: Đạt học bổng 5 tỉ và được nhận vào làm với mức lương lên đến 85.000 USD/năm ở Mỹ, nhưng cô vẫn ấp ủ mong muốn được trở về Việt Nam sau khi tốt nghiệp để đóng góp cho đất nước.
Những câu chuyện truyền cảm hứng của "con nhà người ta" khi liên tục đạt hết thành tích này đến kết quả nọ luôn là điều khiến chúng ta phải trầm trồ không ngớt mỗi khi nhắc đến. Nữ sinh Việt Nam mang tên Nguyễn Nhật Minh dưới đây cũng vậy! Thậm chí, câu chuyện truyền cảm hứng của cô bạn có thể khiến bạn hơi khó tin đấy!
Xuất sắc vượt qua hàng ngàn hồ sơ để làm việc cho Tập đoàn tài chính Nomura Holdings, một tập đoàn lớn của Nhật có trụ sở đặt tại phố Wall (New York, Mỹ) với mức lương khởi điểm lên đến 85,000 USD/năm (khoảng 2 tỉ đồng), thế nhưng Nguyễn Nhật Minh - sinh viên được nhận học bổng 5 tỉ đồng của Đại học Vanderbilt (Top 14 hệ thống trường đại học quốc gia Mỹ) vẫn luôn ấp ủ mong muốn được trở về Việt Nam sau khi tốt nghiệp để tiếp tục làm việc.
Chân dung Nguyễn Nhật Minh - nữ sinh "con nhà người ta" trong truyền thuyết!
Đã là "con nhà người ta" ngay từ thời học sinh
Ngay từ khi còn là học sinh, Nguyễn Nhật Minh luôn mong muốn được đặt chân đến nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Xác định ngoại ngữ là chìa khóa để trở thành "Công dân toàn cầu", cô học sinh lớp chuyên Anh 1 (Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) liên tiếp đạt được điểm số khiến nhiều người ngưỡng mộ: Bài thi SAT đạt 2260/2400, IELTS đạt mức 8.5. Ngoài ra, cô nàng còn giành được nhiều giải thưởng ở các cuộc thi Tiếng Anh trong nước như giải Nhì Học sinh giỏi cấp Thành phố môn tiếng Anh hai năm liên tiếp (lớp 11, lớp 12), giải Khuyến khích môn tiếng Anh cấp Quốc gia (lớp 12).
Minh (thứ hai từ trái sang) tham dự đội tuyển Olympic Toán cấp thành phố vào tháng 4/2012.
Bên cạnh việc học, Nhật Minh còn tích cực tham gia các hoạt động trao đổi văn hóa như: Hội Nghị Lãnh Đạo Trẻ ở Okinawa, Nhật Bản, Hội Nghị Thế Giới về Bảo Vệ Môi Trường tại Singapore, Hội nghị Mô Phỏng Phiên họp của Liên Hợp Quốc ở Singapore do đại học Yale (Mỹ) và đại học Quốc gia Singapore tổ chức,... Cô bạn chia sẻ mình rất thích việc được lan tỏa nét văn hóa, bản sắc của Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Nhờ đó, ý định du học Mỹ cũng được nhen nhóm trong Nhật Minh. Bên cạnh trao đổi văn hóa, Minh cho biết mình còn hứng thú với công việc giảng dạy, đặc biệt là dạy tiếng Anh cho trẻ em. Cô nàng là chủ nhân của nhiều tổ chức phi lợi nhuận như: Dự án "ArtCycle", "The BimBim Project".
Nhờ nền tảng học thuật vững chắc, sự nỗ lực trong các hoạt động văn hóa quốc tế và công tác xã hội tiêu biểu, cùng với bài luận chia sẻ về niềm đam mê dạy học và khát vọng của cô gái trẻ Việt Nam khi bước ra "biển lớn", Nguyễn Nhật Minh nhận được học bổng toàn phần trong vòng 4 năm trị giá 5 tỉ đồng tại trường đại học Vanderbilt (top 14 Đại học quốc gia của Mỹ theo bảng xếp hạng năm 2018-2019) và là một trong những sinh viên hiếm hoi được trường mời nhập học sớm hơn quy định ở khóa học 2016-2020.
Nhật Minh cung những người bạn quốc tế tham dự hội nghị Lanh Đao Trẻ do chinh phu Nhat Bản to chuc tai Okinawa, Nhat Ban vao thang 8 năm 2015
Nhật Minh cùng các em học sinh ở lớp dạy ngoại ngữ tại Thanh Hóa vào thang 7 năm 2016.
"Sốc" với phương pháp học tập tại Mỹ
Nhìn dáng người nhỏ nhắn của Nhật Minh, ít ai nghĩ rằng cô gái này đang "chinh phục" cùng lúc 2 chuyên ngành được xem là khó nhất và tưởng chừng không liên quan đến nhau tại trường đại học Vanderbilt: Toán ứng dụng kinh tế và Phát triển con người. Trong quá trình học tập, Minh chia sẻ mình gặp không ít khó khăn về cách dạy tại Mỹ.
Khi học ở Việt Nam, học sinh ít bộc lộ quan điểm cá nhân, không hay giơ tay phát biểu vì tôn trọng ý kiến của thầy cô giáo. Nhưng ở Mỹ thì hoàn toàn khác, các giáo sư khuyến khích việc nói lên quan điểm của mình. Thậm chí, việc nhiệt tình tham gia bài giảng cũng được tính vào điểm số cuối kì. Thời gian đầu, cô nàng không biết làm sao để chủ động tham gia bài giảng. Sau một tháng chật vật, Minh mới bắt đầu phát biểu nhiều hơn.
Nhờ đam mê và phương pháp học tập khoa học, Nhật Minh vẫn đạt điểm số rất ấn tượng: Trung bình môn cho cả 3 năm học luôn được duy trì ở mức 3.9/4.0, còn được chọn vào chương trình học bổng danh dự cho Peabody College (trực thuộc Đại học Vanderbilt) và được vào danh sách Học sinh danh dự của trường trong mọi kỳ học.
Không những luôn thuộc top đầu về điểm số tại trường, Nguyễn Nhật Minh còn được chọn vào hội sinh viên kinh doanh Alpha Kappa Psi Business Fraternity - nơi tập hợp những sinh viên xuất sắc nhất trường với niềm yêu thích kinh doanh. Nữ sinh Việt Nam này còn được chọn vào các chương trình cạnh tranh dành cho phụ nữ tiềm năng trong ngành tài chính của các công ty lớn như Goldman Sachs, J.P. Morgan, Bank of America, PIMCO, DOW Chemical trong suốt các các năm học tại trường.
Nhật Minh tham gia su kien cung cac thanh vien to chuc AKPsi, ĐH Vanderbilt vao thang 4/2018.
Nữ sinh Việt biểu dien nghe thuat chào mung nam moi cùng các bạn học tai truong ĐH Vanderbilt vao tháng 2/2019.
Trở thành thực tập sinh tại Văn Phòng Chính Phủ Mỹ
Trong học kì từ tháng 1 đến tháng 5/2019, Minh trở thành thực tập sinh đầu tiên là sinh viên quốc tế tại văn phòng chính phủ ở bang Tennessee, Mỹ với cơ hội làm việc cùng thống đốc bang và các phòng ban liên quan. Ngoài ra, cô còn được tham gia vào quá trình tuyển chọn cố vấn viên cho Trưởng Phòng phụ trách Đầu tư và Gọi vốn nước ngoài cho toàn bang. Giám đốc chịu trách nhiệm rất hài lòng với quá trình thực tập và đưa ra cho Minh lời mời quay trở lại làm việc. Tuy nhiên, cô nàng đã từ chối vì muốn trải nghiệm nhiều hơn trong lĩnh vực kinh tế mà mình đang theo đuổi ở Mỹ.
Để hiện thức hóa dự định này, nữ sinh Việt đã gửi hàng nghìn email đến các chuyên gia trong các tổ chức tài chính khác nhau trong vài tháng với hi vọng sẽ có người hồi âm và dành thời gian cho mình. Dù có nhiều giai đoạn muốn từ bỏ, nhưng cuối cùng may mắn đã "mỉm cười" với cô gái trẻ người Việt khi Minh được tham gia phỏng vấn cho Tập đoàn Tài chính Nomura và có cơ hội tham gia chương trình thực tập mùa hè do tập đoàn này tổ chức.
Nhật Minh thuyết trình về dự án giải quyết thất thoát nước cho bang Tennessee tại triển lãm cho học sinh ngành Phát Triển Con Người ở ĐH Vanderbilt, Mỹ.
Nhật Minh chụp ảnh cung thong đoc bang Tennessee, Mỹ - Bill Lee trong lễ khai mạc trụ sở mới của công ty SmileDirect tại Nashville, Tennessee vào tháng 3/2019.
Làm việc cho Tập Đoàn Tài Chính Nomura Holdings của Nhật Bản tại New York, Mỹ với lương khởi điểm 85.000 USD/năm (khoảng 2 tỉ đồng)
Quá trình tuyển chọn vô cùng gắt gao khi Minh phải tham gia tuyển dụng cùng sinh viên Mỹ bản địa, trải qua nhiều vòng phỏng vấn của chuyên gia hàng đầu về Tài chính, chủ tịch Tập đoàn với hàng ngàn hồ sơ từ rất nhiều trường đại học danh tiếng của Mỹ và số lượng được chọn chỉ 30 người. Trong suốt tháng 9/2018, Nhật Minh bay gần 1000km từ Nashville đến New York (từ miền Nam sang miền Bắc nước Mỹ) mỗi tuần để phỏng vấn. Những lúc như vậy, Minh phải thức dậy lúc 5h sáng và quay lại trường lúc 2h sáng ngày hôm sau.
Sau suốt một thời gian dài trải qua các vòng thử thách và phỏng vấn, từ đầu tháng 6 năm 2019, Minh bắt đầu công việc về mảng ngân hàng đầu tư (Investment Banking) cho Tập đoàn tài chính Nomura Holdings, một tập đoàn lớn của Nhật có trụ sở đặt tại phố Wall (New York, Mỹ), với mức lương khởi điểm lên đến 85.000 USD/năm (khoảng 2 tỉ đồng), một con số rất cao so với thu nhập của sinh viên mới ra trường hiện nay.
Trong quá trình thực tập ở tập đoàn đa quốc gia này, Minh được trực tiếp tiếp xúc sự giao thoa văn hoá giữa Mỹ và Nhật. Ngoài ra, điều làm cô bạn quyết định chọn Nomura đó là sự kết hợp giữa nguyên tắc và linh hoạt. Công ty tôn trọng sự chủ động và đóng góp ý kiến của nhân viên (đúng như văn hoá mà người Mỹ luôn đề cao) nhưng cũng làm việc vô cùng nguyên tắc và chỉn chu (theo lối sống của Nhật). Ngoài mức lương "khủng" nhận được, Minh còn được tập đoàn hỗ trợ chi phí di chuyển, ăn uống, nhà ở trong suốt thời gian làm việc tại đây.
Nhật Minh chụp ảnh tại Tập đoàn tài chính Nomura Holdings trên phố Wall nơi mình đang làm việc.
Hiện tại, Nhật Minh đang làm việc tại Tập đoàn tài chính Nomura Holdings, một tập đoàn lớn của Nhật Bản có trụ sở đặt tại phố Wall (New York, Mỹ), với mức lương khởi điểm lên đến 85.000 USD/năm (khoảng 2 tỉ đồng).
Khi được hỏi về dự định trong tương lai, Nguyễn Nhật Minh thẳng thắn chia sẻ: "Đến thời điểm hiện tại, em cũng đã làm quen được với phong tục, lối sống, thời tiết, văn hóa tại Mỹ. Được làm việc cho tập đoàn đa quốc gia như Tập đoàn tài chính Nomura Holdings là một vinh dự lớn mà em chưa từng nghĩ mình sẽ có cơ hội khi đặt chân đến nước Mỹ. Cuộc sống ở Mỹ với em rất tốt cùng nhiều cơ hội rộng mở, nhưng đối với em không nơi đâu tốt bằng quê hương. Em sinh ra với làn da vàng, máu đỏ, em là người Việt Nam nên em phải về Việt Nam để đóng góp cho đất nước, đó là trách nhiệm của những người con đất Việt".
Bên cạnh đó, với việc theo học 2 chuyên ngành là "Toán ứng dụng kinh tế" và "Phát triển con người", Nhật Minh dự định sẽ trở về Việt Nam để phát triển một chuyên ngành đang rất phát triển ở Mỹ nhưng thiếu hụt ở Việt Nam là ngành "Ngân hàng đầu tư". " Những gì em đạt được còn khá nhỏ bé và em còn cả hành trình dài phía trước để chinh phục những đỉnh cao mới. Em chỉ còn một năm nữa là tốt nghiệp đại học nên phải cố gắng nhiều hơn, chuẩn bị cho mình hành trang thật tốt để trở về Việt Nam cống hiến cho đất nước."- Minh khiêm tốn chia sẻ.
Dù đạt được nhiều "quả ngọt" trên đất Mỹ là vậy, Nhật Minh chia sẻ mình vẫn luôn ấp ủ ước mơ được trở về quê hương Việt Nam để tiếp tục làm việc, cống hiến sức mình!
Theo Helino
Nam sinh trường Ams nhận học bổng vào ĐH hàng đầu ở Mỹ, Singapore và Trung Quốc Lưu Minh Dũng, thủ khoa đầu vào THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam vừa nhận tin vui đỗ vào 3 trường đại học lớn, trong đó có trường thuộc nhóm Ivy Leage. Đại học Darthmouth (Hoa Kỳ), Đại học Yale - National University of Singapore (chi nhánh ở Singapore) và Duke Kunshan (chi nhánh ở Trung Quốc) đều cấp học bổng mời chàng...