AMD Trinity: Giải pháp gaming tầm trung giá hợp lí
Trên thị trường hiện nay, dòng AMD Trinity với mức giá hợp lí và GPU mạnh mẽ tích hợp là một trong những giải pháp hợp lí nếu cho những ai muốn thoát khỏi vòng kiểm soát của Intel. Hãy cùng điểm qua một số kết quả so sánh giữa AMD A10-5800K và Intel Core i5-3550 của nhóm tác giả của trang tin Extremetech để xem đây có phải một lựa chọn hợp lí cho những túi tiền “nhẹ cân”.
Nói qua 1 chút, tuy rằng nếu so sánh cùng tầm giá, thực ra Intel Core i3-3220 sẽ là đối trọng phù hợp hơn để so găng với chip của AMD, tuy nhiên nhóm tác giả muốn kiểm chứng sự nổi trội về hiệu năng của A10-5800K khi đem so găng với các đối thủ ở hạng cân cao hơn. Vì vậy đối thủ được chọn là Intel Core i5-3550, có giá 209$ với xung mặc định là 3.3GHz và 3.7GHz khi bật TurboBoost ( không hỗ trợ Hyper-Threading).
Cấu hình được sử dụng để so găng 2 con chip nói trên bao gồm bo mạch chủ MSI FM2-A85XA-G65 (giúp cho khả năng tùy biến cao), card đồ họa rời Radeon 6570 (1GB RAM) và 8GB DDR3-1333 RAM. Sở dĩ VGA 6570 được chọn thay cho các VGA high-end khác là vì mức giá, combo giữa đồ họa tích hợp HD7660D trong A10-5800K và chiếc card cũng thuộc phân khúc bình dân này hứa hẹn đem đến hiệu năng ấn tượng với một mức giá không thể hợp lí hơn. Ngoài ra, ở đây ta sử dụng RAM DD33-2133 cho dàn AMD để kiểm chứng các cải thiện về hiệu năng băng thông RAM có thể đem lại cho APU. Tổng chi phí cho toàn bộ những thành phần đã nêu là 304$ khi sử dụng CPU Intel và 224$ khi sử dụng sản phẩm AMD.
Thử nghiệm được tiến hành trên bốn game khá phổ biến hiện nay: Orc Must Die 2, Batman: Arkham City, The Elder Scrolls: Skyrim và Left 4 Dead. Cả 4 game được chạy ở độ phân giải 1920×1080, AF được mặc định bật trên driver (không sử dụng tùy chỉnh trong game) và tắt Vsync. Hãy cùng xem liệu khả năng tận dung năng lực tính toán của 2 GPU có giúp A10-5800K bứt lên trước đối thủ i5.
Orce Must Die 2
Orce Must Die 2 là đối tượng thử nghiệm đầu tiên. Thử nghiệm được thực hiện tại map “Twisted Halls” với cấu hình đồ họa đặt ở High 4xAA. Sau đây là FPS trung bình và tối thiểu.
Theo như Joel Hruska, map “Twisted Halls” được chọn là nhờ khả năng “hành hạ” các VGA low-end mỗi khi sử dụng quá nhiều trap trong game. Trong thử nghiệm này, FPS tối thiểu của cấu hình AMD có vẻ vượt trội hơn khá nhiều, ít nhất là so với khoảng cách giữa FPS trung bình của 2 cấu hình. Cả 2 cấu hình thường xuyên tỏ ra đuối hơi trong thử nghiệm này nhưng ít nhất min FPS của AMD cũng hơn Intel tới 36%.
Video đang HOT
Batman: Arkham City
Tiếp theo là Batman: Arkham City. Cấu hình đồ họa vẫn là High, sử dụng FXAA nhưng tắt PhysX (dĩ nhiên) và Ambient Occlusion. Đối với Batman, thử nghiệm được thực hiện với 2 trường hợp: trong phòng (Challenge Prison Riot) và ngoài trời (City Flight).
FPS trung bình của cấu hình AMD cho hiệu năng tốt hơn trên từng thử nghiệm lần lượt là 14% và 18%, còn min FPS là 9% và 24%.
Cũng cần lưu ý rằng, trên cấu hình Intel việc chuyển map có vẻ mượt hơn hẳn.
The Elder Scrolls: Skyrim
Rất tiếc với TES V: Skyrim, cấu hình chỉ có thể dừng ở mức Medium, 8x AF (no AA) và bộ textures “bình dân” thay cho bộ texture high-res.Tuy vậy Skyrim có vẻ là game được hưởng lợi nhiều nhất khi tăng bus RAM cho cấu hình AMD. Lúc này cấu hình AMD cho FPS trung bình hơn Intel tới 40%, và min FPS cũng hơn tới 28%.
Left 4 Dead 2
Cuối cùng là thử nghiệm với Left 4 Dead 2. Cấu hình bao gồm: Very High shaders, High Detail, multi-core rendering, 4x MSAA và 16xAF
AMD cũng lại thắng vẻ vang trong trận cuối này. Cũng tương tự Skyrim, FPS trung bình của L4D có vẻ hưởng lợi khá nhiều từ RAM, tuy rằng min FPS không cho thấy cải thiện gì đáng kể.
Một số tùy biến khác
Tuy rằng việc A10-5800K được unlock sẵn tưởng chừng như là lợi thế trước cấu hình Intel. Tuy nhiên một số thử nghiệm tăng xung của chip điều khiển bộ nhớ tích hợp từ 1800MHz lên 2200MHz không cho thấy cải thiện gì đáng kể trên các kết quả benchmark game. Ngay cả khi OC GPU tích hợp của AMD, hiệu năng kết hợp của 2 GPU cũng không tỏ ra tiến triển là bao. Một số thử nghiệm tính toán đồ họa trên phần mềm benchmark cho thấy hiệu năng có tăng, nhưng khi vào game vẫn không thấy có khác biệt gì rõ rệt. Có lẽ AMD đã thiết kế để chuyển phần lớn tác vụ xử lí đồ họa sang GPU gắn ngoài.
Các tác giả cũng tiến hành một vài thử nghiệm với CPU AMD đã OC lên 4.2 và 4.6GHz nhưng hiệu năng tăng không đáng kể. Đầu tư tản nhiệt để cải thiện khoảng 3-10% FPS có vẻ không bõ công cho lắm.
Kết luận
Các kết quả thử nghiệm cho thấy có vẻ dòng AMD Trinity là giải pháp gaming hợp lí cho những ai cần cân nhắc nhiều đến chi phí. Tuy nhiên vẫn có vài điểm cần lưu ý. Đầu tiên, lợi thế của cấu hình AMD ở trên thực ra nằm ở VGA rời. Combo A10-5800K và Radeon 6570cho hiệu năng ở tầm giá giá bình dân nhờ vào việc tận dụng khả năng tính toán của 2 GPU. Nếu sử dụng các mẫu VGA mid>high end, cấu hình Intel chắc chắn đánh bật AMD. Thứ hai, khả năng hỗ trợ nâng cấp của các sản phẩm Intel, ở đây lấy ví dụ sản phẩm cùng tầm giá với A10-5800K là Core i3-3220 vẫn cao hơn. Khách hàng Intel có thể yên tâm về việc mẫu CPU mình mới mua sẽ tận dụng được tối đa hiệu năng của các GPU đời mới nếu sau này có nhu cầu nâng cấp VGA, còn về phía AMD thì một số thông tin cho rằng điều này vẫn chưa được đảm bảo.
Dù sao thì những ai với hầu bao eo hẹp vẫn nên cân nhắc đến AMD A10-5800K. Ở tầm giá của mình, sản phẩm AMD này tỏ ra khá áp ảo so với các CPU Intel khác.
Theo Genk
Intel phủ nhận tin đồn hàn chết CPU lên bo mạch chủ
Hồi cuối tuần trước, nhiều trang tin công nghệ đăng tải một tin đồn nói rằng kể từ thế hệ CPU Core thế hệ 5 (tên mã Broadwell), Intel sẽ dần chuyển qua sử dụng phương thức nhúng (embedded) và hàn các vi xử lí thẳng lên bo mạch chủ thay cho các loại socket rời hiện nay. Điều đó có nghĩa là người dùng sẽ không thể dễ dàng thay thế CPU như những gì có thể làm với desktop từ trước đến nay. Tuy nhiên, mới đây Intel đã phủ nhận tin đồn này khi nói với trang tin Maximum PC rằng công ty "sẽ tiếp tục cung cấp các linh kiện dưới dạng socket LGA trong tương lai trước mắt cho khách hàng cũng như thị trường những người yêu thích tự xây dựng cấu hình máy".
Tuy nhiên, phát ngôn nói trên vẫn để ngỏ khả năng nhà sản xuất chip sẽ hàn thẳng CPU lên mainboard bởi vì Intel chỉ hứa hẹn cung cấp CPU với socket rời "trong tương lai trước mắt". Còn về thời gian dài sau này thì chúng ta chưa thể biết được.
Cũng trong dịp này, AMD cũng đề cập đến việc sẽ tiếp tục hỗ trợ CPU rời như từ trước đến nay. Người phát ngôn Chris Hook của hãng nói rằng "AMD có một lịch sử lâu dài về chuyện hỗ trợ thị phần desktop tự build cũng như những người ham thích desktop với các CPU, APU dạng socket, và chúng tương thích với nhiều sản phẩm bo mạch chủ từ những đối tác của AMD. Điều đó sẽ tiếp tục trong năm 2013 và 2014 với các APU tên mã 'Kaveri' và dòng CPU FX". Như vậy, trong tương lai gần, chúng ta vẫn có thể thoải mái thay đổi, nâng cấp hoặc tự mua CPU về gắn vào máy tính của mìn, bất kể vi xử lí đó là do AMD hay Intel sản xuất.
Theo: Tinhte
Rục rịch thông tin kĩ thuật Surface thế hệ thứ 2 Theo các thông tin rò rỉ mới nhất thì Microsoft sẽ tung ra thị trường vào năm sau những thành viên máy tính bảng (MTB) thế hệ tiếp theo của Surface. Thông tin rò rỉ cho biết, Surface RT 2 được trang bị màn hình cảm ứng 8,6 inch với bộ xử lí Qualcomm, trái ngược so với bộ xử lí Tegra của...