AMD lần đầu tiên vượt Intel về giá trị vốn hóa thị trường
Sau khi vượt qua Intel về giá cổ phiếu lần đầu tiên sau 15 năm vào năm 2020, AMD đã có một chiến thắng lịch sử mới trước đối thủ của mình.
Theo Aroged, giá trị vốn hóa thị trường của AMD hiện đã tăng lên 199,58 tỉ USD khi kết thúc phiên giao dịch ngày 15.2 sau khi hoàn tất thỏa thuận 50 tỉ USD với nhà sản xuất FPGA Xilinx. Điều này giúp nhà sản xuất bộ xử lý Ryzen lần đầu tiên trong lịch sử có giá trị thị trường cao hơn đối thủ chính Intel.
Ở thời điểm đó, giá trị vốn hóa thị trường của Intel chỉ là 197,24 tỉ USD. Mặc dù sau đó Intel đã lấy lại vị thế trước AMD về giá trị vốn hóa thị trường nhưng sự chênh lệch không quá cao, ở mức 196,34 tỉ USD so với 191,52 tỉ USD.
AMD đã liên tục gặt hái thành công trước sự suy yếu của Intel
Video đang HOT
Kết quả này là sự phản ánh cho thấy sự thành công của AMD trong vài năm qua và cuộc khủng hoảng kéo dài của Intel. Sự trì trệ trong phát triển công nghệ và các vấn đề trong việc phát triển các công nghệ in thạch bản mới đã khiến Intel phải gánh chịu rất nhiều chi phí, bao gồm cả việc mất đi một khách hàng có giá trị như Apple và giảm đáng kể giá trị vốn hóa thị trường.
Vào quý trước, thị phần chip xử lý của AMD đạt mức cao nhất mọi thời đại là 25,6%. Đồng thời, doanh thu của AMD cho năm 2021 đạt mức kỷ lục 16,434 tỉ USD, cao hơn 68% so với kết quả của năm 2020. Mặc dù vậy, ngay cả khi tính đến Xilinx với doanh thu 3,148 tỉ USD vào năm 2021, AMD vẫn kém xa Intel về doanh thu khi nhà sản xuất bộ xử lý này đạt doanh thu 74,7 tỉ USD trong cùng năm.
Nhu cầu bán dẫn nở rộ, 'đại gia' làng chip không ngại 'bơm' tiền
Các nhà sản xuất bán dẫn khắp thế giới tích cực đầu tư những khoản tiền lớn vào nghiên cứu và phát triển để đáp ứng được nhu cầu ngày một tăng của thế giới.
Nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới TSMC cam kết chi 100 tỷ USD trong 3 năm để tăng cường sản xuất silicon wafer hiện đại, vốn được dùng để chế tạo ra hàng loạt loại chip khác nhau.
Tháng 1, công ty thông báo chi phí tài sản cố định sẽ tăng 47% năm 2022, dự định chi từ 40 đến 44 tỷ USD trong năm nay, tăng từ 30 tỷ USD năm 2021.
"Gã khổng lồ" bán dẫn Đài Loan đang xây nhà máy 12 tỷ USD tại Phoenix, Arizona (Mỹ) và một nhà máy khác tại Nhật Bản để tăng công suất. Họ đã có vài nhà máy khác - hay còn gọi là các "fab".
TSMC không phải nhà sản xuất duy nhất rót hàng tỷ USD vào các nhà máy công nghệ cao. Đối thủ Intel tháng 3/2021 tiết lộ kế hoạch chi 20 tỷ USD cho 2 nhà máy chip mới tại Arizona. Intel đã hiện diện tại đây trong hơn 40 năm và tiểu bang này là quê hương của hệ sinh thái bán dẫn nổi tiếng. Ngoài Intel, các hãng chip khác cũng đang hoạt động tại đây bao gồm On Semiconductor, NXP và Microchip.
Samsung chưa đưa ra kế hoạch chi tiết năm 2022, nhưng tháng trước chia sẻ đã dành 90% chi phí tài sản cố định năm 2021 cho mảng chip.
Theo hãng nghiên cứu Gartner, năm 2021, doanh nghiệp bán dẫn toàn cầu đã chi 146 tỷ USD để tăng công suất và nghiên cứu. TSMC, Samsung và Intel - ba công ty lớn nhất trong ngành - chiếm 60% trong số 146 tỷ USD.
Trong khi đó, nhà phân tích Peter Hanbury của hãng nghiên cứu Bain, dự đoán chi phí vốn giai đoạn 2021-2025 sẽ tăng gần gấp đôi giai đoạn 2016-2020. Điều này là vì tính phức tạp ngày một tăng của các công nghệ mới, cần nhiều quy trình xử lý hơn để tạo ra wafer và cần công cụ đắt tiền hơn, cũng như nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chip hiện tại.
Nhiều tên tuổi lớn trong ngành bán dẫn như Nvidia, AMD, Qualcomm không cần chi số tiền lớn như vậy vì họ không tự sản xuất, theo Glenn O' Donnell, Giám đốc nghiên cứu hãng phân tích Forrester. Họ chỉ thiết kế chip và sau đó giao việc sản xuất cho các nhà thầu như TSMC.
Vài hãng chip kém nổi hơn cũng đang dự định tăng cường chi tiêu trong năm nay. Chẳng hạn, Infineon - nhà sản xuất chip lớn nhất châu Âu - cho biết, sẽ chi thêm 2,4 tỷ EUR để mở rộng hoạt động. ST Micro có kế hoạch đầu tư gấp đôi so với năm 2021, lên 3,6 tỷ USD, để đáp ứng nhu cầu. Khách hàng của họ bao gồm Tesla và Apple.
Trước làn sóng "bơm tiền" này, các doanh nghiệp khác trong chuỗi cung ứng bán dẫn sẽ được hưởng lợi không ít. Đó là ASML, Applied Materials, Air Products, các nhà cung ứng chính cho những nhà máy sản xuất chip.
Bất chấp hàng núi tiền đã được bỏ ra, ngành bán dẫn vẫn chưa thể sản xuất đủ chip. Chip được dùng trong mọi thứ, từ lò vi sóng, máy giặt cho đến tai nghe, hệ thống tên lửa của máy bay chiến đấu. Nhiều sản phẩm như xe hơi chứa hàng chục loại chip khác nhau.
Một số người lo ngại tình trạng dư thừa chip sẽ xảy ra một khi tất cả fab mới đi vào hoạt động, song ông O'Donnell không nghĩ vậy. "Cuộc đua của nhân loại gắn với công nghệ. Nhu cầu còn tiếp tục tăng, không giảm. Thực tế, tôi hoài nghi những khoản đầu tư này đã đủ chưa".
Trung Quốc ra mắt nền tảng sản xuất chip nhắm vào Intel, AMD Trung Quốc có kế hoạch thành lập tổ chức đặc biệt để thúc đẩy các trung tâm phát triển phần mềm, vật liệu và thiết bị sản xuất. Theo Nikkei, đề xuất được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang gấp rút xây dựng chuỗi cung ứng chất bán dẫn, nhằm tăng khả năng miễn nhiễm với lệnh trừng phạt của Mỹ....