AMD đưa ra tuyên bố về sự cố USB trên bo mạch chủ
Khoảng ba tháng trước đây, một số chủ sở hữu bo mạch chủ chipset AMD 500-series bắt đầu báo cáo các vấn đề liên quan đến USB ở nhiều diễn đàn lớn.
AMD gặp sự cố liên quan đến kết nối USB
Theo Neowin , sự cố gặp phải khi ổ USB hoặc thiết bị ngoại vi được gắn vào bo mạch chủ sẽ gặp hiện tượng chập chờn, lúc nhận lúc không và tình trạng này được báo cáo xảy ra thường xuyên.
Mới đây, tài khoản Reddit chính thức của AMD đưa ra một tuyên bố liên quan đến vấn đề này. Hãng cho biết, “AMD nhận thức được các báo cáo rằng một số lượng nhỏ người dùng đang gặp sự cố kết nối USB không liên tục xuất hiện trên chipset 500 Series. Chúng tôi đã phân tích nguyên nhân gốc rễ và tại thời điểm này, chúng tôi muốn đề nghị cộng đồng hỗ trợ với một số ít cấu hình phần cứng bổ sung. Trong vài ngày tới, một số người dùng có thể được đại diện của AMD liên hệ trực tiếp qua hệ thống tin nhắn riêng tư của Reddit với đề nghị cung cấp thêm thông tin”.
Bên cạnh đó, hãng cũng nhấn mạnh “yêu cầu này có thể bao gồm cấu hình phần cứng chi tiết, các bước tái tạo sự cố, nhật ký cụ thể và thông tin hệ thống khác phù hợp để xác minh các nỗ lực của chúng tôi. Chúng tôi sẽ cung cấp bản cập nhật khi chúng tôi có thêm thông tin chi tiết để chia sẻ. Khách hàng đang gặp vấn đề luôn được khuyến khích yêu cầu dịch vụ trực tuyến với bộ phận hỗ trợ khách hàng của AMD; điều này cho phép chúng tôi tìm các mối tương quan và so sánh các ghi chú giữa các yêu cầu hỗ trợ”.
Ngành công nghiệp chip Mỹ muốn sản xuất nội địa
Các giám đốc điều hành của nhiều công ty chip bao gồm Intel, Qualcomm và Advanced Micro Devices (AMD) đã thúc giục tân Tổng thống Joe Biden (Mỹ) hỗ trợ sản xuất trong nước để ngăn đất nước mất lợi thế đổi mới.
Các hãng chip của Mỹ muốn đưa sản xuất về nước
Theo Bloomberg, Hiệp hội Công nghiệp chất bán dẫn (Semiconductor Industry Association - SIA) mới đây gửi một lá thư tới Tổng thống Biden, trong đó đề cập đến "khoản tài trợ đáng kể cho các ưu đãi sản xuất chất bán dẫn, dưới dạng trợ cấp và/hoặc tín dụng thuế" nằm trong gói kích thích kinh tế của chính quyền.
Bức thư có chữ ký của các giám đốc Bob Swan từ Intel, Steve Mollenkopf của Qualcomm, Lisa Su của AMD và các thành viên khác của hội đồng quản trị SIA, nhấn mạnh thị phần sản xuất chip của quốc gia này đã giảm xuống chỉ còn 12% từ tỷ lệ 37% vào năm 1990. Bức thư nhấn mạnh "vị trí dẫn đầu về lĩnh vực công nghệ của chúng ta đang gặp rủi ro ở cuộc đua giành sự ưu việt trong các công nghệ của tương lai, bao gồm trí tuệ nhân tạo, 5G/6G và điện toán lượng tử".
Các công ty Mỹ chủ yếu thuê sản xuất bên ngoài với các đối tác chính là Taiwan Semiconductor Manufacturing (Đài Loan) và Samsung Electronics (Hàn Quốc). Điều đó đang trở thành vấn đề an ninh quốc gia khi căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, quốc gia vốn đang đầu tư mạnh để mở rộng ngành công nghiệp chip của riêng mình.
SIA lập luận các ưu đãi của chính phủ ở các quốc gia khác đã gây bất lợi cho việc sản xuất chip của Mỹ. Trước đây, Mỹ né tránh việc giảm thuế và các hỗ trợ lớn khác của chính phủ, nhưng một số chính trị gia đã trở nên lo ngại về việc mất các kỹ năng kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất chip quan trọng này.
Sự hỗ trợ của chính quyền ông Biden thậm chí có thể giúp TSMC và Samsung tiến hành kế hoạch xây dựng các nhà máy gần khách hàng của họ hơn trong nước Mỹ. TSMC đã công bố thỏa thuận ban đầu để đặt một cơ sở chip mới ở Arizona. Theo Bloomberg, Samsung đang cân nhắc nhiều cơ sở khác nhau ở Mỹ.
Đây chính là chiếc card đồ họa Iris Xe đầu tiên dành cho desktop của Intel, trông như là từ 10 năm trước Chiếc card đồ họa này không hướng tới việc chơi game, Intel cũng không cạnh tranh với Nvidia hay AMD. Intel đang gấp rút chuẩn bị ra mắt chiếc card đồ họa Iris Xe đầu tiên dành cho desktop. Có tên mã là DG1, chiếc card đồ họa này không nhắm tới việc chơi game, mà chủ yếu sẽ phục vụ cho các...