Amazon sắp bán hàng bằng nền tảng video như TikTok
Amazon ra mắt nền tảng chia sẻ video ngắn, gần như TikTok, để người mua sắm chọn hàng từ một loạt các video được thuật toán đề xuất.
Người dùng có thể “lướt” các video Inspire đề xuất để chọn mua hàng, thay vì tìm kiếm và lướt danh sách mặt hàng như trước đây. Ảnh: Amazon.
Công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới thông báo ra mắt tính năng mới, gọi là Inspire, vào ngày 8/12. Tất cả người dùng Amazon ở Mỹ có thể sử dụng Inspire trong vài tháng tới.
Khi sử dụng Inspire, biểu tượng hình bóng đèn trong ứng dụng Amazon, người dùng sẽ phải chọn ra hơn 20 sở thích trong một danh sách cho trước, chẳng hạn như trang điểm, thú cưng hay thiết bị điện tử. Từ các sở thích này, thuật toán sẽ điều chỉnh nguồn gợi ý video.
Video đang HOT
Các video ngắn, với “nhân vật chính” là sản phẩm sẽ hiển thị lần lượt. Người dùng có thể gạt để bỏ qua, nhấn “thích” hoặc nhấn nút “mua hàng”.
Người đăng video là các nhà bán lẻ, nhãn hàng và những người có ảnh hưởng được thuê để bán sản phẩm.
“Chỉ với một vài thao tác, khách hàng có thể khám phá các sản phẩm mới hoặc lấy cảm hứng mua sắm, tất cả đều được đề xuất dựa trên sở thích của họ”, Oliver Messenger, Giám đốc phụ trách dịch vụ mua sắm của Amazon, cho biết.
Amazon từ lâu đã sử dụng hình ảnh tĩnh, đi kèm với các dòng mô tả sản phẩm, để tạo ra các danh mục mặt hàng. Người mua có thể khám phá các sản phẩm có cùng “chủ đề” thay vì chỉ tìm kiếm một mặt hàng cụ thể.
Dù vậy, gã khổng lồ thương mại điện tử vẫn gặp khó khăn trong việc giữ chân người mua trên trang. Hầu hết khách hàng Amazon hiện nay không nán lại để tham khảo hoặc khám phá, họ chỉ chọn hàng và rời trang. Một phần lớn các giao dịch mua hàng trên Amazon chỉ mất 3 phút hoặc ít hơn.
Thương mại xã hội, kết hợp bán hàng vào các hoạt động tương tác trên mạng xã hội như livestream, đã hấp dẫn người dùng và tạo ra doanh số bán hàng lớn ở Trung Quốc và thị trường Đông Nam Á, nhưng chưa được kiểm chứng ở thị trường Mỹ.
Ngay cả như vậy, với việc TikTok đang xâm nhập vào lĩnh vực thương mại điện tử, Amazon, Google và Facebook hay Instagram đều đang tìm cách kết hợp bán hàng vào các tính năng tương tác mạng xã hội.
Tiềm năng hay hiệu quả của Inspire vẫn chưa rõ ràng, và không rõ tính năng có được mở rộng ra thị trường toàn cầu hay không. Thông thường, Amazon sẽ lặng lẽ gỡ bỏ tính năng mới nếu không thành công.
TikTok tiếp tục đối mặt rào cản pháp lý ở Mỹ
Ngày 7/12, chính quyền bang Indiana của Mỹ đã khởi kiện TikTok với cáo buộc ứng dụng chia sẻ video ngắn này thu thập trái phép thông tin cá nhân của người dùng và gợi ý nội dung video không phù hợp với trẻ em.
Biểu tượng của ứng dụng chia sẻ video Tik Tok trên màn hình điện thoại thông minh. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, người đứng đầu cơ quan tư pháp bang Indiana, ông Todd Rokita, cảnh báo TikTok là ứng dụng "nguy hiểm và độc hại" đối với người dùng. Đơn kiện cho biết các thuật toán của TikTok gợi ý các nội dung liên quan đến rượu, thuốc lá, ma túy, ảnh khỏa thân và chủ đề khêu gợi tình dục cho người dùng từ độ tuổi 13. TikTok cũng bị cáo buộc lừa dối người dùng về chính sách bảo mật dữ liệu và thông tin cá nhân.
Một người phát ngôn của TikTok không bình luận về vụ kiện, song khẳng định sự an toàn, quyền riêng tư và bảo mật của người dùng là ưu tiên hàng đầu của ứng dụng này. Theo đó, các chính sách của TikTok luôn chú trọng bảo vệ sức khỏe tinh thần của trẻ em, giới hạn các tính năng theo độ tuổi, có công cụ giúp cha mẹ kiểm soát và lựa chọn nội dung phù hợp với trẻ em.
TikTok đang phải đối mặt với sự phản đối ngày càng gay gắt ở Mỹ. Quân đội Mỹ và chính quyền một số bang, trong đó có bang Texas và Maryland, đã cấm sử dụng ứng dụng này trên các thiết bị và mạng lưới các cơ quan chính quyền. Tháng trước, Giám đốc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray bày tỏ "cực kỳ lo ngại" về các rủi ro bảo mật liên quan đến TikTok.
TikTok đang đàm phán với Chính phủ Mỹ để giải quyết các mối lo ngại của Washington về an ninh quốc gia, với hy vọng có thể tiếp tục hoạt động tại một trong những thị trường lớn nhất của mình. Ứng dụng này khẳng định đáp ứng đầy đủ tất cả những mối lo ngại về an ninh quốc gia của Mỹ.
Nhiều bang của Mỹ cấm ứng dụng TikTok Thống đốc bang Maryland của Mỹ, ông Larry Hogan ngày 6/12 đã công bố chỉ thị khẩn cấp về cấm sử dụng ứng dụng chia sẻ video TikTok trên các thiết bị và mạng lưới các cơ quan chính quyền, sau một loạt động thái tương tự của chính quyền các bang do đảng Cộng hòa kiểm soát. Biểu tượng của mạng xã...