Amazon liệu có sao chép thành công mô hình của Apple?
Nếu chúng ta nghĩ chỉ có Kindle Fire mới là sản phẩm giá rẻ với mục đích làm bàn đạp chiếm lĩnh thị trường thì bạn nên nghĩ lại. Trước Amazon đã từng có “một ông lớn” sử dụng chiến lược này để mở màn cho những cuộc tấn công của mình.
Kế hoạch chiếm lĩnh thị trường của Apple với iPod Touch
Đã có quá nhiều bài phân tích nói rằng iPhone là sản phẩm có tầm ảnh hưởng khiến cho Apple làm nên thành công ngày hôm này. Nhưng chưa thực sự nhận ra rằng chính iPod Touch mới chính là “tiền đề” trong kế hoạch độc bá thị trường smartphone của Apple hiện nay.
Chúng ta hãy nhìn lại thời điểm từ mẫu iPhone đầu tiên của Apple. iPhone là một sản phẩm mới, rất đột phá, rất nhiều tính năng mới nhưng giá cả có thể nói là không thực sự thân thiện với người dùng thời điểm bấy giờ. Điều đó có thể không phải là vấn đề lớn với những người đi làm và có thu thập tốt. Họ có thể bỏ thêm một số tiền để mua sản phẩm iPhone, có tính năng vượt trội hơn các sản phẩm điện thoại cùng thời điểm. Nhưng đối với thị phần trẻ như hơn như học sinh, sinh viên thì iPhone là một điều không thực sự khả thi vì nếu mua điện thoại bên Mỹ với một mức giá khá cao tại thời điểm đó (200$ – 400$ tùy phiên bản, kèm 2 năm hợp đồng mạng) như vậy sẽ phải có nhiều thủ tục như thẻ tín dụng, ký kết hợp đồng, cước phí di động hàng tháng cho các nhà mạng. Rõ ràng, iPhone chưa phải là thứ đồ chơi để các gia đình Mỹ sắm cho con em của mình.
Nhìn nhận ra được điều đó, Apple đã có kế hoạch chinh phục thị trường với sản phẩm rẻ hơn và hợp lý hơn về nhiều mặt. iPod Touch đã ra đời với gần như sở hữu toàn bộ tính năng của iPhone (ngoại trừ gọi điện, Microphone và chụp hình cho thế hệ đầu). Với một sản phẩm đột biến, nhiều tính năng với một mức giá khá hợp lý, mà không hề phải lo ngại về việc phải đăng ký hợp đồng với các nhà mạng. iPod Touch trở thành một thiết bị giải trí cá nhân khó có thể thiếu đối với lứa tuổi trẻ ở thời bấy giờ.
iPod Touch với giá rẻ, cộng việc không phải ký hợp đồng mạng kiến cho Apple dễ thâm nhập vào thị trường trẻ hơn so với iPhone đắt tiền
Vậy cái đích nhắm đến của Apple ở đây là gì? Tại sao iPod Touch lại có thể “được phép thừa hưởng” phần lớn các tính năng hot nhất của iPhone? Tăng thị phần của iOS để có nhiều ứng dụng và xây dựng được lượng khách hàng tiềm năng trong tương lai chắc chắn là 2 mục đích tồn tại chính của iPod Touch, khi mà sản phẩm này song hành với người anh em iPhone.
Video đang HOT
Có thể một số người nghĩ, Apple chỉ đơn thuần là tăng doanh thù nhờ việc bán sản phẩm phần cứng và bán nội dung số qua iTunes. Điều đó có phần chính xác.
Nhưng tại thời điểm bấy giờ, một nền tảng có nhiều ứng dụng mới là điều mà Apple đang nhắm đến. Một nền tảng chỉ có nhiều ứng dụng chỉ khi số lượng người dùng nền tảng đó đủ lớn. Khi một nền tảng đủ lớn sẽ tạo được sự “hứng thú” từ các nhà phát triển ứng dụng thứ 3, để có thể phát triển ứng dụng để kiếm lời. Nếu so với một số hệ điều hành không thực sự phổ biến như Meego (1-2 triệu thiết bị) hoặc Bada (dưới 10 triệu thiết bị). Thì 60 triệu sản phẩm iPod Touch được tiêu thụ trên thị trường (Tính đến tháng 4/2011) đã đủ là miếng mồi ngon cho các nhà phát triển kiếm tiền trên nền tảng này rồi, chứ chưa nói gì đến việc cộng thêm hơn 100 triệu iPhone có cùng nền tảng iOS đã và đang được tiêu thụ trên thị trường (tính đến tháng 3/2011).
Hơn thế nữa, những người dùng iPod Touch thường là những đối tượng có độ tuổi học sinh, sinh viên với thu nhập không cao. Nhưng khi họ trưởng thành, đến tuổi đi làm và thu nhập ổn định, thì trải nghiệm mượt mà khi dùng iPod Touch sẽ vẫn rất khó quên . Những trải nghiệm đó sẽ ảnh hưởng cực kỳ lớn đến quyết định mua các sản phẩm cấp cao hơn như điện thoại hoặc máy tính bảng. Và bây giờ bạn có thể đoán ra được ứng cử viên sáng giá của người dùng iPod Touch ở đây là ai. Đó chính là iPhone và iPad; những sản phẩm có cùng trải nghiệm mượt mà, tương tự nhưng gì đã từng xảy ra trên iPod Touch.
iPod Touch đóng vai trò là “chuột thí nghiệm” của Apple trước khi người tiêu dùng mua các sản phẩm của Apple trong tương lai
Ngoài ra, khi người dùng iPod Touch muốn mua sản phẩm mới. Họ chắc chắn không thể vứt bỏ sản phẩm có giá trị cao này như giấy vệ sinh hoặc cốc nhựa dùng một lần. iPod Touch sẽ được chuyển nhượng cho ai đó. Vòng quay sẽ lại tiếp diễn với người dùng mới và thiết bị cũ. Chính vì những lý do nêu trên, iPod Touch là một ứng cử viên không thể tốt hơn cho kế hoạch thống lĩnh thị trường của Apple, và chắc chắn rằng sản phẩm này sẽ vẫn được Apple cập nhật với những phiên bản mới nhất, để có thể tiếp tục đóng vai trò là “sản phẩm thử nghiệm” của người dùng, trước khi họ chính thức gia nhập vào “đại gia đình Apple” bao gồm các thành viên iPhone và iPad.
Amazon kẻ đi sau nhưng không hề kém cạnh.
Amazon là kẻ đi sau nhưng đã phần nào giải mã được thành công của Apple với iPod Touch. Hãng đã khá “cao tay” hơn khi nhanh chóng ra mắt một sản phẩm tương tự để chiếm lĩnh thị trường máy tính bảng. Đó là “đàn em” Kindle Fire. Ra đời cũng với 2 mục đích như Apple: Xây dựng Amazon Market để có thể kiếm tiền riêng, tránh khỏi việc bị hút máu từ Google Play (tiền thân là Android Market) và tất nhiên bán các nội dung số, những sản phẩm chính của Amazon.
Amazon đã giải mã được thành công của iPod Touch, từ đó cho ra đời sản phẩm “đàn em” Kindle Fire
Tuy cũng chạy phiên bản Android 2.3, nhưng giao diện đã tinh chỉnh nhiều và cái chính là loại bỏ được “dấu vết” để người dùng có thể truy cập Android Market trên Kindle Fire. Tất nhiên sẽ có một số người dùng “cao tay” có thể áp dụng nhiều các tính năng can thiệp vào Kindle Fire như Root máy, Down ứng dụng từ Google Market để chạy trên thiết bị này của mình.
Các độc giả GenK phần lớn đã nằm lòng kỹ năng vọc máy đặc biệt là Root máy và cài room. Nhưng bạn thử nghĩ xem số lượng người có khả năng làm điều đó sẽ là bao nhiều phần trăm trên tổng số người dùng Kindle Fire trên toàn thế giới? Liệu những người người dùng phổ thông, những người không quá quan tâm đến công nghệ có muốn làm điều đó không; khi mà trải nghiệm room gốc của Kindle Fire đã có thể cung cấp cho bạn mọi thứ mình mong muốn.
Tất nhiên lý luận này chỉ có thể đúng cho những thị trường có khả năng chi trả và sử dụng được hết những tính năng của Kindle Fire do Amazon đem lại. Còn đối với những thị trường Amazon không hỗ trợ, điển hình là Việt Nam; thì phong trào Root, Mod room và cài ứng dụng từ Google Market để có thể khai thác hết khả năng của thiết bị này là điều không có gì phải bàn.
Samsung cũng chính thức tham dự vào cuộc chơi.
Galaxy Player có một cấu hình khá ổn đủ để tạo sự khác biệt và cạnh tranh với iPod Touch, Nhưng có hơi quá muộn không?
Samsung Galaxy Player cũng đã chính thức gia nhập Mỹ vào thị trường vào 15/5/2012. Galaxy Player có màn hình 4 hoặc 5 inch(tùy phiên bản), cùng với mức giá 200$ (đồng giá với iPod Touch) là khá đủ để tạo sự khác biệt và cạnh tranh với iPod Touch của Apple. Công ty này hi vọng sẽ có thể lặp lại sự thành công của iPod Touch và Kindle Fire; qua đó Galaxy Player sẽ là tiền đề cho việc phát triển các sản phẩm smartphone Galaxy sau này. Tôi không hề có ý nói Samsung copy các công ty khác, mà thấy rằng sự nhạy bén về thị trường và phát triển sản phẩm của công ty này thật sự đáng nể phục.
Dòng sản phẩm Samsung Galaxy có thể nói hiện nay là đối thủ duy nhất có thương hiệu đủ mạnh, để chống lại “đại gia” iPhone vẫn đang ung dung chiếm lĩnh thị trường smartphone hiện nay.
Nhưng liệu Galaxy Player có thể thoát khỏi việc bị “hút máu” từ Google Market không? Khi mà số lượng thiết bị chạy Android của Samsung bán ra càng nhiều, thì Google lại càng có thể ung dung mà thu tiền từ ứng dụng người dùng mua trên mỗi sản phẩm bán ra. Trước động thái đó, Samsung đã chuẩn bị cho việc này từ khá lâu với SamsungApps (chợ ứng dụng riêng của Samsung), khi mà dịch vụ này cung cấp các sản phẩm tương đồng với Google Market.
Cái đích nhắm đến của SamsungApps là trở thành một dịch vụ như Amazon Appstore, khi mà phần trăm bán ứng dụng sẽ chảy thẳng vào túi của Samsung; thay vì cứ phải “nộp tiền” cho Google thông qua Google Market. Tuy nhiên, sự tồn tại song song của 2 chợ ứng dụng trên cùng một thiết bị là một điều Samsung không bao giờ muốn. Doanh thu rõ ràng sẽ chảy phần nhiều về túi của Google, vì dù sao Samsung cũng đang phải “đá” trên sân nhà Android của Google.
Liệu Samsung sẽ ra mắt Bada Player trong tương lai?
Chính vì lẽ đó, Bada ra đời để Samsung có thể độc lập và thoát khỏi lòng bàn tay của Google Android. Tuy nhiên dứt bỏ Android tại thời điểm này đối với Samsung là một quyết định không khôn ngoan khi mà dòng sản phẩm Galaxy chạy Android đang hái ra tiền cho Samsung. Liệu dòng Wave chạy Bada có khả năng giúp Samsung có thể cạnh tranh được với các hãng như Apple và Google không? Liệu có Samsung Wave Player trong tương lai hay không? Chúng ta hãy cùng chờ xem.
Theo ICTnew