Amazon chi 8,45 tỷ USD mua lại hãng sản xuất phim MGM
Amazon đã chi ra số tiền 8,45 tỷ USD để mua lại hãng phim MGM, nhà sản xuất của loạt phim James Bond cùng nhiều bộ phim “bom tấn” khác.
Những bộ phim “bom tấn” của điệp viên James Bond trong tương lai nhiều khả năng sẽ được chiếu độc quyền trên dịch vụ Prime Video của Amazon.
Hãng thương mại điện tử Amazon cho biết đã đạt được thỏa thuận mua lại công ty điện ảnh và truyền hình MGM (Metro-Goldwyn-Mayer) với mức giá 8,45 tỷ USD. Thương vụ này sẽ giúp Amazon sở hữu một loạt các thương hiệu phim nổi tiếng như James Bond, The Pink Panther, Tom and Jerry, Droopy… ngoài ra, MGM còn nắm giữ bản quyền của các chương trình truyền hình có lượng người xem lớn như The Voice hay Shark Tank…
Việc mua lại một hãng phim sẽ giúp Amazon có điều kiện xây dựng được nhiều bộ phim mới và độc quyền các thương hiệu điện ảnh lớn, như James Bond, để dành riêng cho dịch vụ xem truyền hình theo yêu cầu Prime Video của hãng. Điều này sẽ giúp Amazon có thể cạnh tranh tốt hơn với các dịch vụ xem video theo yêu cầu khác như Netflix hay Disney Plus…
Video đang HOT
Sau khi mua lại MGM, dịch vụ Prime Video của Amazon sẽ được bổ sung thêm 4.000 bộ phim và 17.000 chương trình truyền hình do MGM sản xuất, giúp đa dạng thêm kho nội dung cho dịch vụ này.
“Giá trị thực sự đằng sau thương vụ này là kho tàng nội dung lớn mà chúng tôi dự định sẽ tái thiết và phát triển cùng với đội ngũ tài năng của MGM”, Mike Hopkins, Phó chủ tịch dịch vụ Prime Video và hãng phim Amazon Studios, cho biết trong một thông cáo đưa ra. “Điều này rất thú vị và mang đến rất nhiều cơ hội để tạo ra những bộ phim, chương trình truyền hình chất lượng cao”.
Hiện tại, mảng kinh doanh dịch vụ truyền hình của Amazon chỉ đóng một phần tương đối nhỏ trong đế chế tổng thể của tập đoàn này, nhưng Amazon vẫn chấp nhận chi ra hàng chục tỷ USD mỗi năm để đầu tư nội dung cho mảng kinh doanh này. Ước tính có 200 triệu người dùng đăng ký dịch vụ Prime Video của Amazon và con số này có thể tăng mạnh trong thời gian tới khi Amazon thâu tóm hãng phim MGM để xây dựng thêm nhiều nội dung mới.
Trước đó, MGM đã từng rao bán mình với mức giá 5 tỷ USD, thấp hơn đáng kể so với mức giá 8,45 tỷ USD mà Amazon đã chấp nhận chi ra để mua lại hãng phim này.
Với việc Amazon mua lại hãng phim MGM và ông chủ Amazon Jeff Bezos đặt mua chiếc siêu du thuyền trị giá nửa tỷ USD, nhiều người hy vọng rằng sẽ sớm có những cảnh phim James Bond xuất hiện trên chiếc siêu du thuyền của Jeff Bezos, hoặc thậm chí ông chủ Amazon có thể góp một vai nhỏ nào đó trong các bộ phim sắp tới về chàng siêu điệp viên James Bond.
Thông báo Amazon mua lại MGM được đưa ra chỉ một ngày sau khi hãng thương mại điện tử này bị Tổng chưởng lý Washington, D.C. Karl Racine khởi kiện với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền khi đã cấu kết với người bán hàng để tăng giá các sản phẩm bán trên cửa hàng trực tuyến của Amazon, gây thiệt hại cho người dùng và làm tổn hại đến cạnh tranh. Amazon đã bác bỏ các cáo buộc và tuyên bố rằng người bán có quyền tự đặt giá cho sản phẩm của mình khi đăng bán lên Amazon.
Mỹ đàn áp Big Tech bằng vụ kiện chống độc quyền nhắm vào Amazon
Đây là sự kiện đầu tiên mở ra một mặt trận mới trong chiến dịch chống lại các công ty công nghệ lớn của Mỹ.
Amazon bị cáo buộc đã quản lý người bán bên thứ ba, cấm họ cung cấp sản phẩm với giá thấp hơn trên các nền tảng đối thủ
Theo Bloomberg, Amazon mới đây đã bị Bộ trưởng Tư pháp Washington D.C Karl Racine đệ đơn kiện với cáo buộc tham gia vào các hoạt động ngăn chặn sự cạnh tranh, làm tăng giá bán cho người tiêu dùng. Đây là vụ kiện chống độc quyền đầu tiên nhắm vào Amazon ở Mỹ và là vụ kiện thứ sáu được các quan chức liên bang và tiểu bang đệ trình từ năm ngoái.
Ông Karl Racine đã tự mình đệ trình vụ kiện thay vì liên kết với các tiểu bang khác. Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg TV, ông Racine cho biết đã nói chuyện với các bộ trưởng tư pháp bang khác sau khi nộp đơn kiện và sẽ hoan nghênh các tiểu bang nếu họ muốn tham gia. "Đây là vụ kiện của Washington D.C mà các luật sư và cố vấn của chúng tôi đã làm việc trong suốt hơn một năm. Chúng tôi đã làm việc với Amazon, cố gắng hết sức thiết lập mối quan hệ hợp tác để thu thập tài liệu và phân tích vụ việc. Chúng tôi cảm thấy vụ việc như thế này cần phải được đưa ra", ông Racine nói.
Trong đơn khiếu nại, ông Racine cho biết chính sách của Amazon đã quản lý người bán bên thứ ba, cấm họ cung cấp sản phẩm với giá thấp hơn trên các nền tảng đối thủ. Điều này dẫn đến việc tạo ra mức giá cao không thật cho người tiêu dùng và giúp công ty xây dựng quyền lực độc quyền. "Amazon đang gia tăng thành trì thống trị của mình trên thị trường và làm giảm khả năng cạnh tranh thị phần của các nền tảng khác một cách bất hợp pháp", ông Racine nhận xét.
Trước tình hình trên, người phát ngôn của Amazon cho biết trong một email rằng "Bộ trưởng Tư pháp Washington D.C đã nói hoàn toàn ngược lại" với sự thật về công ty vì "người bán tự định giá cho các sản phẩm mà họ cung cấp trong các cửa hàng". "Amazon tự hào về thực tế là chúng tôi cung cấp giá thấp trong nhiều lựa chọn nhất, và giống như bất kỳ cửa hàng nào, chúng tôi có quyền không nêu bật các ưu đãi không có giá cạnh tranh cho khách hàng".
Các thương gia Amazon và chuyên gia tư vấn của họ vào năm 2019 nói với Bloomberg rằng cách hoạt động của Amazon đã buộc họ phải tăng giá trên những nền tảng kinh doanh khác như Walmart. Nếu phát hiện giá thấp hơn trên các trang web khác, Amazon sẽ "chôn" sản phẩm của người bán trong kết quả tìm kiếm của Amazon. Một số người bán mong muốn tăng doanh số bán hàng của họ trên các trang web khác, nhưng chính sách của Amazon đã ngăn họ đưa ra mức giá thấp hơn để thu hút thêm người mua hàng.
Vụ kiện chống độc quyền mới diễn ra sau một loạt cuộc điều tra và vụ kiện nhắm vào các công ty công nghệ lớn nhất của Mỹ. Năm ngoái, Facebook và Alphabet đã bị các quan chức tiểu bang và liên bang kiện trong các vụ kiện độc quyền, trong khi đó Hạ viện Mỹ đã tiến hành một cuộc điều tra, cáo buộc hai công ty này cùng với Amazon và Apple lạm dụng sự thống trị trong các thị trường kỹ thuật số.
Những trường hợp tương tự như trên khả năng cao sẽ còn diễn ra nhiều hơn trong thời gian tới. Theo báo cáo của Bloomberg, Bộ trưởng Tư pháp của bang California và New York đã điều tra Amazon, còn Bộ Tư pháp Liên bang Mỹ đang thăm dò Apple.
Đức điều tra Google Nhà chức trách Đức sẽ điều tra liệu sức mạnh thị trường của Google có đủ lớn để trở thành đối tượng áp dụng luật cạnh tranh kỹ thuật số mới hay không. Ủy ban Cạnh tranh Liên bang Đức hôm 25/5 cho biết đã tiến hành điều tra Google. Mục tiêu của cơ quan này là xác định Google, công ty con...