Amazon bị thanh niên 22 tuổi lừa mất 370.000 USD bằng thủ đoạn xưa như Trái Đất
Đây được cho là vụ lừa đảo lớn thứ nhì nhằm vào Amazon từ trước đến nay.
Theo một số tờ báo tại Tây Ban Nha, James Gilbert Kwarteng, 22 tuổi, sống tại Palma de Mallorca (Tây Ban Nha), đã bị cáo buộc lừa đảo Amazon số tiền gần 370.000 USD.
Phương thức mà thanh niên này áp dụng hóa ra lại đơn giản đến đáng ngạc nhiên: đặt vài món hàng, lấy hàng ra giữ lại, sau đó nhồi đất vào hộp sao cho trùng với khối lượng sản phẩm và gửi những chiếc hộp này về Amazon để yêu cầu hoàn tiền.
Chính sách bán hàng của Amazon có quy định sẽ hoàn tiền khi khách hàng yêu cầu và gửi hộp sản phẩm trở lại – vấn đề ở đây là công ty không mở hộp ngay khi nhận về để kiểm tra hàng hóa bên trong.
Các bản tin mô tả hành vi của Kwarteng và một đồng phạm khác là rất tinh vi, rằng khi nhận được hàng, anh này sẽ đặt hộp lên cân và ghi lại khối lượng chính xác, mở sản phẩm, nhồi đất vào hộp cho đến khi đạt khối lượng ban đầu, rồi sau đó bán chúng đi.
Công việc kinh doanh có vẻ thuận lợi, doanh số ổn định đến mức Kwarteng quyết định thành lập hẳn một công ty trách nhiệm hữu hạn mang tên Kwartech – ghép chữ giữa tên anh ta và từ “technology”.
Video đang HOT
Kiện hàng chứa đất mà Kwarteng gửi về Amazon
Amazon mới đây đã xem xét lại chính sách đổi trả hàng hóa và phát hiện ra nhiều kiện hàng chứa đất tại trung tâm kho vận ở Barcelona. Cảnh sát lúc này vào cuộc điều tra và tóm gọn Kwarteng vào hôm thứ 7 vừa qua. Anh này đã bị đưa ra tòa và sau đó được thả với khoản tiền chuộc 3.000 Euro. Bố mẹ của James cũng bị buộc tội liên đới, nhưng luật sư của Kwarteng cho biết đang nghiên cứu hồ sơ để loại trừ án phạt với hai vị phụ huynh này.
Trước đó, vào năm 2017, một cặp đôi người Mỹ là Erin Finan và Leah Jeanette Finan từng gây ra một vụ việc lớn hơn nhiều so với Kwarteng, khi bị cáo buộc lừa đảo qua thư và rửa tiền sau khi chiếm đoạt từ gã khổng lồ thương mại điện tử số thiết bị điện tử tiêu dùng trị giá đến 1,2 triệu USD.
Cụ thể, cặp đôi này đã tạo ra hàng trăm danh tính và tài khoản Amazon giả mạo trực tuyến để mua gần 3.000 món đồ điện tử, từ máy ảnh kỹ thuật số, máy chơi game, đến tablet.
Trong một số trường hợp, chính sách chăm sóc khách hàng của Amazon cho phép khách hàng nhận hàng đổi trả trước cả khi gửi món hàng bị hỏng về nơi xuất phát – đó chính là kẽ hở bị cặp đôi này lợi dụng: họ nói với Amazon rằng các sản phẩm gửi đến đã bị lỗi hoặc bị hư hỏng. Sau khi nhận được các món hàng thay thế, cặp đôi đã xóa luôn tài khoản ảo trước khi trả hàng lỗi lại và đem chúng đi bán.
Theo GenK
Lộ diện tàu hạ cánh Blue Moon trong đại kế hoạch trở lại bề mặt Mặt Trăng của CEO Amazon Jeff Bezos
Thời gian qua, "người hàng xóm" gần gũi nhất của Trái Đất đã nhận được khá nhiều sự chú ý.
Hôm qua, ông chủ của Blue Origin, cũng là CEO Amazon - Jeff Bezos - đã công bố một chiếc tàu hạ cánh xuống mặt trăng mang tên Blue Moon.
Cụ thể, tại một trung tâm hội nghị ở Washington, cách Nhà Trắng - vốn cũng vừa bày tỏ ước vọng trở lại Mặt Trăng cách đây chưa lâu - chưa đầy một dặm, Bezos đã vén màn mô hình của Blue Moon, một chiếc tàu vũ trụ mà theo ông sẽ có thể hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng vào năm 2024.
Bezos cho biết một phiên bản lớn hơn của con tàu này sẽ đảm nhận nhiệm vụ chở các phi hành gia lên Mặt trăng, đồng thời tải hàng hóa lên bề mặt của nó và triển khai 4 xe thám hiểm khám phá địa hình tại đây. Blue Moon còn kiêm luôn vai trò bệ phóng cho các vệ tinh xoay quanh Mặt trăng.
Phát biểu trước đám đông gồm các quan chức NASA và các khách hàng tiềm năng của Blue Moon, Bezos nói: " Đã đến lúc quay lại Mặt Trăng - lần này là để ở lại".
Trong bài thuyết trình, Bezos đã công bố một mẫu xe thám hiểm và một động cơ với mã hiệu BE-7 hoàn toàn mới được công ty của ông thiết kế để đẩy tàu hạ cánh vào không trung. Bezos cho biết Blue Origin - công ty chuyên về vũ trụ của ông - đã tập trung phát triển Blue Moon trong vòng 3 năm qua, và hi vọng sẽ thực hiện một chuyến bay thử nghiệm vào mùa hè năm nay.
Tàu hạ cánh Blue Moon
Vị tỷ phú giàu nhất thế giới cho biết quá trình nghiên cứu công nghệ tên lửa New Shepard cũng như bộ tăng tốc New Glenn mạnh mẽ hơn nhiều lần của công ty đã giúp họ biết thêm nhiều điều để có thể tiếp tục dự án tham vọng bậc nhất của Blue Origin cho đến ngày nay.
Chưa từng có người nào bước trên bề mặt Mặt Trăng kể từ nhiệm vụ Apollo cuối cùng của NASA vào năm 1972, nhưng sau bài phát biểu của Phó Tổng thống Mike Pence vào tháng 3/2019 vừa qua, trong đó nhấn mạnh ước vọng của chính phủ Mỹ trong việc trở lại Mặt Trăng, NASA đã bắt tay vào một sứ mệnh có thể sẽ diễn ra trong vòng 5 năm tới. Cơ quan hàng không vũ trụ sẽ cân nhắc mua các trang thiết bị thương mại cho sứ mệnh, và Blue Origin hi vọng sẽ là nhà cung ứng những trang thiết bị đó.
Câu hỏi lớn hiện nay là liệu Blue Origin có thể bàn giao sản phẩm đúng thời hạn hay không. Rất nhiều dự án không gian - đặc biệt là các dự án tham vọng - từng bị trì hoãn, không kịp thời hạn đề ra ban đầu, nhưng Bezos khẳng định công ty của ông sẽ không rơi vào tình huống đó.
Đây không phải là lần đầu tiên ông chủ của Blue Origin đặt Mặt Trăng lên hàng đầu và làm trọng tâm cần hướng đến cho công ty của mình. Hai năm trước, ông từng nói về việc tạo ra một cộng đồng cư dân định cư trên Mặt Trăng trong một tầm nhìn còn lớn hơn hiện nay. " Tôi nghĩ nếu bạn lên Mặt Trăng trước tiên, và biến Mặt Trăng thành nhà, bạn có thể lên Sao Hỏa dễ dàng hơn" - Bezos nói vào thời điểm đó. Hôm qua, kế hoạch vĩ đại của ông đã đạt một bước tiến mới. Và mọi cặp mắt bắt đầu đổ dồn vào Bezos, để xem liệu ông có thực hiện được điều đó hay không.
Tham khảo: DigitalTrends
AI hủy diệt hay làm loài người thông minh hơn' Con người sẽ bước vào thời kỳ hạnh phúc và thịnh vượng nhất của mình nhờ AI, theo Alex Bates - nhà sáng lập công ty phát triển nền tảng AI Mtelligence. *Bài viết là quan điểm cá nhân của tác giả Alex Bates, nhà sáng lập công ty phát triển nền tảng AI Mtelligence. Một số nhà nghiên cứu và doanh nhân...