Amazon báo lãi lớn chưa từng thấy
“ Cỗ máy in tiền” Amazon hầu như chưa có một dấu hiệu nào cho thấy sự chững lại…
Theo trang CNN Business, hãng thương mại điện tử lớn nhất thế giới ngày 25/4 báo khoản lãi quý lớn kỷ lục trong quý 1/2019. Theo đó, công ty này lãi 3,6 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm, tăng gấp hơn 2 lần so với mức lãi 1,6 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái.
Đây là quý thứ 6 liên tiếp Amazon lãi trên 1 tỷ USD, đồng thời là quý thứ tư liên tiếp lãi kỷ lục.
Giá cổ phiếu của Amazon có thời điểm tăng 3% trong phiên giao dịch ngoài giờ ngày thứ Năm, sau khi báo cáo tài chính dược công bố.
Trong suốt nhiều năm trước đây, Amazon ở trong tình trạng thua lỗ liên miên vì đầu tư nhiều vào các mảng kinh doanh, dù doanh thu tăng trưởng bùng nổ. Giờ đây, công ty này đã bước vào kỷ nguyên mới, với tốc độ tăng trưởng doanh thu chậm lại, nhưng liên tục có lãi.
Việc lợi nhuận của Amazon tăng đều được đánh giá là một thành tích ấn tượng, xét đến việc công ty tiếp tục rót vốn mạnh để đầu tư vào các trung tâm hoàn thiện đơn hàng, nội dung video, các cửa hàng bán lẻ trực tiếp, và dịch vụ y tế.
Video đang HOT
Theo nhận định của giới chuyên môn, điều khiến các đối thủ của Amazon lo sợ hơn cả chính là thay vì sẵn sàng thua lỗ để thực hiện những vụ đầu tư tốn kém như trước kia, Amazon giờ đây thậm chí có thể thực hiện tất cả những vụ đầu tư đó mà không hề thua lỗ.
Doanh thu quý 1 của Amazon đạt gần 60 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng chậm nhất kể từ năm 2015. Sự giảm tốc này diễn ra khi Amazon đã đạt tới một quy mô khổng lồ.
Đà tăng trưởng lợi nhuận của Amazon có sự đóng góp quan trọng của những mảng kinh doanh có tỷ suất lãi cao, bao gồm điện toán đám mây và quảng cáo.
Amazon Web Services (AWS), mang điện toán đám mây của Amazon, hiện đang giữ vị thế dẫn đầu trên thị trường dịch vụ đám mây. Trong quý 1, doanh thu của AWS tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 7,7 tỷ USD, bất chấp sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Microsoft. Mảng này hiện chiếm khoảng một nửa lợi nhuận hoạt động của Amazon.
Ngoài ra, Amazon cũng đã xây dựng được mảng kinh doanh quảng cáo “tỷ đô”, cạnh tranh với Facebook và Google. Hạng mục “doanh thu khác” của Amazon, được cho là chủ yếu doanh thu đến từ quảng cáo, mang lại 2,7 tỷ USD trong quý 1.
Theo GenK
Máy đuổi người làm kém của Amazon hoạt động ra sao?
Đã có hơn 300 nhân viên Amazon bị chấm dứt hợp đồng từ quyết định của một hệ thống theo dõi năng suất làm việc.
Một thế giới mà con người bị điều khiển và giám sát bởi máy móc không còn là điều chỉ có trong những thước phim khoa học viễn tưởng như The Matrix hay Terminator. Nó đang tồn tại ngay trong thời điểm năm 2019 này.
Theo Business Insider, nhiều cuộc điều tra gần đây đã cho thấy văn hóa làm việc đòi hỏi năng suất cao của Amazon. Một báo cáo mới nhất chỉ ra rằng công ty không chỉ theo dõi năng suất lao động trong các nhà kho - mà còn có cả một hệ thống với khả năng tự động cho các công nhân thôi việc.
Phóng viên Muff Colin của trang The Verge cho biết Amazon đã sa thải hơn 300 công nhân tại kho hàng ở Baltimore trong chỉ một năm (từ tháng 8/2017 đến tháng 9/2018) vì lý do năng suất lao động kém.
Nhân viên làm việc trong một kho hàng của Amazon. Ảnh: MIT Review
Phát ngôn viên của Amazon cũng xác nhận thông tin trên: "Nhìn chung, số lượng nhân viên bị công ty chấm dứt hợp đồng đã có sự thuyên giảm so với hai năm trước, xét trong phạm vi Baltimore và trên khắp Bắc Mỹ".
Hệ thống của Amazon làm việc bằng cách theo dõi số liệu có tên "nhiệm vụ hết giờ", với mục đích đo khoảng thời gian công nhân dừng làm việc hoặc nghỉ giải lao. Trước đó, đã có một số báo cáo về việc công nhân cảm thấy áp lực đến mức họ không thể nghỉ ngơi được ngay cả trong phòng tắm.
Nếu hệ thống xác định một người không đạt đủ mục tiêu sản xuất, nó sẽ tự động đưa ra cảnh báo và sa thải mà không cần sự can thiệp của giám sát viên. Tuy vậy, Amazon nói người giám sát có thể thay đổi những quyết định từ hệ thống bất cứ lúc nào.
"Tuy cần làm việc năng suất, nhưng con người không phải robot. Chúng ta có những ngày làm việc tốt và những ngày kém hiệu quả", đại diện Amazon tuyên bố.
Trang Business Insider bình luận: "Không nên dùng người lao động như những bánh răng trong một hệ thống, mà cần tận dụng sự sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề và tư duy phát triển của họ".
Thực tế cho thấy các cơ chế quản lý của Amazon đã gây ảnh hưởng xấu đến nhiều lĩnh vực hoạt động khác, phóng viên Hayley Petterson cho biết. Chẳng hạn, các tài xế giao hàng của Amazon nói rằng họ cảm thấy áp lực đến mức phóng nhanh qua các khu phố, mặc kệ biển cấm và không dám dừng lâu để đi vệ sinh.
Cho đến khi nào công việc kinh doanh của Amazon còn phát triển, công ty vẫn sẽ cần các tài xế của mình vận chuyển nhiều gói hàng với tốc độ nhanh nhất có thể.
Trước đây, các tài xế Uber cũng đã than phiền vì kiểu quản lý "dùng thuật toán" này. Trường hợp của Amazon không phải lần đầu tiên con người bị máy móc sa thải. Song với công nghệ tự động đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, những câu chuyện như trên sẽ dần trở nên thông thường hơn.
Theo Zing
Chân dung CEO Satya Nadella-người reset Microsoft Chưa đầy 5 năm sau khi ngồi ghế lãnh đạo, CEO Satya Nadella đã hàn gắn những rạn nứt tại Microsoft và tạo nên những thay đổi khiến cả thế giới phải kinh ngạc. Từ chỗ làm ăn bết bát, vị CEO gốc Ấn đã reset Microsoft, đưa nó trở thành công ty công nghệ thứ 2 có vốn hóa nghìn tỷ USD....