Ẩm thực Kim Sơn – Đậm đà và nhớ mãi
Đi khắp mọi miền từ Bắc vào Nam, đâu đâu cũng có những món ăn mang đậm phong cách ẩm thực địa phương. Nếu một lần về thăm Kim Sơn – huyện miền biển nằm phía Nam tỉnh Ninh Bình, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức các món ẩm thực dân dã, đượm hương vị của vùng đất mới.
Mảnh đất Kim Sơn – Ninh Bình được thiên nhiên ban tặng nguồn nước quý chảy ra từ những mạnh ngầm của đất mẹ, hợp với loại gạo đặc sản trồng trên chính mảnh đất này, cả hai được xúc tác bởi chất men đặc biệt làm từ 36 vị thuốc Bắc, cùng với công thức bí truyền của các hộ gia đình có truyền thống lâu đời về nấu rượu tại địa phương, tạo ra thứ rượu ngon nức tiếng, xếp vào Top 10 loại rượu ngon nhất Việt Nam.
Rượu Kim Sơn mang sắc thái và hương vị rất riêng của vùng đất biển, có cái mạnh mẽ, dữ dội của biển cả, nhưng vẫn giữ được hương vị dịu êm và ngọt ngào như tình mẫu tử bao la mà đất mẹ đã ban tặng cho con người nơi đây. Rượu càng để lâu càng ngon, càng thơm, giá trị rượu càng cao, uống lượng vừa phải sẽ tốt và tăng cường thêm sức khỏe.
Du khách có cơ hội nếm thử rượu Kim Sơn có thể cảm nhận được hương vị đồng quê trong từng giọt rượu, cái vị cay cay, tê tê nơi đầu lưỡi, rồi râm ran cả vòm miệng làm ta có cảm giác lâng lâng, ngất ngây và bay bổng, cảm nhận được sự lan tỏa ấm áp tình bằng hữu, và thấy mình như đang tận hưởng sự tinh khiết của thiên nhiên.
Bún mọc Kim Sơn
Nếu có dịp ghé thăm nhà thờ đá Phát Diệm, du khách đừng quên thưởng thức món ăn giản dị nhưng không kém phần đậm đà, đó là Bún mọc Kim Sơn. Đúng như tên gọi, bún mọc Kim Sơn gồm có bún, mọc, rau sống và nước dùng, thành phần tuy đơn giản nhưng muốn có một tô bún ngon thì người làm bún phải rất kỳ công. Bún làm từ loại gạo tẻ ngon nên sợi dẻo và thơm. Nước dùng ninh từ xương ống cho vị ngọt thanh. Mọc làm từ thịt mông tươi ngon, có thể xay cùng mộc nhĩ và sụn cho viên mọc giòn, ngọt, đậm đà hương vị. Rau sống ăn kèm cũng rất đa dạng với giá, rau chuối thái, húng, ngổ, kinh giới, rau răm… nhờ thế tạo nên hương vị rất đặc trưng.
Và cách ăn thì không như những nơi khác, chan nước vào bát to bỏ sẵn bún và mọc mà được để riêng thành từng đĩa, tùy người dùng lựa chọn ăn nhiều, ăn ít, ăn đến đâu lấy đến đó. Hương vị đặc biệt của món ăn là sự tổng hòa của việc thưởng thức ngay khi còn nóng với chút rau sống, sợi bún mềm, dai, vị ngọt thanh của xương hầm, miếng mọc thơm ngon phảng phất mùi nấm hương, mộc nhĩ… tạo nên một mùi vị mới lạ và hấp dẫn cho người thưởng thức.
Bún mọc Kim Sơn là món ăn bình dân bởi không cần đến những nhà hàng sang trọng, mà ngay ở những lề đường, góc phố, những chợ quê, ngõ nhỏ… bạn đều có thể thưởng thức bát bún thơm ngon mà chỉ có ăn mới trực tiếp cảm nhận được.
3 cách nấu bún mọc ngon đậm đà, nước dùng trong vắt ngọt thanh khiến ai cũng 'thèm bát nữa'
Bún mọc chinh phục khẩu vị của nhiều người bởi hương vị nước dùng ngon hấp dẫn, mọc thịt mềm ngọt có mùi thơm đặc biệt, dùng trong bất cứ bữa ăn nào trong ngày cũng phù hợp.
Bún mọc dọc mùng
Nguyên liệu:
1 móng giò heo (khoảng 500 g)
500g sườn
400g thịt chân giò lọc xương, bó tròn lại
200g thịt vai xay
100g giò sống
Video đang HOT
2 tai mộc nhĩ
5 cái nấm hương
1 nắm miến nhỏ
1 bó dọc mùng
Hành củ khô, cà chua (tùy chọn)
Rau thơm: Hành lá, mùi tàu, rau mùiGia vị: Mắm, muối, hạt nêm, nghệ tươi (hoặc bột nghệ), sấu hoặc mẻ tạo độ chua.
Bún mọc dọc mùng
Cách làm:
Móng giò cạo sạch. Thịt chân giò lọc xương bó tròn. Đun sôi nước cùng một thìa cà phê muối, nhánh gừng đập dập rồi cho móng giò, sườn, thịt chân giò chần sơ loại bỏ tạp chất, vớt ra rửa sạch, thấm khô. Nghệ tươi giã nhỏ, vắt lấy nước cốt rồi ướp thịt chân giò, móng giò, sườn. Thêm 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê nước mắm, 1/2 thìa cà phê hạt nêm đảo đều, ướp trong 30 phút cho thấm gia vị và lên màu đẹp.
Đun sôi nồi nước dùng khoảng 3 lít, cho thịt chân giò, móng giò và sườn vào luộc. Thêm 1 củ hành tây, 1 thìa cà phê muối tinh vào. Chú ý mở vung, để lửa nhỏ, thỉnh thoảng hớt bọt cho nước trong.
Làm mọc viên: Mộc nhĩ và nấm hương ngâm nở, rửa sạch, vắt kiệt nước, thái nhỏ. Miến ngâm nở, hành khô và đầu hành lá cùng thái nhỏ. Trộn đều thịt nạc vai xay cùng giò sống, mộc nhĩ, nấm hương, miến, hành khô, thêm 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê hạt tiêu trộn đều cho tới khi thành hỗn hợp dẻo. Xoa chút dầu ăn vào găng tay, viên tròn thành những viên nhỏ vừa ăn.
Đun sôi nồi nước dùng (nước hầm sườn, luộc chân giò, móng giò lúc đầu), thả mọc vào. Khi mọc nổi lên là đã chín, vớt ra để riêng. Phần nước dùng thì thêm cà chua thái múi cau, nêm nếm lại gia vị vừa miệng.
Dọc mùng tước vỏ, cắt xéo ngâm qua nước muối đặc cho dọc mùng xẹp xuống.Vớt dọc mùng ra, tiếp tục thêm 1 thìa canh muối hạt bóp đều, vắt kiệt nước, rửa 3 - 4 lần cho sạch nước. Đun sôi nước, cho dọc mùng vào chần sơ, vớt ra vắt ráo nước. Khi nào ăn thì trụng qua nồi nước dùng cho vào bát bún.
Đun sôi nước, cho sấu cạo vỏ vào dầm nát, lọc lấy nước chua, nêm vào nồi nước dùng cho vừa vị. Nếu không có sấu thì thay thế bằng me hoặc mẻ.
Chần nóng bún xếp vào tô, thêm mọc, sườn, móng giò, thịt chân giò thái mỏng, dọc mùng trụng qua nồi nước dùng. Múc nước dùng thật nóng chan lên, rắc hành mùi lên trên và thưởng thức.
Yêu cầu thành phẩm: Dọc mùng giòn, thịt chân giò mềm, móng giò sần sật, mọc mềm ngọt, nước dùng vàng nhẹ, vị hài hòa kích thích vị giác.
Bún mọc giò heo
Nguyên liệu:
Giò heoMộc hay còn gọi là giò sống nha.Trứng cút, nấm mèo.Rau sống: xà lách, giá, bắp chuối và các loại rau thơm.Sả cây,ớt,chanh, hành ngòBún
Bún mọc giò heo
Cách làm món bún mọc chân giò:
Bước 1: Giò chặt khúc nhỏ, ướp đầy đủ gia vị , đặc biệt là sả cây đập nhỏ cùng bỏ vào tô giò trộn đều lên ướp tầm 30 phút rồi phi hành tỏi xong đổ tô giò đã ướp vào xào cho săn lại sau đó cho nước sôi vào hầm 30 phút.
Bước 2: Mọc thì bằm hành ngò và nấm mèo thật nhỏ sau đó trộn vào tô mọc. Lấy muỗng đảo đều lên cho thêm ít nước mắm và bột ngọt sau đó trộn đều lên để 20 phút.
Bước 3: Rau thì trộn các loại lại với nhau là được.
Bước 4: Sau khi hầm nồi giò heo được 30 phút rồi thì lấy trứng cút bỏ vào. Sau đó lấy mọc vò thành viên rồi thả vào nồi nước giò heo đã hầm thêm 20 phút nữa. Rồi nêm nếm lại gia vị vừa ăn. Cuối cùng thì thêm hành ngò cho thêm mùi thơm rồi thưởng thức.
Lưu ý: Nếu bạn muốn ăn mọc có độ dai dai nhất định thì có thể ăn tới đâu mới cho mọc vào tới đó. Bạn có thể thêm chả quế và chả chiên mỗi loại một ít thì tô bún của bạn sẽ càng hấp dẫn hơn.
Bún mọc chay
Nguyên liệu:
1kg bún ngon
2 cây chả lụa chay
2 miếng tàu hũ
1 lá tàu hủ ky
1 bịch nước dừa lớn
Rau, giá
Chanh, ớt
Nấm rơm 5 tai
Nấm mèo 2 tép
Tỏi tây 1 củ cải muối nhỏ
1 hủ chao
Muối, bột nêm chay, đường
Bún mọc chay
Cách làm:
Chả lụa: xắt sợi xào sơ hoặc cắt miếng bằng ngón tay.
Tàu hủ: hấp cách thủy 15 phút lấy ra vắt ráo bóp nhuyễn.
Tàu hủ ky: ngâm nước ngò tỏi tây (ba rô) dầu tiêu đường bột nêm chay muối quết nhuyễn tàu hủ trộn chung.
Nấm rơm: gọt chân ngâm nước, xắt sợi xào.
Nước lèo: nấu nước dừa hoặc thêm mía cà rốt củ cải nấu sôi lọc lại.
Mọc: lấy hỗn hợp tàu hủ ky tàu hủ đã quết nấm mèo vò thành hình tròn hấp chín, chiên sơ lại.
Rau giá: rửa sạch, chanh ớt xắt miếng.
Nước chấm: chao tán nhuyễn màu đỏ bột nêm chay đường nêm vừa ăn, phi dầu cho thơm.
Cách nấu và trình bày món bún mọc chay:
Nấu nước lèo sôi cho nấm rơm vào nấu nêm gia vị vừa ăn củ cải muối (rửa sạch bằng nước sôi xắt nhỏ) Cho giá bún vào tô xếp mọc chả lụa ba rô xào lên trên. Múc nước lèo vào tô. Món này dùng nóng với rau giá, chanh ớt.
Chúc bạn thành công với 3 cách nấu bún mọc thơm ngon này nhé!
Mê đắm với danh sách các món bún ngon ở Việt Nam theo từng vùng miền Các món bún ngon ở Việt Nam giữ một vị trí đặc biệt trong nền ẩm thực. Nếu bún thang, bún chả miền Bắc cầu kỳ thì bún bò Huế, bún mắm nêm miền Trung đậm đà cuốn hút, bún mắm, bún nước lèo miền Nam lại ẩn chứa hương vị khó quên đằng sau chất dân dã, gần gũi từ những nguyên...