Âm nhạc và luyện nghe tiếng Anh
Khi nghe một bài hát, bạn mở rộng vốn từ vựng, phát âm từ chuẩn xác, nhưng không tạo phản ứng nhanh khi nghe các cuộc đối thoại đời thường.
Thầy giáo tiếng Anh Quang Nguyen chia sẻ quan điểm về việc luyện nghe tiếng Anh qua bài hát.
Trong một lớp học tiếng Anh giao tiếp, mình yêu cầu học viên nghe tiếng Anh thực tiễn (authentic English) ít nhất 20 phút mỗi ngày. Học viên có thể chọn nguồn nghe là phim, bài phát biểu, hội thoại…, miễn là bài nghe không ở trong sách – thứ tiếng Anh “nhân tạo” được đọc chậm hơn, rõ hơn cho người mới làm quen với ngôn ngữ này.
Một học viên lựa chọn nghe bài hát. Và mình bảo với bạn ấy: “Nghe bài hát sẽ chẳng giúp em tiến bộ được gì đâu”.
Quả thực, luyện nghe tiếng Anh qua bài hát là một thứ “mật ngọt chết ruồi”, vì ai cũng thích nghe và tìm hiểu ý nghĩa bài hát. Nhưng lợi ích của nó có thể là bất kỳ thứ gì khác, ngoại trừ khả năng nghe.
Bạn có thể nói nghe bài hát tiếng Anh giúp tăng từ vựng, bổ sung cách diễn đạt, thậm chí hoàn thiện kỹ năng phát âm từ… Điều này đúng, nhưng về cơ bản, bạn không cảm nhận được hiệu quả về kỹ năng nghe trong giao tiếp. Phim ảnh sẽ giúp bạn nhiều hơn.
Ảnh: FluentU
Video đang HOT
Một trong những lý do người Việt gặp khó khăn khi nghe người Mỹ hoặc người Anh nói tiếng Anh là vì “tính nhạc” – “musicality” hay “rhythm” không giống tiếng mẹ đẻ. Trong khi người Việt nói rõ từng từ thì người Mỹ có trọng âm và âm không nhấn. Trong câu, khi người Mỹ tăng hiệu quả bằng cách chỉ làm rõ trọng âm của những từ có nghĩa (content words) – ví dụ: STU— trong câu “I’m a STUdent”, thì người Việt thường cố nghe rõ từng từ theo thói quen, và cảm thấy người Mỹ nói rất nhanh. Chính sự khác biệt về “âm nhạc” khiến người Việt gặp khó khi nghe người Mỹ nói.
Tương tự, âm nhạc được sử dụng trong bài hát cũng khác rất nhiều với âm nhạc của ngôn ngữ đời thường. Việc bạn làm quen được với âm nhạc của bài hát sẽ không giúp gì nhiều khi bạn đối diện với âm nhạc của thực tiễn. Ví dụ, trong bài “I will always love you” của Whitney Houston, bạn nghe “and I….. will aways…. love you….”. Có ít nhất 3 từ được nhấn một cách rất rõ ràng là: I, always và you.
Bây giờ, bạn lên youglish và gõ cụm từ “I will always love you” để nghe người Mỹ nói câu này trong thực tế. Bạn sẽ thấy có nhiều cách nhấn. Họ có thể nhấn rõ vào “always” hoặc “I”, nhưng không ai nhấn vào từ “you” cả.
Hơn thế, cách nhấn giữa thực tiễn và bài hát cũng khác nhau rất nhiều. Trong bài hát, bạn có thể ngân nga thoải mái, kéo dài nguyên âm cả vài giây. Còn trong thực tiễn, kể cả một từ được nhấn rất rõ, nó cũng chỉ được nói rất nhanh và gọn.
Mình có cậu bạn tên Abdulah S. AlAsiri, nghe tiếng Anh rất giỏi, hiểu được cả hài kịch (comedy show) của Mỹ. Một lần, mình hỏi cậu ta liệu có thể loại tiếng Anh nào không nghe được hay không. Cậu trả lời “some music”.
Vì vậy, nếu mục đích của bạn là luyện nghe tiếng Anh, cách tốt nhất là lựa chọn “authentic English” qua phim (hoạt hình, phim dài kỳ…), chương trình truyền hình thực tế (reality show) hoặc bài giảng (lecture)… Những bài hát thiếu nhi cũng là gợi ý tốt nếu bạn muốn chọn âm nhạc làm nguồn luyện nghe phục vụ giao tiếp.
Quang Nguyen
Theo vnexpress.net
Ba yếu tố quan trọng nhất trong phát âm tiếng Anh
Để cải thiện phát âm, bạn cần chú ý đến trọng âm từ, cách nối âm và giai điệu.
Thầy giáo Quang Nguyen chia sẻ nội dung trong hội thảo phát âm tiếng Anh vừa diễn ra ở Mỹ.
Thứ bảy tuần trước, mình tham gia hội thảo phát âm tiếng Anh tại Đại học bang Michigan. Trong bài nói chuyện về phát âm và kỹ năng nghe, giáo sư Shirley Thompson đề cập một điểm rất hay, đó là ba nội dung quan trọng nhất trong phát âm tiếng Anh.
Nội dung thứ nhất là trọng âm từ (word stress). Đôi khi, thay đổi trọng âm từ sẽ thay đổi hoàn toàn nghĩa của từ, ví dụ PREsent và preSENT. Đôi khi, nói sai trọng âm từ sẽ khiến người nghe hiểu thành một từ khác, ví dụ CEreal và surREAL. Hầu hết trường hợp, nói sai trọng âm từ khiến người nghe không hiểu bạn nói gì.
Điều này đặc biệt đúng với người học Việt Nam. Tiếng Việt không có khái niệm trọng âm, vì chúng ta không có từ đa âm tiết. Âm nào cũng nhấn cả. Khi học tiếng Anh, người Việt thường "chuyển ngữ" tiếng Anh sang tiếng Việt, nên vấn đề càng nghiêm trọng.
Nếu không xác định được trọng âm từ tiếng Anh, bạn sẽ khiến người nghe không hiểu ý. Ảnh: EXOL Nexus
Nội dung thứ hai là nối âm (connected speech). Đây là trở ngại khiến nhiều người không nghe được tiếng Anh. Chẳng hạn, khi bước vào nhà hàng, bạn nghe người phục vụ hỏi: "Do you want a super salad?" và không hiểu gì. Thật ra bạn nghe đúng, nhưng giải mã sai. Thực tế, câu hỏi là "Do you want a soup or salad?". Từ "or" được nối với "soup" nghe giống như "super".
Các hiện tượng nối âm rất phổ biến trong tiếng Anh, ví dụ "What do you going to do?" thường sẽ được nói là "what' cha wanna do?". Học viên không hiểu cách nối âm tiếng Anh sẽ gặp khó khăn trong vấn đề nghe và nói.
Nội dung thứ ba là giai điệu (rhythm), hay "âm nhạc của ngôn ngữ". Khi nói, người Mỹ nói thành những cụm từ được gọi là "thought group", mỗi "thought group" như vậy thường có một từ được nhấn mạnh nhất (prominent), và vài từ nhấn ít hơn (content words). Người dạy phát âm tiếng Anh phải hiểu và hướng dẫn được người học những từ nào được nhấn, và từ nào được làm rõ nhất trong câu.
Ví dụ được giáo sư trong hội thảo đưa ra là "The world's most popular drink/is water,/ you properly knew that./ But did you know/ the second most popular drink/ is Coke".
Trong mỗi "thought group" được cách bởi dấu "/", bạn nghĩ từ nào được nhấn mạnh nhất (prominent)? Đáp án là "drink", "water", "knew", "know", "second", và "Coke".
Tại sao từ "drink" đầu tiên được nhấn, mà từ "drink" (second drink) lại không? Vì những từ được nhấn (highlighted) đều mang thông tin mới.
Để kết thúc bài, mình xin liên hệ với cách dạy tiếng Anh phổ biến hiện nay là "phonics" (đánh vần). Vậy, "phonics" có thay thế được cho phát âm tiếng Anh trong việc dạy nghe và nói không?
Quan điểm của giáo sư, cũng giống của mình, là không thay thế được. Ít ra, "phonics" không dạy học trò về "word stress", "connected speech" và "rhythm". Một lý do khác nữa là tiếng Anh có cách đọc và cách nói khác nhau quá nhiều.
Quang Nguyen
Theo vnexpress.net
"Vợ cậu xinh thế, chả bù cho vợ tôi... Mà cậu cũng chiều vợ ghê, tôi về nhà cứ mặc kệ vợ" Cuộc đối thoại giữa hai người chồng cùng tuổi và lấy hai cô vợ cũng cùng tuổi với nhau sẽ khiến bạn phải suy nghĩ về cuộc hôn nhân của mình. Họ là bạn từ thời đại học nhưng sau 5 năm kết hôn, họ mới có dịp gặp lại nhau vì lúc này họ chuyển về làm cùng một công ty trong...