Âm mưu xâm lược nước ta của Tần Thủy Hoàng và cái giá phải trả

Theo dõi VGT trên

Nhà Tần là một trong những triều đại hùng mạnh nhất của chế độ phong kiến phương Bắc từng đem quân xâm lược nước ta, nhưng cuối cùng bị đánh cho tan tác.

Sau hàng thế kỷ bị chia cắt, cát cứ, năm 221 TCN, nước Tần đã tiêu diệt được các thế lực khác thời Chiến quốc gồm Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy, thống nhất Trung Quốc. Tần Doanh Chính lên ngôi lấy hiệu là Tần Thủy Hoàng, lập ra nhà nước phong kiến đầu tiên ở Trung Quốc và trên thế giới.

Bành trướng lãnh thổ

Để thực hiện tham vọng bành trướng lãnh thổ, Tần Thủy Hoàng không ngừng đem quân xâm lược khắp nơi. Về phía Bắc, họ xâm chiếm Hung Nô, và cho quân xâm chiếm vùng đất của người Việt ở phía Nam.

Cuộc chiến tranh xâm lược đất đai của người Việt đã được sách chính sử của Trung Quốc như Sử ký Tư Mã Thiên, Hoài Nam Tử của Lưu An ghi chép.

Theo sách Hoài Nam Tử, sau một thời gian chuẩn bị, năm 218 TCN, Tần Thủy Hoàng sai hiệu úy Đồ Thư mang 50 vạn quân, chia làm 5 đạo xâm chiếm nước ta. Để cuộc hành quân nhanh chóng, nhà Tần cử tướng Sử Lộc phụ trách việc xây dựng, sửa chữa đường, vận chuyển lương thực.

Dưới sự chỉ huy của Đồ Thư, quân Tần không quản ngại khó khăn. Trong 3 năm (218-215 TCN) kể từ khi xuất quân, đội quân xâm lược vừa phải đào kênh, vừa phải đối phó cuộc chiến đấu của người Việt, nên “ba năm không cởi giáp dãn nỏ”.

Âm mưu xâm lược nước ta của Tần Thủy Hoàng và cái giá phải trả - Hình 1

Tần Thủy Hoàng đã thất bại khi đưa quân xâm lược Bách Việt.

Sau đó, nhờ có kênh Linh Cừ, quân Tần tiến vào lưu vực Tây Giang là địa bàn người Tây Âu, giết chết một tù trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống. Quân Tần tiếp tục truy kích, nhưng vấp phải sự chống cự quyết liệt. Người Việt thường xuyên tiến hành những cuộc tập kích bất ngờ và dùng cung nỏ bắn tỉa, làm rất nhiều quân Tần thương vong.

Sau khi thủ lĩnh Dịch Hu Tống tử trận, người Việt suy tôn Thục Phán, vốn là một thủ lĩnh của người Tây Âu trên địa bàn phía Bắc nước Văn Lang lúc bấy giờ làm thủ lĩnh để chống Tần.

Kiên cường kháng chiến, đánh tan giặc mạnh

Dưới sự chỉ huy của Thục Phán, người Việt vào rừng, không ai chịu để cho quân Tần bắt. Đây là cuộc chiến đấu kiên cường, thông minh và có tổ chức. Người Việt đã biết tận dụng địa hình núi rừng để kiên trì kháng chiến lâu dài, đánh nhỏ, đánh ban đêm nhằm tiêu hao quân địch, triệt nguồn lương thực của giặc.

Cuộc kháng chiến mưu trí, bền bỉ của người Việt đã làm cho quân Tần rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Quân giặc càng ngày càng bị dồn vào tình trạng căng thẳng, đến tuyệt vọng.

Sử ký Tư Mã Thiên chép: Quân Tần “đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái không xong. Đàn ông mặc áo giáp, đàn bà phải chuyên chở, khổ không sống nổi. Người ta phải thắt cổ trên cây dọc đường. Người chết chồng nhau”.

Lúc đó, người Việt mới tập hợp lực lượng, tổ chức đánh lớn nhằm tiêu diệt sinh lực địch, đập tan cuộc xâm lược của quân Tần, giết được Đồ Thư. Cũng theo sách Hoài Nam Tử, những tổn thất của quân Tần rất to lớn. Năm 208 TCN, nhà Tần dưới sự trị vì của Tần Nhị Thế, buộc phải bãi binh.

Video đang HOT

Cuộc chiến tranh xâm lược Bách Việt của nhà Tần kéo dài 10 năm (218-208 TCN). Một lực lượng đông đảo người Việt đã tham gia kháng chiến, góp phần tiêu diệt được đạo quân hùng mạnh của nhà Tần.

Theo các nhà sử học hiện nay, chiến thắng này là mốc son đầu tiên trong cuộc đấu tranh dựng và giữ nước của dân tộc ta.

Âm mưu xâm lược thất bại, quân Tần rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, sau khi Tần Thủy Hoàng chết đã nhanh chóng sụp đổ vào năm 206 TCN.

Sau khi đánh bại quân Tần, Thục Phán lên ngôi lấy hiệu là An Dương Vương, đặt quốc hiệu là Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay). Các nguồn tài liệu đến nay chứng tỏ, nước Âu Lạc tồn tại trong khoảng 30 năm, cho đến khi bị nhà Triệu đánh úp và sụp đổ vào năm 179 TCN.

Theo Zing

Tần Thủy Hoàng thực sự có phải là một 'tên bạo chúa'?

Nhắc đến Tần Thủy Hoàng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những cụm từ miêu tả về ông như: Đốt sách chôn người tài, sát thủ giết Kinh Kha,...Nói chung, người đời đã dùng một cụm từ để nói về Tần Thủy Hoàng là "một tên bạo chúa".

Như vậy, Tần Thủy Hoàng cũng coi như được người đời biết rõ rồi thì hà tất gì phải nói thêm về ông ta? Kỳ thực, còn có rất nhiều người chỉ biết về Tần Thủy Hoàng với tư cách là một hình tượng văn học hay hình tượng dân gian mà lại rất mơ hồ khi nhắc đến ông với hình tượng là một nhân vật lịch sử.

Trong nghiên cứu về lịch sử, các nhà lịch sử học thông thường chia nhân vật lịch sử làm ba loại: Hình tượng lịch sử, hình tượng văn học, hình tượng dân gian. Muốn biết rõ, Tần Thủy Hoàng có phải là một tên bạo chúa hay không, trước hết chúng ta cần hiểu rõ về ba khái niệm này.

1. Hình tượng lịch sử là gì?

Hình tượng lịch sử là nhân vật lịch sử được ghi chép trong tư liệu trực tiếp. Thời Trung Quốc cổ đại, mỗi một triều đại đều có người phụ trách việc ghi chép lịch sử và thường được gọi là "Sử quan". Tại Trung Quốc thời Xuân Thu, có một vị Sử quan chuyên phụ trách ghi chép việc đại sự của Quốc gia. Đặc biệt là vua của một nước thì càng phải ghi chép mỗi ngày giống như nhật ký của chúng ta ngày nay, nên cũng có câu "Quân cử tất thư". Hơn nữa, trong Sử quan còn phân chia thành nhiều chức quan như quan ghi chép việc lớn (đại sử quan), quan ghi chép việc nhỏ (tiểu sử quan), quan ghi chép việc trong nước (nội sử quan), quan ghi chép việc bên ngoài nước (ngoại sử quan). Như vậy, có thể thấy rằng thời Trung Quốc cổ đại, việc ghi chép lịch sử là rất nghiêm ngặt, quan ghi chép cũng phải rất cẩn thận và vô cùng minh xác.

2. Hình tượng văn học là gì?

Hình tượng văn học là việc các nhà văn đời sau dựa vào ghi chép lịch sử mà thêm thắt, sửa đổi mà viết lại nhằm giao phó cho nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử một sinh mệnh mới. Thứ mà chúng ta gọi là tác phẩm, sáng tác... Ví dụ: "Tam Quốc Diễn Nghĩa" của tác giả La Quán Trung. Tác phẩm này được La Quán Trung viết lại dựa theo nguyên tác "Tam quốc chí" của nhà sử học Trần Thọ thời Tây Tấn, Trung Quốc. Trong "Tam quốc diễn nghĩa", La Quán Trung đã đem những nhân vật lịch sử và những tình tiết cải biến đi rất nhiều, nhằm khiến cho câu chuyện thêm hấp dẫn và sâu sắc. Khi tác phẩm văn học đã được cường điệu hóa lên nhiều rồi thì tính chân thật sẽ bị giảm đi. Cho nên, nhân vật trong hình tượng văn học nhất định đã có sự sai biệt lớn so với hình tượng lịch sử.

Tần Thủy Hoàng thực sự có phải là một tên bạo chúa? - Hình 1

3. Hình tượng dân gian là gì?

Không phải tất cả những sự kiện lịch sử đều được các nhà văn cải biên thành tiểu thuyết mà là được dân chúng truyền miệng. Trong quá trình truyền miệng cũng không khỏi có chút thêm thắt, bịa đặt, gia tăng thậm chí cải biến cả nội dung sự kiện. Hơn nữa, nhiều khi vì để biểu đạt tiếng lòng, nguyện vọng của quảng đại người dân nên người dân cũng tự đặt ra một hình tượng dân gian. Ví dụ "Mạnh Khương Nữ khóc Trường Thành" là có ý muốn biểu đạt tiếng lòng của người dân trong việc phản ánh sự gian nan vất vả và sự căm phẫn của người dân vì phải xây dựng Trường Thành theo lệnh của Tần Thủy Hoàng.

Vậy, rốt cuộc Tần Thủy Hoàng có thực sự là một "tên bạo chúa" không?

Thực sự, từ trước đến nay rất nhiều tác phẩm văn học đều xây dựng Tần Thủy Hoàng thành một nhân vật tàn bạo nhưng là tác phẩm văn học, thì việc chủ quan cải biến là việc tất nhiên. Vậy hãy xem trong sử sách ghi chép lại thì Tần Thủy Hoàng là như thế nào. Rất nhiều nhân sĩ đời sau khách quan nhìn nhận đánh giá, lại phát hiện Tần Thủy Hoàng trong cách hành xử cũng có những chỗ hợp lý và sáng suốt.

Thứ nhất: Thuyết pháp "đốt sách chôn người tài" là có chỗ sai lầm

Nói Tần Thủy Hoàng bạo ngược, trong đó có một nguyên nhân chính là ông "đốt sách chôn người tài", thiêu hủy kinh điển nho giáo, giết chết nhiều phần tử trí thức. Nhưng mà, câu chuyện này không phải hoàn toàn là sự thật!

Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ, để hoàn thiện thể chế chính trị quốc gia đã chọn dùng pháp gia của tể tướng Lý Tư làm lý niệm trị quốc, cải sửa chế độ phân đất phong hầu, thiết lập chế độ quận huyện. Nhưng chế độ cải cách này đã bị bộ phận nho sinh thời ấy kịch liệt phản đối. Đặc biệt là một nhóm nhà nho do Thuần Vu Việt dẫn đầu. Họ có khuynh hướng muốn giữ nguyên chế độ phân đất phong hầu mà Vương triều nhà Chu đã áp dụng trước đó.

Tuy nhiên, Tần Thủy Hoàng không tiếp thu ý kiến này. Một số nho sinh không chịu chấp nhận điều này đã trích dẫn một số lời thánh hiền trong cổ đại từng nói ra để phê bình tình hình chính sự đương thời, phản đối cải cách, khiến cho Tần Thủy Hoàng phẫn nộ. Thế là, Tần Thủy Hoàng hạ lệnh đốt cháy sách cổ của nho gia, kể cả "Tần ký". Ngoại trừ "Liệt quốc sử ký", còn lại tất cả thơ và sách không do tiến sĩ cất giữ thì đều phải đến kỳ hạn giao nộp và đốt hết. Đồng thời những ai dám đàm luận về thơ ca cũng bị đem ra xử tử, không cho phép cá nhân tự học, ai muốn học phải lấy quan lại làm thầy.

Lúc ấy, công tử Phù Tô và và thừa tướng Vương Quản cũng ra sức phản đối cách làm của Doanh Chính. Đồng thời họ kiến nghị Tần Thủy Hoàng dùng học phái nho gia của Khổng Tử để trị quốc. Tần Thủy Hoàng không nghe. Vì để trấn át nho sinh, ông còn hạ lệnh chôn giết rất nhiều thư sinh, phần tử trí thức.

Phải nói rằng, câu chuyện bên trên so với lịch sử chỉ đúng được khoảng một nửa. Việc Tần Thủy Hoàng hạ lệnh đốt cháy sách của nho gia là chuyện có thật. Nhưng, Doanh Chính không chôn sống "nhà nho" mà là chôn sống "thuật sĩ". Trong "sử ký" của Tư Mã Thiên cũng không có ghi chép những lời này.

Thuật sĩ là chỉ những người chuyên đi bói toán, đoán mệnh cho người khác. Trong "Sử ký" có ghi lại, Tần Thủy Hoàng khi về già si mê với thuật trường sinh bất lão. Thế là, ông phân công Lô Sinh và Hầu Sinh thay ông đi tìm tiên dược. Hai người này biết rõ việc tìm kiếm tiên dược là việc khó khăn và là việc ngoài khả năng, vì vậy sau khi cầm một món tiền lớn rời khỏi kinh thành đã bỏ trốn. Sau khi biết việc này, Tần Thủy Hoàng đã vô cùng giận dữ, hạ lệnh bắt tất cả thuật sĩ trong kinh thành về chôn sống.

Ngoài ra, trong câu chuyện đem khái niệm của từ "Người đọc sách" đánh đồng với "Người học nho giáo" cũng là sai lầm. Thời ấy, "Người đọc sách" được chia thành rất nhiều trường phái như Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Mặc gia... Cho nên, học giả nhà Nho chỉ là một trường phái trong số "Người đọc sách" chứ không đại biểu cho tất cả họ.

Thư hai: Đối xử tử tế công thần, không lạm sát người vô tội

Sau khi thống nhất đất nước, Tần Thủy Hoàng đối xử với công thần không đến nỗi tệ. Ví dụ như Vương Quản là một thừa tướng từ thời Lã Bất Vi sau này tiếp tục kế nhiệm, đảm nhiệm thừa tướng 20 năm. Vương Quản từng là người đứng đầu trong việc phản đối gay gắt chế độ "phân đất phong quyền" của Tần Thủy Hoàng. Thậm chí, Vương Quản cũng có nhiều lần không đồng ý với những chủ trương của Tần Thủy Hoàng, nhưng không vì thế mà bị Tần Thủy Hoàng xử phạt.

So với Hán Vũ Đế thời Tây Hán và Tào Tháo thời Tam Quốc thì Tần Thủy Hoàng cũng được cho là vị Hoàng Đế ôn nhu rồi.

Tể tướng Đậu Anh thời Tây Hán đã từng trợ giúp Hán Cảnh Đế bình định đất nước, có nhiều chiến công hiển hách. Nhưng về sau chỉ vì xúc phạm đến cậu của Hoàng Đế mà bị bỏ tù rồi bị Hán Vũ Đế hạ lệnh xử tử. Ngoài ra một công thần khác là Chủ Phụ Yển đã từng trợ giúp Hán Vũ Đế làm suy yếu thế lực chính trị của chư hầu tại các địa phương nhưng về sau chỉ vì một chuyện nhỏ lại bị nghi ngờ là tư thông với chư hầu. Cuối cùng, ông bị Hán Vũ Đế hạ lệnh giết cả gia tộc.

Thời Tam Quốc, Tào Tháo cũng nổi danh là người giết đại thần để làm bá chủ. Tuần Vực chính là người mưu tài nhất trong số những người tài dưới trướng của Tào Tháo. Tuần Vực đi theo Tào Tháo mấy chục năm, giúp Tào Tháo dành được thiên hạ, là công thần đứng đầu của Tào Tháo. Nhưng sau này Tuần Vực vì phản đối Tào Tháo xưng vương nên đã bị ép phải chết.

So với những điều này thì Tần Thủy Hoàng ít nhất cũng là người có tấm lòng quảng đại hơn, ông ta còn có can đảm tiếp nhận ý kiến bất đồng, đối đãi với công thần cũng có chút bao dung, độ lượng.

Lý Tín là một vị tướng quân ở bên Tần Thủy Hoàng. Ông ta từng khoe khoang mà tuyên bố rằng chỉ trong vòng hai, ba tháng sẽ chiếm được nước Sở nhưng cuối cùng lại bị tướng quân nước Sở đánh cho đại bại mà bỏ về. Sau này, Tần Thủy Hoàng lại một lần nữa bổ nhiệm lão tướng Vương Tiễn đi đánh nước Sở. Tuy nhiên, Tần Thủy Hoàng vẫn cho Lý Tín làm phó soái. Điều này thể hiện ông rất tín nhiệm đối với hạ thần, tố chất này không phải vị vua nào cũng có.

Cha con Vương Tiễn là những người có công lao rất lớn trong việc giúp Tần Thủy Hoàng giành được thiên hạ. Từ khi Tần Vương được thành lập, Tần Thủy Hoàng vẫn luôn đối xử tốt và yêu mến gia đình Vương Tiễn. Sau này, Vương Tiễn cũng được an hưởng tuổi già.

Trái ngược lại điều này có thể kể đến hoàng đế Lưu Bang. Có câu nói về Lưu Bang thế này: "Giang sơn vừa được, công thần tức rơi". Hàn Tín chính là một ví dụ điển hình nhất. Hàn Tín vốn là công thần có công lao lớn trong việc trợ giúp Lưu Bang binh chinh thiên hạ. Nhưng mà sau khi Hàn Tín trợ giúp Lưu Bang diệt trừ Hạng Võ đã bị chính Lưu Bang lập mưu kế và giết hại.

Ngoại trừ Lưu Bang ra, còn có Việt Vương Câu Tiễn thời Xuân Thu. Sau khi tiêu diệt Ngô quốc, việc đầu tiên mà Việt Vương Câu Tiễn làm chính là giết chết người cùng chung hoạn nạn với mình - đại thần Văn Chủng. Phạm Lãi là người biết trước Việt Vương Câu Tiễn chỉ có thể là "người cùng chung lúc hoạn nạn chứ không thể là người cùng hưởng phúc" nên đã rời xa sớm mà tránh được kiếp nạn.

Nhiều người vẫn cho rằng Lưu Bang và Việt Vương Câu Tiễn có tài chính trị lỗi lạc, tinh thần vững vàng mà không hề nghĩ rằng về lòng dạ và trí tuệ thì so với Tần Thủy Hoàng, họ không được sáng suốt bằng.

Thứ ba: Từ sau khi thống nhất lục quốc, chưa từng đại tàn sát

Tần Thủy Hoàng thực hiện chiến tranh thống nhất đất nước, kỳ thực số người thương vong là không lớn. Hơn nữa, Tần Thủy Hoàng cũng dùng nhiều chính sách như dụ dỗ lôi kéo hoặc là phương thức hòa bình chứ không phải lúc nào cũng động binh. Tề quốc chính là ví dụ điển hình nhất. Ngoài ra, Tần Thủy Hoàng còn là người có tâm khiêm tốn, lòng khoan dung, điều này được thể hiện rõ nhất ở cuộc chiến Yên quốc.

Trước khi thu phục Yên quốc, thái tử Đan của Yên quốc từng phái Kinh Kha đến ám sát Tần Thủy Hoàng nhưng bị thất bại. Sau này khi Tần Thủy Hoàng đã thu phục được Yên quốc, ông không vì điều này mà trả thù. Sau khi loại bỏ thể chế chính trị của Yên quốc, Tần Thủy Hoàng đã áp dụng chính sách "vỗ về" để đối đãi với người dân Yên quốc, trấn an dân chúng. Thử nghĩ, nếu Doanh Chính là một tên bạo chúa, khi bị thích khách hành thích như vậy chỉ e rằng người dân vô tội cũng khó mà tránh được đại nạn.

Vào thời Tần mạt, Hạng Võ dẫn đầu 40 vạn quân đánh vào thành Hàm Dương, tàn sát hàng loat dân chúng Hàm Dương, thiêu cháy cung A Phòng. Ngọn lửa hừng hực cháy ròng rã ba tháng trời. Tuy nhiên người đời sau chỉ ca ngợi Hạng Võ là một đại anh hùng, còn đối với việc Hạng Võ giết hàng loạt dân Hàm Dương và đốt cháy cung A Phòng thì coi như không thấy...

Tháng 9 năm 879 công nguyên, Hoàng Sào đánh chiếm Quảng Châu. Sau khi đánh chiếm Quảng Châu, Hoàng Sào giết hại 12 vạn dân trong thành đồng thời san bằng Quảng Châu, nơi từng là trung tâm buôn bán với nước ngoài sầm uất thời đó.

Thành Cát Tư Hãn, một đời kiêu hãnh cũng không ngoại lệ. Sau khi tiêu diệt Tây Hạ liền xuôi nam, tiến vào triều đại Nam Tống. Dân chúng bên đường bị cướp bóc không còn thứ gì. Sau khi Mông Cổ thống nhất, cũng không đối xử ngang hàng mà phân cấp người dân thành 4 loại. Người Mông Cổ là cấp 1, người Sắc Mục là thứ hai, người Hán phương bắc là thứ ba, người phương nam là thứ 4.

Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất Trung Quốc không làm theo cách đó. Ông căn cứ pháp luật Tần triều, đối xử với người dân như nhau, tất cả đều ngang hàng. Hơn nữa, Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất lục quốc cũng không giết chết lục quốc quân vương mà là đưa họ đến Hàm Dương giam lỏng, cho họ một con đường sống. Hành động này, đối với rất nhiều vị Hoàng đế tài đức đời sau cũng không làm được.

Thứ tư: Vì sao Tần Thủy Hoàng bị dán nhãn hiệu "bạo chúa"?

Điều đáng thương chính là trải qua hơn 2000 năm qua, Tần Thủy Hoàng luôn bị dán nhãn hiệu là một tên "bạo chúa". Từ xưa đến nay, trong hình tượng tác phẩm văn học và dân gian, Tần Thủy Hoàng hầu như là nhân vật phản diện, điều này có thực sự công bằng cho ông không?

Truy cứu nguyên nhân có thể thấy rằng điều này là do chính điều kiện lịch sử thời đó tạo thành. Thời Xuân thu chiến quốc, dân chúng sinh ra đã có một loại tư duy cố định. Họ cho rằng thiên hạ này phải "chia năm xẻ bảy" mới là bình thường còn thống nhất là điều không bình thường. Mỗi một người đều có cảm tình với nơi mình sinh sống và không có ước nguyện thống nhất đất nước. Trái lại, "thống nhất" ở một góc độ nào đó mà nói, nó có thể trở thành đại từ "xâm lược". Vì vậy, dân chúng đều căm hận Tần Thủy Hoàng, ông đã khiến dân chúng mất đi quê hương, biến họ thành người dân mất nước. Căn cứ vào tâm tình loại này, Tần Thủy Hoàng không khỏi bị yêu ma hóa, và cũng trở thành một hình tượng "thiên cổ bạo quân" (bạo chúa ngàn đời).

Theo bạn thì thế nào, Tần Thủy Hoàng trong suy nghĩ của bạn liệu có phải là một tên bạo chúa?

Theo PNN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Ca sĩ Lynda Trang Đài sau khi bị bắt vì ăn trộm: Có động thái lạ trên MXH, dàn sao hé lộ tình trạng bất ổnCa sĩ Lynda Trang Đài sau khi bị bắt vì ăn trộm: Có động thái lạ trên MXH, dàn sao hé lộ tình trạng bất ổn
23:06:20 07/02/2025
Bị truy đuổi, tên trộm bơi qua sông nhưng không thoát nên dùng dao tự sátBị truy đuổi, tên trộm bơi qua sông nhưng không thoát nên dùng dao tự sát
20:28:02 07/02/2025
HOT: Vũ Cát Tường khoá môi bạn gái tình tứ, chính thức công bố ngày đưa nàng về dinh!HOT: Vũ Cát Tường khoá môi bạn gái tình tứ, chính thức công bố ngày đưa nàng về dinh!
21:24:01 07/02/2025
Biệt thự 240 tỷ 1.500m2 của Việt Hương: Nguy nga như lâu đài, view triệu đô ngắm cả ngày không chánBiệt thự 240 tỷ 1.500m2 của Việt Hương: Nguy nga như lâu đài, view triệu đô ngắm cả ngày không chán
21:21:40 07/02/2025
2 du khách nước ngoài tử vong sau khi uống rượu được pha chế từ... cồn y tế2 du khách nước ngoài tử vong sau khi uống rượu được pha chế từ... cồn y tế
20:18:56 07/02/2025
Vụ khe co giãn cao tốc bị bung, nhiều xe nổ lốp: Cục Đường bộ chỉ đạo nóngVụ khe co giãn cao tốc bị bung, nhiều xe nổ lốp: Cục Đường bộ chỉ đạo nóng
22:07:30 07/02/2025
Tiểu Vy - hoa hậu có danh sách người yêu tin đồn toàn mỹ namTiểu Vy - hoa hậu có danh sách người yêu tin đồn toàn mỹ nam
23:38:01 07/02/2025
Hoa hậu hạng A Vbiz bất ngờ công khai ảnh hẹn hò bí mật: Visual bạn trai cỡ này!Hoa hậu hạng A Vbiz bất ngờ công khai ảnh hẹn hò bí mật: Visual bạn trai cỡ này!
20:18:04 07/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nữ tướng quân đẹp nhất màn ảnh Trung hiện tại: Nhan sắc cực đỉnh ở phim mới, trời sinh để đóng cổ trang

Nữ tướng quân đẹp nhất màn ảnh Trung hiện tại: Nhan sắc cực đỉnh ở phim mới, trời sinh để đóng cổ trang

Hậu trường phim

06:23:41 08/02/2025
Mới đây, Điền Hi Vi đã chiêu đãi các fan hâm mộ một bữa đại tiệc nhan sắc khi mà tạo hình nữ tướng quân của cô trên phim trường Trục Ngọc được chia sẻ.
Demi Moore nói về mối quan hệ với Bruce Willis sau ly hôn

Demi Moore nói về mối quan hệ với Bruce Willis sau ly hôn

Sao âu mỹ

06:22:53 08/02/2025
Chúng tôi sẽ luôn là một gia đình, chỉ là dưới một hình thức khác , Moore nói về Willis, người mà cô có chung các cô con gái
Cứu sống trẻ sơ sinh bị vỡ dạ dày kèm xoắn ruột nguy kịch, hiếm gặp

Cứu sống trẻ sơ sinh bị vỡ dạ dày kèm xoắn ruột nguy kịch, hiếm gặp

Sức khỏe

06:20:25 08/02/2025
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đã kịp thời phẫu thuật cứu sống một trẻ sơ sinh bị bệnh đặc biệt nguy kịch.
Elton John nổi cơn thịnh nộ khi thu album mới

Elton John nổi cơn thịnh nộ khi thu album mới

Nhạc quốc tế

06:18:41 08/02/2025
Huyền thoại âm nhạc Elton John bùng nổ cảm xúc khi ghi lại những khoảnh khắc chân thực trong quá trình thu âm album mới, hợp tác cùng nữ ca nhạc sĩ người Mỹ - Brandi Carlile.
Con gái lén lấy trộm tiền lì xì mua Baby Three bị mẹ phát hiện, bà nội xen vào khiến cả nhà rơi vào "thảm kịch"

Con gái lén lấy trộm tiền lì xì mua Baby Three bị mẹ phát hiện, bà nội xen vào khiến cả nhà rơi vào "thảm kịch"

Góc tâm tình

06:08:42 08/02/2025
Đầu năm mới đã có chuyện khiến tôi vô cùng buồn bực. Người ta hay nói năm mới niềm vui mới nhưng nhà tôi lại rơi vào cảnh xáo xào ngay trong những ngày đầu năm.
Một sao Việt gây sốt cõi mạng vì tự xưng là tổng tài, có vẻ ngoài hệt như Lee Byung Hun

Một sao Việt gây sốt cõi mạng vì tự xưng là tổng tài, có vẻ ngoài hệt như Lee Byung Hun

Sao việt

23:31:25 07/02/2025
Võ Tấn Phát khiến cả cõi mạng dậy sóng vì mỗi lần xuất hiện trong các chuyến cinetour là một lần gây cười rần rần. Thậm chí, Võ Tấn Phát còn được gọi là Lee Byung Hun phiên bản Việt.
Mỹ nhân U50 vẫn cả gan đóng thiếu nữ nhí nhảnh, gọi bạn diễn cùng lứa là bố không hề ngại ngùng

Mỹ nhân U50 vẫn cả gan đóng thiếu nữ nhí nhảnh, gọi bạn diễn cùng lứa là bố không hề ngại ngùng

Phim châu á

23:23:32 07/02/2025
Ngày 7/2, trang 163 đưa tin bộ phim Sáu Chị Em chiếu trên đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV gây chú ý với khán giả
Bắt khẩn cấp 5 thanh niên mang theo hung khí, náo loạn ở Hà Nội

Bắt khẩn cấp 5 thanh niên mang theo hung khí, náo loạn ở Hà Nội

Pháp luật

23:07:28 07/02/2025
Tại cơ quan Công an, các đối tượng khai không có mâu thuẫn với ai, nhưng hẹn hò và tụ tập với nhau, sau đó lấy hung khí mang đi lượn các tuyến phố ở TP Hà Nội để gây rối.
Nữ dancer vạn người mê đăng hình hờ hững, khoe hình ảnh nóng bỏng hút hồn fan nam

Nữ dancer vạn người mê đăng hình hờ hững, khoe hình ảnh nóng bỏng hút hồn fan nam

Netizen

23:04:08 07/02/2025
Có ý kiến từ fan yêu cầu cô nàng dancer phải mặc kín. Hanni Lee, nữ dancer nổi bật trong cộng đồng mạng nói chung, với những người yêu thích vũ đạo nói riêng.
Video Karina (aespa) đụng chạm vòng 1 của đồng nghiệp khiến dân mạng chỉ trích

Video Karina (aespa) đụng chạm vòng 1 của đồng nghiệp khiến dân mạng chỉ trích

Sao châu á

22:55:37 07/02/2025
Mới đây nhất, khoảnh khắc Karina - Winter đùa giỡn trên sân khấu đã trở thành chủ đề tranh cãi gây bão mạng xã hội.
Kỹ sư mang tráp đi hẹn hò, chinh phục được nữ điều dưỡng xinh như hoa hậu

Kỹ sư mang tráp đi hẹn hò, chinh phục được nữ điều dưỡng xinh như hoa hậu

Tv show

22:49:09 07/02/2025
Nam kỹ sư đến show hẹn hò tìm hạnh phúc, được Quyền Linh mai mối cho cô gái xinh đẹp cùng hoàn cảnh đổ vỡ hôn nhân.