Ấm lòng sĩ tử trong mùa thi
Sáng ngày 8/7 trên facebook có đăng tải hình ảnh về lực lượng Cảnh sát giao thông Công an huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông dùng xe mô tô của lực lượng Cảnh sát giao thông hỗ trợ 1 học sinh đến địa điểm thi cùng với một dòng trạng thái “Một hình ảnh, một tình cảm thật tuyệt trong mùa thi Trung học phổ thông năm 2021″.
Trao đổi với chúng tôi, Trung tá Triệu Nguyễn Dũng – Phó trưởng Công an huyện Đắk Mil cho biết, vào sáng 8/7/2021 trong lúc làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, giữ gìn trật tự an toàn giao thông ở khu vực điểm thi Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo (thị trấn Đắk Mil, huyện Đắk Mil), tổ công tác của Công an huyện gặp 1 em học sinh đến địa điểm thi nhưng lại quên Atlat địa lý Việt Nam trong môn thi tổ hợp xã hội.
Thấy vậy 1 đồng chí Cảnh sát giao thông đã dùng xe mô tô Cảnh sát giao thông chở em học sinh này đi đến hiệu sách và mua tặng em học sinh rồi chở em trở lại điểm thi cho kịp thời gian.
Chúng tôi rất bất ngờ khi việc làm nhỏ của CBCS trong đơn vị lại được người dân ghi lại và chia sẻ trên mạng xã hội với những tình cảm rất tốt đẹp giành cho lực lượng Công an huyện Đắk Mil.
CSGT Công an huyện Đắk Mil chở thí sinh đi mua đồ dùng phục vụ cho buổi thi kịp thời gian (ảnh từ facebook).
Cùng với lực lượng Công an cả nước, trong những ngày qua, lực lượng Công an Đắk Nông nói chung, Công an huyện Đắk Mil nói riêng huy động tối đa lực lượng phương tiện tập trung làm tốt công tác bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ an ninh, an toàn kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia trên địa bàn và làm tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19″.
Thực hiện kế hoạch tiếp sức mùa thi do Tỉnh đoàn, huyện đoàn Đăk Glong phát động, trong ngày 7 và 8/7, tuổi trẻ Công an huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đã phối hợp với huyện đoàn Đắk Glong, đoàn xã Quảng Sơn, Quảng Khê và các nhà hảo tâm tổ chức phát tặng miễn phí nhiều phần cơm, phần xôi, nước lọc, khẩu trang y tế, sữa, bút viết, bút chì cho các em thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đắk Glong vàTrường THPT Lê Duẩn.
Tuổi trẻ Công an huyện Đắk Glong tích cực hỗ trợ thí sinh trong mùa thi.
Video đang HOT
Riêng trong ngày 7/7, Công an huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đã phối hợp vơi huyện đoàn Đắk Glong phát tặng miễn phí 260 phần cơm, 130 phần xôi, 15 thùng nước lọc, 1000 khẩu trang y tế, 5 thùng sữa, 10 chai nước sát khuẩn, hơn 100 bút viết, bút chì cho các em thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đắk Glong.
Theo Thượng úy Nguyễn Đình Hiển – Bí thư Đoàn Thanh niên Công an huyện Đắk Glong, cùng với việc tham gia bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ an ninh, an toàn tại các điểm thi trên địa bàn huyện, tuổi trẻ Công an huyện Đắk Glong còn tích cực kêu gọi được sự ủng hộ của các nhà hảo tâm với số tiền gần 20 triệu đồng, 3 quán cơm tại địa bàn trung tâm huyện sẵn sàng ủng hộ 300 suất ăn cho học sinh, nhiều nhà dân đã tình nguyện hỗ trợ chổ ở miễn phí cho thí sinh…
Đồng thời trao đổi với nhà nghỉ trên địa bàn trung tâm xã Quảng Sơn và Quảng Khê không tăng giá và hỗ trợ giá cho thí sinh trong những ngày trước trong thi tốt nghiệp….. Song song với đó, lực lượng CSGT Công an huyện bên cạnh làm tốt công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, nhất là tại các khu vực có điểm thi còn tích cực hỗ trợ vận chuyển cơm và ủng hộ nước uống, khẩu trang, nước sát khuẩn …để phát tặng cho thí sinh, góp phần động viên, giúp đỡ thí sinh để các em có nhiều điều kiện làm bài thi tốt nhất”.
Những hình ảnh, việc làm nói trên của CBCS Công an Đắk Nông thể hiện tính nhân văn sâu sắc, tinh thần trách nhiệm, xung kích của Tuổi trẻ Công an Công an tỉnh Đắk Nông đối với cộng đồng, tạo điều kiện tốt nhất để thí sinh có tâm lý thoải mái, đạt kết quả cao trong kỳ thi.
Bí quyết đạt điểm cao: Môn Địa lý - Tự tin nhờ kỹ năng sử dụng Atlat
Atlat Địa lý là tài liệu học tập không thể thiếu - cuốn sách giáo khoa thứ 2 - với môn Địa lý. Thành thạo kỹ năng sử dụng Atlat vô cùng quan trọng, giúp thí sinh tự tin hơn nhiều khi làm bài thi.
Học sinh Trường THCS - THPT Ban Mai (Hà Nội).
Click vào ảnh để xem nội dung
15 câu sử dụng Atlat trong đề tham khảo
Cô Bùi Thị Hậu, giáo viên Trường THCS-THPT Ban Mai (Hà Đông, Hà Nội), cho biết: Đề tham khảo môn Địa lý thi tốt nghiệp THPT năm nay lựa chọn kiến thức trong chương trình Địa lý 11 và 12, loại trừ kiến thức nội dung giảm tải.
Chương trình Địa lý 11 có 2 câu hỏi về kiến thức khu vực Đông Nam Á dưới dạng thực hành kĩ năng. Kiến thức tập trung ở chương trình Địa lý lớp 12 với 48 câu hỏi, trong đó 15 câu sử dụng Atlat, 2 câu kĩ năng thực hành.
Còn lại 31 câu phân chia đều toàn bộ kiến thức: Về tự nhiên - 2 câu, dân cư - 2, kinh tế chung - 1 câu, các ngành kinh tế - 7 câu, các vùng kinh tế - 7 câu chia ra mỗi vùng 1 câu, nội dung biển đảo 2 câu.
Đồ họa: An Nhiên
Nhận định của cô Bùi Thị Hậu, đề minh họa phân hóa ở các cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Số lượng câu hỏi ở cấp độ nhận biết chiếm phần lớn nhưng không quá dễ. Các câu hỏi thông hiểu cũng đòi hỏi thí sinh phải tư duy và hiểu sâu. Những câu hỏi ở mức vận dụng đòi hỏi HS không chỉ có kiến thức, biết suy luận mà còn phải vận dụng hiểu biết thực tế mới có thể làm được.
Từ những phân tích trên, cô Bùi Thị Hậu cho rằng: HS sẽ phải học tập nghiêm túc mới đạt được mức 5 - 6 điểm. Để đạt điểm 8 - 9, thí sinh phải có khả năng tư duy tốt, không chỉ có kiến thức chắc chắn mà còn cần có kinh nghiệm thực tế nhất định. Các em cần tập trung, học hiểu kiến thức thay vì học theo cách ghi nhớ máy móc.
"Dành thời gian nhất định để học cách sử dụng Atlat cũng như luyện các dạng câu hỏi phần Atlat là có thể làm tốt các dạng bài nhận biết và thông hiểu.
Để làm tốt phần vận dụng không chỉ biết tư duy liên hệ các kiến thức với nhau mà phải dành thời gian tìm hiểu các vấn đề thực tế hiện nay", cô Bùi Thị Hậu cho hay.
Cô Bùi Thị Hậu - GV Trường THCS - THPT Ban Mai (Hà Nội). Ảnh: TG
3 bước sử dụng Atlat Địa lý
Như phân tích ở trên, đề thi tham khảo có 15 câu hỏi yêu cầu kĩ năng sử dụng Atlat, tương đương 3,75 điểm. Làm thế nào để ăn chắc phần điểm này? Gợi ý của cô Bùi Thị Hậu nêu rõ 3 bước quan trọng như sau:
Bước 1 - Hiểu về cấu trúc Atlat Địa lý Việt Nam. Cô Bùi Thị Hậu cho biết: Atlat Địa lý Việt Nam được trình bày với phần đầu là kí tự chung, giải thích các kí hiệu được sử dụng trong các trang bản đồ. Phần thứ hai là nội dung, chia theo 3 mảng kiến thức chính: Địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế - xã hội, địa lý các vùng. Mạch nội dung đi từ phần chung đến phần riêng, từ khái quát đến cụ thể phù hợp với cách sắp xếp mạch kiến thức trong sách giáo khoa Địa lý 12.
Bước 2 - Đọc kĩ yêu cầu của đề bài và gạch chân những từ ngữ quan trọng. Cụ thể: Đâu là trang Atlat cần tìm? Đối tượng, đặc điểm kèm theo của nội dung cần tìm là gì? Khu vực phân bố, vị trí thể hiện của đối tượng đó ở đâu? (nếu có).
Đồ họa: An Nhiên
Bước 3 - Nhận biết đối tượng và xác định đối tượng trên Atlat. Với bước này, cô Bùi Thị Hậu lưu ý trước tiên đến nhận biết đối tượng trên bản đồ. Theo đó, cần phải biết được kí hiệu thể hiện đối tượng đó trên bản đồ, bằng cách tìm kí hiệu trong trang bản đồ yêu cầu, hoặc trang kí tự chung ở đầu của cuốn Atlat. Tốt nhất học sinh nên sử dụng nhiều và ghi nhớ các kí hiệu để tránh bị nhầm lẫn hoặc mất thời nhiều gian tìm. Tìm vị trí của đối tượng trên bản đồ bằng cách sử dụng kết hợp các bản đồ trong một trang, hoặc bản đồ các trang Atlat khác để xác định vị trí phân bố của đối tượng. Tiếp theo là nhận biết đối tượng trên biểu đồ: Xác định biểu đồ cần tìm đối tượng; nhận biết đối tượng bằng kí hiệu thể hiện trong biểu đồ; tính toán hoặc tìm các đặc điểm biểu hiện như đề bài yêu cầu.
"Thực hiện 3 bước đơn giản trên, chắc chắn HS sẽ cảm thấy tự tin hơn với phần kĩ năng sử dụng Atlat của mình. Tuy nhiên, ngoài những câu hỏi yêu cầu sử dụng Atlat, học sinh hoàn toàn có thể sử dụng Atlat để trả lời những câu hỏi lý thuyết khác một cách dễ dàng nếu trong quá trình học tập các em biết cách sử dụng Atlat để ghi nhớ kiến thức, phát triển tư duy tổng hợp theo lãnh thổ" - cô Bùi Thị Hậu lưu ý.
Thầy Phan Ánh Quang - GV Trường THPT Trần Quốc Tuấn (Quảng Ngãi) nhấn mạnh: "Việc ôn tập kết hợp với sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam nhằm khắc sâu kiến thức và rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat. Ngoài ra, trong quá trình ôn tập, GV chia nội dung chương trình lớp 12 thành các chuyên đề: Địa lý tự nhiên, Địa lý dân cư, Địa lý ngành kinh tế, Địa lý vùng kinh tế. Sau mỗi đơn vị kiến thức, GV cần cho HS rèn luyện các câu hỏi trắc nghiệm theo 4 mức độ. GV cần bám sát theo dõi và đánh giá đúng năng lực từng HS. Đặc biệt, thầy cô nên biên tập đề theo cấu trúc đề tham khảo của Bộ GD&ĐT cho HS làm càng nhiều càng tốt, nhằm rèn luyện kỹ năng làm bài và ôn tập các dạng câu hỏi và bài tập".
Thi tốt nghiệp THPT: Thí sinh được đem những gì vào phòng thi? Từ 27/4, những vật dụng thí sinh được đem vào và cấm đem vào phòng thi sẽ thực hiện theo quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Quy chế thi tốt nghiệp THPT...