Ấm áp lễ khai giảng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương
Sáng nay 25.10, tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương long trọng tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2022 – 2023.
Đến dự buổi lễ khai giảng Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh; Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc Bộ Giáo dục và Đào tạo GS.TS Lê Thị Thanh Nhàn; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ Nguyễn Thị Hồng Lam và đại diện UBND thành phố Việt Trì, các thầy cô giáo và đặc biệt gần 1.000 học sinh khóa 48 của 18 thành phần dân tộc đến từ 23 tỉnh, thành.
Toàn cảnh Lễ khai giảng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương
Các đại biểu tới dự Lễ khai giảng năm học mới 2022 – 2023
Hàng nghìn học sinh Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương dự lễ khai giảng năm học 2022 – 2023
Phát biểu tại buổi lễ khai giảng, Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nguyễn Tuấn Anh cho biết, cách đây đúng một tháng, ngày 26.9.2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1127/QĐ-TTg về việc chuyển 5 trường chuyên biệt từ Bộ Giáo dục và Đào tạo về trực thuộc Ủy ban Dân tộc, trong đó có trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương; và cũng tròn một tháng nữa thầy và trò Nhà trường tự hào kỉ niệm 47 năm ngày truyền thống 26.11.1975 – 26.11.2022; truyền thống gần 50 năm đó càng khiến Nhà trường trong những giây phút ý nghĩa này cảm thấy vinh dự tự hào và trào dâng lòng biết ơn sâu sắc tới các thế hệ nhà giáo, nhớ về các thế hệ học sinh đầu tiên của Nhà trường học tập trong điều kiện còn rất nhiều thiếu thốn và khó khăn để chinh phục ước mơ vào giảng đường các trường đại học.
Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nguyễn Tuấn Anh đánh trống khai giảng
Hiệu trưởng Nguyễn Tuấn Anh cũng cảm ơn đến các em học sinh vì đã chọn mái trường dự bị Việt Trì để viết tiếp ước mơ của mình. Các em chấp nhận tạm chậm một năm học tại trường đại học trọng điểm để quyết tâm thực hiện bằng được ước mơ chọn đúng ngành học của trường đại học các em hằng mơ ước.
Video đang HOT
“Thầy tin lựa chọn của các em khi học tại mái Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương này. Niềm tin này là có đủ cơ sở, bởi lẽ, giá trị truyền thống cũng được tạo lập từ niềm tin. Gần nửa thế kỷ đã đi qua, tại ngôi trường này đã có hơn 23.000 học sinh học tập và trưởng thành. Đã biết bao giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học, các doanh nhân, các sĩ quan, các thầy cô giáo… luôn tự hào về mái trường dự bị mình học. Các thế hệ học sinh đã lan tỏa được giá trị của học sinh dự bị Việt Trì đó là lối sống trách nhiệm với cộng đồng, quê hương, đó là đức tính cống hiến và tình yêu thương” – hiệu trưởng bày tỏ.
Được biết, năm học 2021 – 2022, vượt qua khó khăn ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, trong điều kiện dạy và học trực tuyến nhưng kết quả bồi dưỡng học sinh Nhà trường tiếp tục được nâng cao, Nhà trường đã có gần 200/500 học sinh tiếp tục dự thi đạt điểm xét tuyển đại học từ 27 điểm trở lên ở tất cả các tổ hợp; gần 90% học sinh đủ điều kiện xét chuyển vào học tiếp các cơ sở giáo dục đại học.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh phát biểu tại buổi lễ khai giảng
Biểu dương những thành tích đạt được của các thầy cô giáo, học sinh nhà trường đã nỗ lực phấn đấu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong những năm học vừa qua, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh cho biết, đó là sự đóng góp thầm lặng, luôn tận tụy với nghề trong từng tiết giảng của đội ngũ nhà giáo, sự chăm lo từng bữa cơm, giấc ngủ cho các em học sinh của đội ngũ viên chức, người lao động để các em luôn cảm thấy yên tâm, coi nhà trường như là nhà; các thầy, cô, các cô chú cán bộ như người cha, người mẹ thứ hai của các em.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh tặng lẵng hoa chúc mừng nhà trường
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh cho biết, theo Quyết định số 1127/QĐ-TTg về việc chuyển 5 trường chuyên biệt từ Bộ Giáo dục và Đào tạo về trực thuộc Ủy ban Dân tộc, trong đó có trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương, đây là mốc lịch sử đánh dấu giai đoạn phát triển mới của hệ thống các trường chuyên biệt nói chung và của Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương nói riêng, kể từ nay nhiệm vụ giáo dục dân tộc của Nhà trường đã được trực tiếp cả Ủy ban Dân tộc và Bộ GD-ĐT cùng chăm lo, cùng dẫn dắt và chỉ đạo, định hướng để Nhà trường ngày một phát triển, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị tạo nguồn nhân lực chất lượng cao người dân tộc thiểu số – một trọng trách rất vẻ vang và tự hào đối với mỗi cán bộ viên chức Nhà trường.
Thay mặt Ủy ban Dân tộc Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh trao tặng học bổng cho các học sinh nhà trường
Tại buổi lễ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh khẳng định: “Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh người dân tộc thiểu số luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm và chăm lo, tại Kết luận số 65/KL-TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24 – NQ/TW của BCH TƯ Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới đã khẳng định cần: “Nâng cao chất lượng và mở rộng hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, hỗ trợ việc ăn, ở cho học sinh, sinh viên vùng địa bàn đặc biệt khó khăn. Đổi mới phương thức tuyển sinh theo hướng cử tuyển, chế độ dự bị đại học, đào tạo nghề cho đối tượng người dân tộc thiểu số. Có chính sách giải quyết việc làm đối với thanh niên dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng và đào tạo nghề; có cơ chế chăm lo đời sống cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.
Học sinh phấn khởi chào đón các đại biểu tới dự lễ khai giảng
Tại buổi lễ, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh mong muốn nhà trường tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được và cần thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như: làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, viên chức và người lao động, xây dựng tập thể nhà trường đoàn kết, sáng tạo, hoàn thành mục tiêu đổi mới; Giáo dục để mỗi học sinh thấy được niềm tự hào, sự trân quý và trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát huy các bản sắc văn hóa dân tộc của mình.
“Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương phải là ngôi trường nội trú cấp Trung ương mang đậm bản sắc dân tộc và vì học sinh dân tộc thiểu số. Đồng thời, nhà trường cần chú trọng đến việc mở rộng quy mô, bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho nhà trường, tiếp tục chăm lo, đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất thiết bị dạy học… quan tâm điều kiện ăn ở của học sinh nội trú” – Thứ trưởng Hoàng Thị Hạnh nhấn mạnh.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo GS.TS Lê Thị Thanh Nhàn tặng Cờ thi đua và Bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc của nhà trường
Cũng tại buổi lễ, nhà trường đã vinh dự đón nhận cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo (1 tập thể), đón nhận danh hiệu tập thể lao động xuất sắc (7 tập thể) và đón nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (3 tập thể và 3 cá nhân); đón nhận bằng khen của Công đoàn giáo dục Việt Nam cho Công đoàn trường và 03 cá nhân.
Trước đó, ngày 26/9/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1127/QĐ-TTg về việc chuyển 5 trường gồm: Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn, Trường bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang, Trường Dự bị Đại học Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc từ Bộ Giáo dục và Đào tạo về trực thuộc Ủy ban Dân tộc.
Theo Quyết định này, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm bàn giao nguyên trạng các Trường chuyên biệt từ Bộ Giáo dục và Đào tạovề Ủy ban Dân tộc quản lý; đồng thời rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về giáo dục đối với các Trường chuyên biệt. Ủy ban Dân tộc tiếp nhận nguyên trạng các Trường chuyên biệt để quản lý theo quy định; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành thực hiện điều chuyển biên chế viên chức, bàn giao tài sản, tài chính… theo quy định.
Đồng thời chỉ đạo các Trường chuyên biệt xây dựng phương án, tổ chức sắp xếp lại các tổ chức bên trong theo quy định của pháp luật, đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Trường ĐH Tây Nguyên khai giảng năm học mới
Hiện Trường Đại học Tây Nguyên có hơn 9.000 học sinh, sinh viên, đang đào tạo 5 ngành tiến sĩ, 12 ngành thạc sĩ, chuyên khoa cấp 1, 37 ngành đại học, đào tạo học sinh THPT và mầm non, thực hiện công tác khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh.
Sáng 25-10, Trường Đại học Tây Nguyên đã tổ chức Lễ khai giảng năm học 2022-2023 và Công bố quyết định, trao giấy chứng nhận cho 3 ngành đầu tiên đã đạt kiểm định chất lượng giáo dục.
Trường Đại học Tây Nguyên tổ chức Lễ khai giảng năm học mới
Phát biểu tại buổi lễ, tiến sĩ Nguyễn Thanh Trúc, Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên, chia sẻ trong 2 năm học vừa qua, không chỉ Việt Nam mà trên toàn thế giới đã chứng kiến sự tác động và ảnh hưởng không nhỏ của đại dịch COVID-19 đến mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo.
Trước tình hình đó, Trường Đại học Tây Nguyên đã cố gắng điều chỉnh, thích ứng linh hoạt để hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của nhà trường và đã đạt được nhiều thành tích rất đáng ghi nhận trong các lĩnh vực đào tạo, kiểm định chất lượng, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Trúc, Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên, đánh trống khai giảng năm học mới
Cũng theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Trúc, hiện nay nhà trường có 643 cán bộ, viên chức với hơn 9.000 học sinh, sinh viên. Nhà trường đang đào tạo 5 ngành tiến sĩ, 12 ngành thạc sĩ, chuyên khoa cấp 1, 37 ngành đại học, đào tạo học sinh THPT và mầm non, thực hiện công tác khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.
Bên cạnh đó, nhà trường triển khai thực hiện 1 chương trình khoa học công nghệ, 16 đề tài cấp bộ, cấp tỉnh và 101 đề tài cấp cơ sở. Công bố 342 công trình nghiên cứu - bài báo, trong đó có 137 bài đăng trên các tạp chí Quốc tế, có 76 bài được Bộ Giáo dục và Đào tạo khen thưởng.
Trong năm học vừa, có 676 sinh viên được nhà trường xét miễn giảm học phí với tổng số tiền gần 4 tỉ đồng. Đồng thời, nhà trường cấp học bổng khuyến khích học tập cho 6.225 sinh viên với tổng giá trị hơn 5,68 tỉ đồng; chủ động trong việc tìm kiếm các học bổng cho 337 sinh viên tổng giá trị hơn 1 tỉ đồng.
Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên trao tặng giấy khen cho thủ khoa năm học 2022-2023
Tại buổi lễ khai giảng, Trường Đại học Tây Nguyên đã công bố quyết định và trao giấy chứng nhận cho 3 ngành đầu tiên đạt kiểm định chất lượng gồm: Giáo dục tiểu học, Quản trị kinh doanh và Công nghệ sinh học. Đây là tiền đề để nhà trường tiếp tục thực hiện công tác kiểm định cho các ngành còn lại, là cơ sở khẳng định sự phát triển toàn diện và ngày càng mạnh mẽ của Nhà trường trong công tác đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục.
Trao học bổng cho tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
"Chúng tôi tin rằng, bằng những tình cảm và truyền thống của nhà trường được xây dựng trên nền tảng bản sắc văn hóa, giá trị cốt lõi đó là: Sáng tạo trong học tập và nghiên cứu khoa học; lấy chất lượng giáo dục là mục tiêu hàng đầu; xem hội nhập và hợp tác quốc tế là giá trị cho sự phát triển, là cơ sở, tiền đề để bước sang năm học mới 2022-2023 thành công hơn nữa..." - tiến sĩ Nguyễn Thanh Trúc nhấn mạnh.
Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cần khẩn trương hoàn thiện đề án tự chủ đại học Đây là yêu cầu của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại lễ khai giảng của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM diễn ra ngày hôm nay. Ông Nguyễn Đức Trung, quyền Hiệu trưởng Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho biết năm nay, nhà trường đã tuyển đạt chỉ tiêu được giao với số lượng là 1.519 sinh viên chính qui hệ chất...