Ám ảnh những… khai giảng buồn
Những kỳ khai giảng năm nào cũng giống nhau đến phát ngán. Đầu tiên là màn văn nghệ của các em học sinh để ổn định trật tự, sắp xếp đại biểu, thầy cô tham dự.
LTS: Trước mong muốn có sự “đổi mới trong lễ khai giảng để mỗi khi nhắc đến, thầy cô chúng tôi không còn… sợ nữa”, thầy Hoàng Sa Việt đã có bài viết chia sẻ thẳng thắn về vấn đề này.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Không biết từ khi nào, tôi lại sợ… ngồi dự lễ khai giảng năm học mới.
Lẽ ra, năm học mới phải vui, phải hồ hởi phấn khởi vì có nhiều cái mới đang chờ đón phía trước nhưng kỳ thực, không riêng gì tôi mà nhiều đồng nghiệp cũng ngán tận cổ khi nghe đến cụm từ “dự lễ khai giảng”, cứ mong cho… ngày ấy qua mau.
Các em học sinh tham dự lễ khai giảng năm học mới (Ảnh minh họa: TTXVN).
Đầu năm học, ngày khai giảng phải gây ấn tượng tốt với học sinh, với phụ huynh, với quan khách tham dự và thầy cô trong trường.
Đó là lễ khai giảng gọn nhẹ mà trang trọng, ý nghĩa tạo nên không khí rộn ràng, tươi vui, có tác dụng “nạp năng lượng” mới cho một năm học mới bắt đầu…
Video đang HOT
Nhưng những kỳ khai giảng năm nào cũng giống nhau đến phát ngán. Đầu tiên là màn văn nghệ của các em học sinh để ổn định trật tự, sắp xếp đại biểu, thầy cô tham dự.
Chưa đến giờ khai mạc thì văn nghệ cứ diễn để “bù vào chỗ trống”, kiểu “câu giờ” vì còn chờ một số đại biểu “chủ chốt” cấp huyện, cấp tỉnh hoặc các vị “ Mạnh Thường quân”…
Tiếp đến là giáo viên dẫn chương trình giới thiệu đại biểu, ghi đầy cả trang giấy… Vậy mà có vị đến trễ, một hai đòi cho được phải giới thiệu nên sau khi hiệu trưởng đọc báo cáo xong lại phải ra giới thiệu “bổ sung” cho “phải đạo”.
Tiếp theo hiệu trưởng đọc báo cáo thành tích năm học vừa qua, phương hướng, kế hoạch năm học tới. Ngồi nghe mãi thành quen, hình như… năm trước đã đọc rồi, chỉ thay đổi ngày tháng, số liệu.
Trời bắt đầu nắng lên, học sinh ngồi nghe một nhưng nói chuyện mười, có những tốp ngồi sau còn chọc ghẹo nhau…
Thầy cô chủ nhiệm phải chạy tới, ngồi phía sau lớp để vãn hồi trật tự. Giáo viên thì ngồi ngoảnh xuống nên bị chói nắng. Kẻ cầm báo, người cầm sách che nắng, trông thật vất vả. Vậy mà bản báo cáo vẫn chưa có dấu hiệu kết luận.
Tiếp theo là khen thưởng giáo viên và học sinh, giới thiệu đại biểu lên phát phần thưởng. Đến lượt học sinh, top này đến top khác lên nhận phần thưởng. Phía dưới lúc này ồn ào như vỡ chợ… Thầy lẫn trò cứ ngồi chịu trận dưới nắng oi bức…Thầy hiệu trưởng cứ đọc, mọi người cứ dán mắt vào điện thoại quẹt quẹt, những lời “vàng ngọc” cứ vang lên nhưng chắc chắn ít người nghe nữa…
Chưa hết, tiếp theo là phát biểu chỉ đạo năm học mới của cấp huyện, cấp tỉnh… Bài nào cũng như bài nào, cứ một là, hai là… cho đến bẩy, tám là gì đó. Giáo viên chủ nhiệm lúc này “phát huy vai trò”, nhắc học sinh ngồi trật tự…
Tiếp theo là phát biểu của giáo viên, của học sinh nhân ngày khai giảng. Cứ “bổn cũ soạn lại” nghe đến nhàm như: phấn khởi, quyết tâm, cố gắng, nêu gương…
Tưởng đến lúc này sẽ được “giải phóng” nhưng phần tiếp theo là bác trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh có đôi lời phát biểu dặn dò các em nhân ngày khai giảng…
Lúc này, mặt trời đã lên cao, ai nấy đều phờ phạc, mồ hôi vã ra ướt áo… Buổi khai giảng kết thúc mà mắt hoa lên, chân bước hơi loạng choạng vì ngồi lâu quá.
Học sinh nhốn nháo ra về vì cha mẹ chờ đón trước cổng từ lâu… Bên căngtin, bàn tiệc đã dọn sẵn, chờ đón thầy cô và đại biểu vào liên hoan …
Nghe nói năm nay, Bộ Giáo dục yêu cầu các trường không đọc báo cáo như mọi năm, thay vào đó là một lễ khai giảng gọn nhẹ, ý nghĩa…
Mong lắm thay sự đổi mới lễ khai giảng để mỗi khi nhắc đến, thầy cô chúng tôi không còn… sợ nữa.
HOÀNG SA VIỆT
Theo giaoduc.net
Tựu trường mà chưa khai trường
Liệu có những nghiên cứu xã hội học nào cho thấy tính ưu việt, hơn hẳn của cái sự có thêm "ngày tựu trường" dọn đường cho "ngày khai trường" truyền thống?
Sáng nay bạn bè tôi ở một số tỉnh thành đã đưa con em tới trường để bắt đầu năm học mới 2019-2020.
Nhưng đây mới chỉ là ngày tựu trường, ngày để thầy trò trở lại trường làm những công việc tổ chức, sắp xếp, làm quen,... Còn ngày khai giảng, hay ngày khai trường, được thống nhất trên cả nước là ngày 5-9-2019.
Ngày tựu trường được linh động rải ra trong suốt tháng 8 cho tới đầu tuần cuối cùng của tháng tựu trường này. Vì thế, ngay từ ngày 1-8 đã có một số nơi tựu trường. Ở TP.HCM, gần 2 triệu học sinh các bậc tiểu học, THCS, THPT, giáo dục thường xuyên sẽ tựu trườngvào ngày thứ Hai ngày 19-8-2019 theo thông báo của UBND TP.HCM hồi tháng 7-2019.
Học sinh Trường Tiểu học Lương Thế Vinh trong ngày tựu trường năm học 2018-2019. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Tựu trường có nghĩa là thầy trò "game over" một mùa hè - từ hồi nào đó không còn gọi là "nghỉ hè" mà chính xác bản chất là "học kỳ 3" hay "học kỳ phụ trội". Nhà thơ Đỗ Trung Quân hồi năm 1984 trong bài thơ Chút Tình Đầu có vẻ lãng mạn, ngây thơ thảng thốt hỏi rằng "Em chở mùa hè của tôi đi đâu?" Có lẽ sau khi có con, ông đã tìm được câu trả lời cho chính mình: "Chở đi học hè chớ đi đâu!".
Tôi cũng không nhớ từ năm nào lại nảy sinh ra hai cái ngày khác nhau: "Ngày tựu trường" và "ngày khai trường". Liệu có những nghiên cứu xã hội học nào cho thấy tính ưu việt, hơn hẳn của cái sự có thêm "ngày tựu trường" dọn đường cho "ngày khai trường" truyền thống? Chỉ có thể chắc chắn rằng thầy trò đã bị lấy mất một miếng thời gian, có khi cả tháng trời, của mùa hè - vốn được cả thế giới, hình như trừ Việt Nam là cá biệt - thiết kế làm thời gian cho thầy trò thư giãn nghỉ ngơi cho giảm căng thẳng sau một năm học, và để thể xác lẫn tinh thần được hồi sức, tỉnh táo, khỏe khoắn sẵn sàng cho một năm học mới.
Có lẽ người ta giải thích rằng cần phải có sự chuẩn bị, ổn định trước để ngay sau khi làm lễ khai giảng là có thể bắt đầu học ngay. Mà có lẽ bây giờ cái sự học ở nhà trường nó phức tạp hơn xưa. Ngày trước chất lượng giáo dục được đánh giá cao không ai có thể phủ nhận mà chỉ có một ngày khai trường, làm lễ ngắn gọn và đơn giản xong là học sinh về lớp, chép thời khóa biểu năm học mới, là bắt đầu một năm học mới ngay và luôn. Chỉ có điều lẽ ra mọi sự chuẩn bị sẵn sàng đón học sinh vào năm học mới là phần việc của nhà trường, hoặc cùng lắm là lôi kéo thêm thầy cô vào.
Nói cách nào đó, đây là cái sự tới trường mà chưa phải là đi học. Và bởi đã tựu trường trong ấm ức (vì bị cắt mất mùa hè) nên các thế hệ học sinh không còn được trải nghiệm những cảm xúc thật sự của ngày khai trường. Đó là cái ngày lẽ ra ghi dấu ấn trong đời học sinh khi là lần đầu tiên đi học (cho người mới đi học) và ngày đầu tiên trở lại trường sau ba tháng nghỉ hè. Và cũng vì đã tựu trường nên ngày khai trường chỉ còn mang tính hình thức, nghi lễ, chủ yếu dành cho... người-lớn-không-phải-phụ-huynh. Và phải chăng vì vậy mà tiếng trống khai trường vốn thiêng liêng trong đời học sinh giờ trở nên xa vắng, ảo diệu, lạc lõng thậm chí già giả...
Theo plo.vn
Sở Giáo dục Đồng Tháp gửi thư kêu gọi không thả bóng bay trong lễ khai giảng Bức thư gửi tới các cán bộ quản lý, thầy cô, học sinh và cha mẹ các em nhân ngày khai giảng năm học mới sắp gần kề. Bắt nguồn từ bức thư của một học sinh lớp 5 tại Hà Nội gửi tới hơn 40 trường học ở Hà Nội kêu gọi ngừng thả bóng bay trong lễ khai giảng để bảo...