Ám ảnh kinh hoàng những người ‘rước họa’ vì tiết canh
Ở Việt Nam, thú ăn tiết canh chế biến từ tiết sống của các con vật nuôi như lợn, ngan vịt, dê, ngựa… có từ lâu đời và vẫn còn duy trì đến ngày nay.
Bệnh nhân Trần Văn Anh (39 tuổi ở Ninh Bình) bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn do ăn tiết canh đã tử vong sau 3 ngày nhập viện điều trị. Người nhà cho biết, bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu. Trước khi nhập viện một ngày, bệnh nhân có ăn tiết canh lợn ngoài chợ. Khi về nhà, bệnh nhân có biểu hiện sốt, khó thở… nhưng chỉ nghĩ là bị ốm thông thường nên tự điều trị ở nhà. Đến khi thấy tình trạng sức khỏe ngày càng nguy kịch mới nhập viện thì đã quá muộn.
Bệnh nhân Trần Văn Anh bị hoại tử khuôn mặt vì liên cầu khuẩn lợn.
Bệnh nhân bị liên cầu khuẩn lợn, dẫn tới nhiễm trùng huyết suy đa tạng, có nhiều ban hoại tử đen toàn thân, đặc biệt là ở mặt. Bệnh liên cầu lợn là một bệnh từ động vật lây sang người do vi khuẩn liên cầu lợn (Streptococcus suis) gây ra. Nguyên nhân bị mắc liên cầu khuẩn lợn có thể do ăn thịt lợn bệnh chưa được nấu chín, ăn tiết canh hoặc tiếp xúc với máu, dịch tiết của lợn qua các vết thương ở da, đường hô hấp…
Không chỉ ở mặt, những vết hoại tử còn có thể lan rộng khắp cơ thể.
Chia sẻ về sự nguy hiểm của bệnh liên cầu lợn, Ths.BS Nguyễn Tiến Lâm (Trưởng khoa Virus – Ký sinh trùng, BV Nhiệt đới Trung Ương) cho hay: “Thông thường, một bệnh nhân bị liên cầu khuẩn lợn thể viêm màng não mủ phải nằm viện điều trị ít nhất là 3 tuần. Còn những người bị nhiễm trùng huyết phải điều trị đến 2 tháng, chi phí có khi lên tới hàng trăm triệu, tùy thuộc di chứng có trầm trọng hay không trầm trọng. Vì vậy, rất nhiều trường hợp bị liên cầu khuẩn lợn nhưng không có điều kiện chữa trị nên đành phải xin về nhà… chờ chết. Những trường hợp như vậy, chúng tôi cũng rất đau lòng, nhưng không biết làm thế nào được”.
Ăn tiết canh dê, hôn mê vì … liên cầu lợn
Ông Trần Văn T., một doanh nhân người Hà Nội, đi công tác đến Ninh Bình – đất của dê núi nên đã rẽ vào quán thịt dê, gọi tiết canh dê khai vị. Ăn xong bát tiết canh, ông T., tiếp tục ăn thịt dê tái chanh cùng vài món làm từ thịt dê khác.
Nhưng chỉ 2 ngày sau, ông T. lên cơn sốt, đau đầu, buồn nôn và hôn mê nên được nhập BV bệnh Nhiệt đới TW cấp cứu. Tại bệnh viện, bác sĩ cho biết ông T., bị viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn, tình hình rất nguy kịch. Liên cầu khuẩn lợn mà ông T mắc phải được xác định do chính bát tiết canh dê mà ông đã ăn hai ngày trước đó.
Video đang HOT
Ông T. đang hôn mê vì viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn.
Vậy tại sao một người ăn tiết canh dê, lại bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn?
Lý giải về điều này, ThS-Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu, BV bệnh Nhiệt đới TW nói: “Không thể biết chính xác tại sao người đàn ông này ăn tiết canh dê nhưng lại nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Rất có thể, tại quán bán thịt dê đó có thực khách ăn tiết canh dê lớn, mà mỗi con dê chỉ có một lượng tiết nhất định nên tiết lợn được lấy pha lẫn tiết canh dê. Hoặc có thể là tiết canh dê nhưng pha vào dụng cụ trước đó dùng đựng tiết canh của con lợn bị nhiễm liên cầu khuẩn nên lây sang”.
Ngoài ra, theo bật mí của một cựu chủ quán bán tiết canh dê thì, phần cuống họng dê nhỏ nên nhiều khi phải dùng sụn, họng lợn để băm, pha vào cùng với tiết dê. Mà phần họng lợn là nơi khu trú của liên cầu khuẩn.
Điều này lý giải tại sao có người ăn tiết canh dê vẫn mắc liên cầu khuẩn lợn.
Bệnh nhân nam 58 tuổi, ở Cao Lộc, Lạng Sơn được người nhà đưa xuống BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương ngày 12/5 trong tình trạng lơ mơ, xuất hiện các cơn co giật.
Bệnh nhân là người thường xuyên ăn món lòng lợn tiết canh và rau sống. 4 ngày trước khi nhập viện bệnh nhân cũng xuất hiện các cơn co giật và rơi vào trạng thái lơ mơ.
“Với hai triệu chứng điển hình trên cộng với tiểu sử bệnh nhân là người thích ăn món lòng lợn tiết canh, rau sống, chúng tôi nghĩ đến căn bệnh sán não nên chỉ định cho bệnh nhân chụp CT sọ não ngay lập tức”, vẫn là BS Cấp, người trực tiếp cấp cứu cho bệnh nhân, chia sẻ.
Một lát chụp CT não của bệnh nhân phát hiện nhiều sán đang làm tổ trong não.
Không nằm ngoài dự đoán, kết quả chụp CT sọ não của bệnh nhân cho thấy rất nhiều sán trong não. Nhìn kết quả chụp các bác sĩ cũng phải tá hóa bởi mỗi lát cắt chụp não phát hiện 4 – 5 ổ sán não, trong não của bệnh nhân có tới trên dưới 50 ổ sán não làm tổ.
Theo các chuyên gia y tế, có rất nhiều nguy cơ nhiễm sán trong môi trường. Bình thường, sán có trong ruột của lợn, thậm chí có trong ruột của người. Khi phân thải ra môi trường nếu không được xử lý tốt, bám vào rau sống, tiết canh (do giết mổ không an toàn, trứng sán trong phân có nguy cơ dính vào tiết canh trong quá trình chọc tiết lợn), người nuốt phải trứng sán này trong thức ăn thì sẽ bị nhiễm ấu trùng sán lợn.
Trứng sán vào trong cơ thể phát triển thành ấu trùng. Ấu trùng sán lợn có khả năng xuyên qua niêm mạc đường tiêu hóa và theo dòng máu, mạch huyết đi khắp mọi nơi trong cơ thể và cư trú ở tất cả các hệ thống từ cơ vân đến cơ tim, cơ hoàn, não. Nang sán trú lại chỗ nào sẽ gây bệnh ở chỗ ấy.
Đông kinh, co giật vì giun xoắn trong tiết canh tấn công não
Cách đây vài năm, ông Nguyễn L., ở TP Vinh, Nghệ An rất thích ăn tiết canh. Một hôm, bỗng dưng ông bị lên cơn động kinh, co giật và ngã xuống đường khi đang đi xe. Sau đó 2, 3 tháng liền, ông vẫn bị triệu chứng đau đầu, động kinh và gia đình đưa ông đi khám với nghi ngờ ông bị tai biến mạch máu não.
Hình ảnh đáng sợ của giun xoắn tấn công não người.
Tuy nhiên, tại Bệnh viện Đa khoa Nghệ An, sau khi chụp cắt lớp não, bác sỹ phát hiện một tổ kén giun trong não. Ông được chuyển đến Viện Sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng TW và các bác sỹ kết luận ông L. bị nhiễm giun xoắn lên não có thể do ăn tiết canh, thịt lợn sống.
U sán nổi cục ở mắt sau 3 ngày ăn tiết canh
Năm 2013, Anh Nguyễn Xuân T. (32 tuổi ở Bắc Giang) rất khoái khẩu với món tiết canh lợn. Một lần, sau 3 ngày ăn tiết canh, tự nhiên anh thấy mắt sưng to và ngứa dữ dội, nhỏ thuốc mắt không thấy đỡ. Sau đó, ở rìa mắt nổi lên một cục u, lúc to, lúc nhỏ.
Đi khám bác sĩ chấn đoán u sán ở kết mạc vùng hốc mắt. Khối u có lúc sưng to, lúc xẹp xuống do sán chui ra ngoài nang nằm trên kết mạc. Anh phải phẫu thuật để lấy con sán ra.
Theo Trí Thức Trẻ
Ăn tiết canh, mắc những bệnh gì?
Ăn tiết canh là rước bệnh vào thân, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng!
Trong những ngày gần đây, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận một số bệnh nhân mắc bệnh do ăn tiết canh lợn, thậm chí có trường hợp đã tử vong.
Bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn đang điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Nguy cơ mắc bệnh rất cao từ tiết canh
Ở Việt Nam, nhiều người thường có thói quen dùng các món tiết canh chế biến từ tiết sống lấy từ các loại động vật (gà, vịt, lợn, bò, chó), thậm chí uống tiết sống lấy từ rắn, dê. Tiết canh là món ăn tươi sống, sử dụng nguyên liệu là tiết động vật tươi được pha với nước mắm hoặc nước muối nhạt để chống đông trước khi trộn với những phần thịt, sụn động vật băm nhỏ. Cách chế biến tiết canh như vậy rất thịnh hành trong ẩm thực từ Bắc đến Nam của người Việt Nam. Như vậy, tiết canh bản chất là tiết sống, mang rất nhiều mầm bệnh, nhất là máu của các con vật (lợn, gà, vịt, chó...) đang bị nhiễm bệnh. Nếu lợn đang mắc bệnh thì nguồn tiết của nó sẽ chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, virut, ký sinh trùng). Vì vậy, người ăn tiết canh từ các con vật này sẽ rất dễ mắc bệnh (liên cầu lợn, cúm gia cầm, nhiễm khuẩn huyết, bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu, giun, sán). Tuy nhiên, không phải ăn tiết canh xong mà bị bệnh ngay mà thường có một thời gian ủ bệnh. Chẳng hạn:
Bệnh lợn gạo là do sán dây trưởng thành ở người. Sán dây trưởng thành ký chủ ở ruột người. Những đốt già rụng dần theo phân ra ngoài với trứng. Trứng vào cơ thể lợn trở thành ấu trùng giống như hạt gạo khu trú ở trong các bắp thịt lợn (thịt nạc vai nhiều nhất), cả cơ mí mắt, óc, đặc biệt các hạt gạo tập trung chủ yếu phần nhiều gân và mỡ thường dùng để chế biến tiết canh. Nếu người ăn tiết canh của lợn gạo thì sẽ mắc bệnh sau vài ba tháng. Đầu tiên, sau khi vào ruột, đầu ấu trùng ra ngoài, bám vào niêm mạc ruột, phát triển thành sán trưởng thành sau 2 tháng rưỡi. Ở người cũng sẽ hình thành nang sán như ở cơ thể lợn.
Bệnh liên cầu lợn hay gặp nhất là thể nhiễm khuẩn huyết (vi khuẩn liên cầu lợn vào máu, nhân lên nhanh chóng và đồng thời tiết ra nhiều độc tố). Khi nhiễm khuẩn huyết, ngoài các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, ù tai, xuất huyết dưới nhiều dạng khác nhau (xuất huyết dưới da từng mảng, đôi khi gây hoại tử, xuất huyết tiêu hóa). Người bệnh có thể bị nhiễm độc tố rất nặng (sốc nhiễm khuẩn), biểu hiện như tụt huyết áp, mạch nhanh, nhỏ, truỵ tim mạch, suy hô hấp và có thể bị tử vong nếu không phát hiện sớm để điều trị kịp thời. Một số trường hợp xuất hiện nhiễm độc đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa (đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, có máu). Người bệnh cũng có thể bị viêm màng não do vi khuẩn liên cầu lợn, biểu hiện như sốt cao, co giật, nôn vọt, sợ ánh sáng... Nếu phát hiện sớm có thể cứu chữa được nếu không có thể gây phù não, hôn mê và tử vong.
Nếu ăn tiết canh gà, vịt rất dễ nhiễm virut cúm gia cầm (A/H5N1, H1N1, H7N9, H10N8) và nguy cơ mắc bệnh rất cao, có thể tử vong. Ngoài ra, nếu ăn tiết canh chó có thể có nguy cơ mắc bệnh dại nếu máu và thịt của chó đó bị nhiễm virut dại. Vì vậy, thông điệp là: "Nên bỏ thói quen ăn tiết canh càng sớm càng tốt".
Hình ảnh liên cầu khuẩn lợn dưới kính hiển vi.
Phòng bệnh hiệu quả thế nào?
Cần tăng cường tuyên truyền một cách rộng rãi trong cộng đồng dân cư biết cách phát hiện và phòng bệnh là một việc làm hết sức quan trọng. Việc làm này nhằm để người dân biết cách phát hiện động vật bị bệnh sớm và đồng thời cũng biết cách phòng bệnh lây sang cho người, tránh gây hoang mang, hiểu biết không cặn kẽ ảnh hưởng đến đời sống người dân. Làm thế nào để người dân thấm nhuần được rằng khi có nghi ngờ lợn bị mắc bệnh do liên cầu lợn hoặc gia cầm, thủy cầm ốm, chết thì cần khai báo ngay cho cơ quan thú y, chính quyền địa phương và y tế cơ sở để nhanh chóng có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Không vận chuyển lợn hoặc thịt lợn, gia cầm, thủy cầm từ địa phương có dịch bệnh lợn tai xanh, cúm gia cầm sang địa phương khác. Tuyệt đối không mua bán lợn, thịt lợn, gia cầm, thủy cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Không thịt lợn, gia cầm, thủy cầm đã chết hoặc đang ốm với bất kỳ lý do gì. Khi động vật chết phải chôn ngay, chôn thật sâu, chôn xa nguồn nước, xa khu dân cư, chợ, những nơi tập trung đông người và cần phải có chất sát khuẩn mạnh kèm theo như vôi bột, cloramin B.
Thịt lợn, gà, vịt mua về cần nấu chín kỹ. Những người giết mổ, phân phối, chế biến thịt lợn, gia cầm, thủy cầm cần phải đi găng tay đảm bảo chất lượng. Cần dùng riêng dao, thớt, dụng cụ chế biến thịt, phủ tạng sống và phủ tạng, thịt đã nấu chín. Các nhà chức trách cần quản lý chặt chẽ việc giết mổ lợn cũng như quản lý chặt các tiểu thương buôn bán thịt, phủ tạng lợn một cách thật nghiêm ngặt. Cần có biện pháp hữu hiệu nhất để kiểm soát thẩm lậu gia cầm, thủy cầm qua biên giới.
Theo Trí Thức Trẻ
Những mối nguy hiểm tiềm ẩn trong thịt lợn Thịt lợn là nguồn cung cấp protid, lipid, vitamin và khoáng chất giúp bồi bổ cơ thể. Các bộ phận của lợn như thịt lợn, huyết lợn, gan lợn, lòng lợn, thận lợn, phổi lợn, tủy lợn, mật lợn, khi biết cách kết hợp với các vị thuốc Đông y còn có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu ăn thịt lợn không...