AloEnglish Khơi nguồn cảm hứng Anh ngữ cho trẻ
Công thức của sự thành công: Thành công = 1% cảm hứng 99% nỗ lực, tuy nhiên nếu thiếu 1% đó, sự nỗ lực cũng thành vô nghĩa. Vậy chúng ta sẽ nuôi dưỡng niềm đam mê học tập cho con trẻ như thế nào?
Cội nguồn của Giáo dục – Trước hết là sự truyền cảm hứng
Có một giai thoại về Thomas Edison, khi mẹ cậu bé Thomas nhận được bức thư cô giáo chủ nhiệm gửi cho bà, bà đã giàn dụa nước mắt đọc to cho con trai nghe: “Con trai của ông bà là một thiên tài. Ngôi trường này không đủ năng lực để dạy dỗ cậu bé, vậy xin ông bà hãy để cậu bé tự dạy chính mình”.
Nhiều năm sau, khi trở thành 1 trong những nhà phát minh vĩ đại nhất, Thomas vô tình xem lại kỷ vật trong gia đình và tìm thấy bức thư năm nào của cô giáo. Trên đó viết: “Con trai ông bà là một đứa trẻ đần độn. Chúng tôi không thể chấp nhận cho trò ấy đến trường nữa”
Thomas đã khóc sau khi đọc lá thư ấy, và hiểu rằng, ông có thể có những phát minh lỗi lạc cho nhân loại, chính là nhờ sự truyền cảm hứng từ người mẹ vĩ đại của mình.
Quay lại góc nhìn đa chiều về giáo dục ngày nay, trẻ học bằng sự đam mê hứng thú, bằng tình yêu thực sự với môn học mới có thể học tốt; khơi gợi được hứng thú học hành cho học sinh mới là phương pháp giáo dục thành công. Vậy chúng ta sẽ nuôi dưỡng niềm đam mê học tập cho con trẻ như thế nào? Đặc biệt là trong môn tiếng Anh – môn học tiền đề để thế hệ trẻ trải rộng đôi cánh vươn ra với thế giới rộng lớn?
Câu trả lời nằm trong trách nhiệm không phải chỉ của những người làm cha làm mẹ, mà của cả xã hội. Thực tế nhiều Game Show truyền hình đã được tổ chức để bổ trợ kiến thức học tập cho các em học sinh như “Đường lên đỉnh Olympia” – một sân chơi dành cho học sinh Phổ thông trung học, với các phần thi liên quan đến kiến thức tổng hợp của nhiều môn học.
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập để vươn ra thế giới, chúng ta chưa có một chương trình với quy mô lớn để truyền cảm hứng cho phụ huynh và học sinh về việc học tiếng Anh. Tín hiệu đáng mừng là với khát khao mang đến cho trẻ em một nguồn cảm hứng cho môn tiếng Anh, các chuyên gia của hệ thống tiếng Anh cho trẻ em Alokiddy đã phối hợp cùng VTV7 tạo ra sân chơi AloEnglish – Game Show tiếng Anh đầu tiên dành cho trẻ em bậc Tiểu học.
AloEnglish – Học mà chơi, chơi mà học
AloEnglish là một sân chơi mà ở đó, các em vừa được thể hiện tài năng tiếng Anh, vừa được học hỏi rất nhiều về kiến thức xã hội, kỹ năng mềm.
Đây là Game Show có tính tập thể, các thí sinh được tham gia theo đội, mỗi đội 3 người, đại diện cho các trường các em đang theo học. Các vòng thi hứa hẹn sẽ diễn ra trên tinh thần hài hước vui vẻ, nhưng cũng không kém phần gay cấn kịch tính. Tổng giá trị giải thưởng Game show lên đến hơn 600 triệu đồng.
Video đang HOT
AloEnglish – Nơi trẻ em tỏa sáng
AloEnglish – Cảm hứng đến từ công nghệ
Trong thời đại 4.0 hiện nay, công nghệ chiếm một phần cực kỳ quan trọng tạo nên sự đột phá trong giáo dục. Với hạn chế về việc học tiếng Anh hiện tại, đặc biệt là kỹ năng nghe nói, học sinh còn thiếu những yếu tố hỗ trợ như: môi trường giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài, chỉnh sửa phát âm chuẩn bản xứ…, những điều đó đều có thể được khắc phục bằng công nghệ. AloEnglish cũng giới thiệu cho các bạn nhỏ biết đến những sản phẩm công nghệ mới, là trợ thủ đắc lực cho việc học tiếng Anh.
Ứng dụng Alokiddy là sản phẩm làm nền tảng trong rất nhiều vòng thi của Game Show. Alokiddy ứng dụng công nghệ AI với khả năng giúp trẻ nhận biết và chỉnh sửa lỗi sai kịp thời khi nói tiếng Anh. Ngoài ra, phần mềm luyện nói Izy Speak – trò chuyện với robot trên Alokiddy cung cấp những đoạn hội thoại dựa trên tình huống thực tế giúp trẻ tự tin hơn khi giao tiếp bằng tiếng Anh và rèn luyện kỹ năng phát âm chuẩn như người bản xứ.
Hey Mr Robot – Phần thi được các bạn nhỏ vô cùng yêu thích
Ông Aaron Lotz – chuyên gia cố vấn chương trình chia sẻ: “Công nghệ áp dụng trong việc theo dõi và phát hiện tình trạng phát âm tiếng Anh trong chương trình thực sự hiệu quả. Đây là một phát minh tân tiến nhưng cũng rất dễ thuận tiện và dễ sử dụng, rất gần gũi, thực tế. Tôi rất ấn tượng”.
MC Thanh Duy hào hứng cho biết: “Ở phần thi “Hey Mr Robot”, chúng ta sẽ được tương tác với một chú robot có khả năng trả lời câu hỏi của bạn đúng hay sai, đây là một tương tác cực kỳ thú vị. Khi robot nói chuyện với giọng và phát âm chuẩn phong cách người bản xứ, bản thân mình cũng học thêm được những cấu trúc mới, những từ mới. Đó là một phương pháp học tập rất hay”.
AloEnglish – Tiếng Anh và những cảm xúc trong sáng của trẻ: Sự dễ thương, khát khao chinh phục, sự kiên cường, tình bạn – tình đồng đội
Các thí sinh nhí đến sân chơi này với khát khao mạnh mẽ được chinh phục đỉnh cao tiếng Anh, với tinh thần “Never give up” – không bao giờ từ bỏ, và sự gắn bó đoàn kết cùng nhau giành chiến thắng. Những nụ cười vô tư, những giọt nước mắt, những cái nắm tay và cái ôm thật chặt – tất cả là những hình ảnh trong sáng và vô cùng đáng yêu của con trẻ.
AloEnglish không chỉ là một Gameshow về học tập, mà còn truyền tải thông điệp về sự kết nối: kết nối bằng ngôn ngữ, kết nối bằng tình đồng đội, kết nối bằng lòng nhân ái thông qua các hoạt động thiện nguyện của các thí sinh nhí.
AloEnglish và tinh thần “Never give up”
MỖI TUẦN CÙNG ALOENGLISH
Game Show sẽ phát sóng vào 19h15 tối thứ 6 hàng tuần, bắt đầu từ ngày 09/10/2020 trên kênh VTV7 với sự tham gia của các khách mời nổi tiếng như: Vân Hugo, Kyo York, Đức Bảo, Khánh Vy, Giang Ơi… và MC Thanh Duy. Các thông tin chi tiết về Game Show được cập nhật đều đặn thông qua Fanpage chính thức “AloEnglish” https://www.facebook.com/AloEnglishGameshow và Fanpage của VTV7 https://www.facebook.com/vtv
Người truyền lửa cho nhiều thế hệ học sinh
Sinh ra với đôi chân khuyết tật do ảnh hưởng chất độc màu da cam, nhưng không chịu khuất phục bởi bệnh tật, vượt lên tất cả, anh Nguyễn Đức Trường (SN 1973, ở thôn Khoan Tế, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm) đã trở thành một thầy giáo giỏi, nhiều tâm huyết.
Không chỉ phát triển bản thân với những thành tích vượt trội, thầy giáo Nguyễn Đức Trường còn truyền ngọn lửa đam mê học tập cho hàng chục thế hệ học sinh của vùng quê Đa Tốn nói riêng và cả nước nói chung.
Thầy giáo Nguyễn Đức Trường trao phần thưởng cho học sinh tại Lễ sơ kết học kỳ I, năm học 2019 - 2020.
Trí tuệ không phụ thuộc vào đôi chân
Trò chuyện với chúng tôi, anh Trường cho biết, bố anh trước đây là giáo viên, nhưng do có thời gian đi bộ đội nên sau khi lập gia đình, các con được sinh ra đều bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam từ bố. Bản thân anh là người bị ảnh hưởng nhẹ nhất nên chỉ bị teo phần cơ, những người anh em khác của anh có người không sống nổi, có người bị ảnh hưởng trí tuệ.
Ngày còn nhỏ, việc đi học của anh vô cùng vất vả. Vừa đi học, anh còn phải sang tận nội thành Hà Nội để châm cứu, bấm huyệt. Lúc đầu thì bố đưa đi, sau thấy bố vất vả, anh tự mình đi xe bus sang bấm huyệt. Ròng rã 6 năm trời, từ chỗ phải chống 2 gậy mới có thể đi được, anh đã bỏ bớt được 1 gậy. Sau đó, nhờ quyết tâm, kiên trì tập luyện, anh đã bỏ nốt được chiếc gậy thứ 2. Nhớ về những ngày tập luyện khổ cực đó, anh không khỏi bùi ngùi: "Hồi đó mình đi học, quần áo thường rách hết vì ngã".
Song, ngoài việc đôi chân bị ảnh hưởng thì trí tuệ của anh lại rất thông minh. Môn toán đối với nhiều người là khó thì ngược lại, anh học rất tốt. Tốt nghiệp THPT, gia đình khuyên anh thi vào ngành sư phạm nhưng anh từ chối. Năm 1990, anh đỗ vào Đại học Nông nghiệp ở gần nhà.
Học Đại học Nông nghiệp được một thời gian, bố anh tiếp tục khuyên anh chọn ngành sư phạm. Cuối cùng, anh nghe theo bố thi vào ngành sư phạm. Quá trình học tập vô cùng vất vả nhưng anh tự động viên phải tu dưỡng, rèn luyện, không phụ lòng người thân. Năm 1994, anh tốt nghiệp ngành sư phạm, trở về dạy học ở trường THCS Đa Tốn quê hương, với môn sở trường của mình là môn Toán.
Hơn cả một người thầy
Làm thầy được một thời gian, anh nhận thấy học sinh ở vùng quê của mình không chăm học, không ham học, do đó hầu hết không học lên cao. Những gia đình có điều kiện, con cái có khả năng học tập thì họ dần chuyển đi nơi khác hết. Anh liền nuôi ý chí quyết tâm vực dậy khả năng và đam mê học tập của học sinh.
Trong các bài giảng, anh thường chú ý khơi gợi và khuyến khích tính chủ động, khả năng tự học ở học sinh. Bên cạnh đó, các bài giảng được anh sắp xếp dạy theo chuyên đề, biến học sinh thành "chuyên gia" nghiên cứu, sưu tầm, phân dạng bài tập... Ngoài kỹ năng giảng dạy, truyền đạt nội dung học tập cho học sinh, anh còn lồng ghép những câu chuyện về gương vượt khó vươn lên để bồi dưỡng tâm hồn cho các em.
Miệt mài cống hiến, kết quả đã không phụ lòng một người thầy như anh. Từ một ngôi trường nông thôn với chất lượng giáo dục không cao, trường THCS Đa Tốn đã bắt đầu có những thành tích mới với sự xuất hiện của các học sinh được chọn đi thi học sinh giỏi. Khả năng làm việc và tâm huyết của anh đã lay động, lan tỏa đến nhiều người.
Năm học 2001 - 2002, anh được Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Gia Lâm phân công phụ trách đội tuyển đi thi học sinh giỏi của huyện. Từ đó tới nay, anh đảm nhận rất nhiều trọng trách như: Dạy ở trường, dạy đại trà; phụ trách đội tuyển đi thi học sinh giỏi của trường, của huyện...
Đặc biệt, sau mỗi giờ lên lớp, anh lại cần mẫn làm việc, nghiên cứu để tiếp tục lan tỏa tình yêu Toán học đến học sinh và đồng nghiệp trên khắp mọi miền đất nước. Trong đó, anh viết bài cho các tạp chí chuyên ngành Toán học và Tuổi trẻ, Toán tuổi thơ; viết sáng kiến kinh nghiệm, viết sách tham khảo... Cùng với đồng nghiệp tham gia biên soạn sách tham khảo môn Toán, THCS cho NXB Giáo dục Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia TP Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh với tổng cộng 31 đầu sách.
Ngoài ra, anh còn giúp đỡ 6 giáo viên toán trong huyện thi đạt giải Giáo viên giỏi cấp TP; trực tiếp hướng dẫn cho nhiều học sinh đạt giải như: Cấp Quốc gia có 2 học sinh đạt giải; cấp TP có 130 em đạt giải. Tại cuộc thi Toán học Hà Nội mở rộng, học sinh của anh có 17 em đạt giải. Đến nay, anh đã được công nhận 24 sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) cấp trường, 24 SKKN cấp huyện, 13 SKKN cấp TP được xếp loại.
Nói về thầy giáo Nguyễn Đức Trường, Hiệu trưởng trường THCS Đa Tốn Nguyễn Đức Tuấn cho biết, thầy Trường là giáo viên Toán từ lớp 6 đến lớp 9, Tổ trưởng Tổ KHTN. Tuy sức khỏe có thiệt thòi nhưng thầy là một giáo viên, tổ trưởng tâm huyết, trách nhiệm, một nhà giáo mẫu mẫu mực, được học sinh quý trọng, Nhân dân tin yêu. Thầy đã khắc phục được khó khăn để vươn lên và có nhiều thành tích xuất sắc, liên tục có học sinh đạt giải cấp TP và Quốc gia, thậm chí có cả học sinh đạt giải trong khu vực (14 nước). Đây là một tấm gương sáng có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, nhân lên những điều tốt đẹp cho cuộc sống.
Với những đóng góp trên, thầy giáo Nguyễn Đức Trường đã được các cấp ghi nhận, khen thưởng: Từ năm 2009 đến 2017, liên tục đạt CSTĐ cấp cơ sở; năm 2012 đạt danh hiệu Người tốt Việc tốt cấp TP, Bằng khen của Chủ tịch UBND TP. Năm 2013, Bằng khen của Chủ tịch UBND TP, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục.
Năm 2016, Bằng khen của Bộ GD&ĐT. Năm 2017, được Sở GD&ĐT Hà Nội tặng Giấy khen về thành tích xuất sắc trong 10 năm thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy, cô là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo". Năm 2018, Bằng khen của Chủ tịch UBND TP. Năm 2019, được Sở GD&ĐT tặng giải thưởng "Nhà giáo tâm huyết, sáng tạo". Nhiều năm liên tục được UBND huyện, Phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm, UBND xã Đa Tốn tặng Giấy khen.
Những nữ thủ khoa giàu nghị lực Mỗi người một hoàn cảnh, mỗi người một nỗi niềm riêng khó nói hết thành lời. Nhưng bằng nghị lực, quyết tâm và đam mê học tập, những nữ thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020 đã luôn nỗ lực vượt khó để vươn lên trong cuộc sống. Thủ...