Alibaba giới thiệu điện thoại Aliyun W800
Tại hội nghị phát triển Aliyun, Alibaba đã giới thiệu chiếc điện thoại thông minh thế hệ tiếp theo của mình với tên mã là W800 và chiếc máy tính bảng YunPad.
Trong khi YunPad 7 inches đang là một mẫu thử nghiệm, thì W800 với hệ điều hành Aliyun do Alibaba phát triển đã được tiết lộ cụ thể với chip NVIDIA Tebgra dual core nền tảng ARM Cortex A9, trong khi màn hình của máy sẽ là 4.3 Inches và có thể ra mắt vào ngày 20/11, trùng với ngày kế hoạch phát triển Yunpad được khởi động.
Điện thoại Aliyun của Alibaba
Thị trường Smartphone đang phát triển đến chóng mặt, nhưng đã có quá nhiều công ty danh tiếng trong mảng kinh doanh màu mỡ này mà tiêu biểu là Apple, Samsung và HTC.
Trong khi đó, theo báo cáo từ các tổ chức nghiên cứu tài chính – thị trường, Quý III, doanh số máy tính bảng toàn cầu là 167 triệu chiếc, Apple và Google chiếm 94% thị phần, Microsoft 2%, 1% dành cho RIM và 3% thị phần còn lại dành cho các hãng khác.
Hội nghị phát triển Aliyun
Video đang HOT
Ngoài ra, HTC và HP đã phải cắt giảm, hoặc dừng đầu tư vào việc phát triển máy tính bảng cho thấy, máy tính bảng không hề là một thị trường dễ làm ăn. Tuy nhiên, các hãng thương mại lại rất muốn nhảy vào thị trường này, điển hình là Amazon với Kindle Fire.
Alibaba hiện đang là trang thương mại điện tử hang đầu Trung Quốc, nhưng dịch vụ nội dung lại kém xa Amazon, có vẻ như YunPad là một canh bạc khó đoán được kết quả của hãng này.
Theo VTC
Chân dung Jack Ma, kẻ muốn thôn tính cả Yahoo!
Jack Ma là ai và bí quyết gì giúp ông thành công tột bậc đến vậy?
Jack Ma, người sáng lập trang web thương mại điện tử top đầu thế giới Alibaba.com, là mục tiêu săn tìm của cộng đồng mạng trên các trang tìm kiếm thời gian gần đây. Sau lời ngỏ ý muốn mua lại Yahoo!, nhà đầu tư lớn nhất của Alibaba tính đến thời điểm hiện tại, Jack Ma dấy lên nhiều tranh luận đa chiều. Jack Ma là ai và bí quyết dẫn đầu thị trường tỉ dân của ông là gì? Hãy cùng tìm đáp án cho câu hỏi này.
Từ niềm đam mê ngoại ngữ
Người đàn ông nhỏ bé với chiều cao xấp xỉ 1m60 và cân nặng chưa đến 50kg tiết lộ rằng tiếng Anh đã từng là niềm đam mê mãnh liệt thời thiếu niên. Sinh năm 1964 tại Hàng Châu, Trung Quốc, không lâu trước khi đất nước này mở cửa giao lưu văn hóa với thế giới bên ngoài, chú bé Jack Ma bộc lộ đam mê kì lạ với thứ ngoại ngữ thú vị.
"Năm 12 tuổi, hằng ngày tôi dành 40 phút đạp xe đến những khu khách sạn sầm uất ở Hàng Châu. Có rất nhiều du khách nước ngoài ở khu này". Cậu bé Jack Ma trở thành hướng dẫn viên du lịch cho các vị khách ngoại quốc với mong muốn trau dồi vốn tiếng Anh. Quãng đời học sinh sau này của Jack Ma mang ảnh hướng rất lớn từ niềm đam mê tiếng Anh và kiến thức thu lượm từ việc hướng dẫn viên. Qua lời kể của những người ngoại quốc, thế giới bên ngoài Trung Quốc thật không giống trong sách vở.
Tốt nghiệp Đại học Sư Phạm Hàng Châu, Jack Ma trở thành giảng viên tiếng Anh tại một trường đại học. Ma rất mong chờ ngày hợp đồng việc làm 5 năm hết hạn để ra ngoài xã hội làm ăn. Thị trường Trung Quốc lúc đó như vườn hoa mùa xuân sau khi tiếp xúc với thị trường thế giới.
Đến website thương mại đầu tiên của Trung Quốc
Năm 1995, với vai trò người phiên dịch cho một đoàn doanh nghiệp tại Seattle - Mĩ, Jack Ma đã tìm ra con đường mới cho cuộc đời. Một người bạn đã cho Jack Ma "xem" Internet tại đây. Họ cùng tìm từ khóa "bia" và rất ngạc nhiên khi không có kết quả nào đến từ Trung Quốc. Nhận ra tiềm năng to lớn từ thị trường quê hương trên 1 tỉ dân và gần như "mù" Internet, về nước, Jack Ma xoay sở được 2.000USD và cùng các cộng sự lập ra website China Pages, trang web thương mại đầu tiên của Trung Quốc, mở đầu cho hàng loạt thành công sau này.
"Lúc ấy tôi thậm chí còn chưa chạm vào cái bàn phím bao giờ" Jack Ma cho biết. Tuy không có được đầu óc của một kĩ sư công nghệ, Jack Ma có 2 thứ chưa từng xuất hiện cùng lúc ở người Trung Quốc nào khác: con mắt kinh doanh và tư duy toàn cầu hóa. Chỉ với 2 điều này, Jack Ma tiến nhanh hơn trên con đường thương mại điện tử.
China Pages của Jack Ma từng có thời gian được hãng China Telecom đề nghị hợp tác liên doanh với 185.000USD. Jack Ma chấp nhận, tuy nhiên chỉ nhận được 2 trên 7 ghế trong các vị trí quyền lực, và tất nhiên tiếng nói của ông không được tôn trọng. Một thời gian ngắn sau đó, Jack Ma nghỉ việc để đến Bắc Kinh, nơi khai sinh trang web trị giá 26 tỉ USD hiện thời, Alibaba.com.
Alibaba và 3 bí quyết thành công
Cái tên Alibaba làm người nghe hình dung đến câu thần chú: "Vừng ơi mở ra". Thật vậy, khi lập ra Alibaba, Jack Ma muốn định hình trang web của mình trong tâm trí người đọc rằng: "Mở ra là có, kích chuột là mua". Với tư duy toàn cầu hóa áp dụng vào thị trường nội địa, Jack Ma nhanh chóng thành công trong việc mở ra sân chơi trực tuyến cho các doanh nghiệp, mô hình chưa từng xuất hiện tại Trung Quốc thời điểm đó. Alibaba đã lọt vào mắt xanh của Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs và tập đoàn Nhật SoftBank, nhận được những món đầu tư đáng kể.
Chia sẻ về bí quyết thành công của Alibaba, Jach Man hóm hỉnh đề cập đến số vốn 60.000 ít ỏi khi lập nghiệp với Alibaba, tạo cho ông thói quen đầu tư thận trọng tới từng đồng đô-la. Thật vậy, vào thời điểm đó, với con số gần như bằng 0 về công nghệ, tiền, nhân lực, Jack Ma mau chóng trở thành nhà đầu tư tài ba.
Đi con đường riêng là bí quyết thứ 2 của Jack Ma. Ông nhận ra điều này từ khi Alibaba còn rất non trẻ. Ông không cho phép Alibaba copy bất kì khuôn mẫu đi trước nào, điều rất phổ biến với các trang thương mại điện tử Trung Quốc thời bấy giờ. Với tư duy toàn cầu hóa áp dụng khôn khéo tại thị trường nội địa, Jack Ma tập trung vào chất lượng sản phẩm và yếu tố tốc độ. "Nhấp chuột là mua" luôn là điều khách hàng hài lòng ở Alibaba.
Mở rộng thị trường là bí quyết cứu vãn Jack Ma khỏi nguy cơ phá sản từng đe dọa Alibaba. Năm 2002, khi Alibaba chỉ còn đủ tiền để duy trì trong 1 năm rưỡi, Jack Ma nhanh nhạy mở rộng thị trường sang Mĩ, đảo ngược tình thế cho sự nghiệp thương mại điện tử. Cuối năm đó, Alibaba đạt 1 triệu USD lợi nhuận.
Năm 2007, Alibaba phát hành cổ phiếu ra thị trường, thu được 1.5 tỉ USD, theo sau đó là việc giá cổ phiếu tăng chóng mặt bởi giới đầu cơ.
Theo ICTnew
Vì sao Jack Ma lại thèm muốn Yahoo! đến vậy? Mỹ có thể không cho phép tập đoàn nước ngoài mua lại một công ty được coi như "biểu tượng của nước Mỹ" như "Yahoo!". Sáu năm về trước, Yahoo! đã bỏ ra hơn 1 tỉ USD để trở thành nhà đầu tư lớn nhất của Alibaba, một trong những tên tuổi sáng giá trong làng internet sứ xở gấu trúc. Còn bây...