Alibaba đối mặt làn sóng tẩy chay
Alibaba đang gặp phải làn sóng tẩy chay lớn từ cộng đồng mạng Trung Quốc sau bê bối liên quan đến nữ nhân viên bị xâm phạm tình dục.
“ Nữ nhân viên Alibaba bị xâm hại” đang là từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất trên Weibo, mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc. Chủ đề thu hút 630 triệu lượt đọc và gần 500 nghìn lượt thảo luận. Những bài viết liên quan đến nữ nhân viên này và cách Alibaba xử lý bê bối cũng liên tục nằm trong danh sách thịnh hành trên các mạng xã hội.
Sự việc bắt đầu khi một nữ nhân viên Alibaba bị đồng nghiệp xâm phạm tình dục trong chuyến đi đến Tế Nam, Sơn Đông. Sau đó cô báo cáo lên cấp trên nhưng không nhận được phản hồi. Ngày 7/8, người phụ nữ này đến quán cà phê của công ty, cầm biểu ngữ để tố cáo. Dù bị bảo vệ ở đó ngăn lại, video do đồng nghiệp của cô quay đã lập tức lan truyền khắp mạng xã hội.
Nữ nhân viên Alibaba đến quán cà phê của công ty để biểu tình sau 10 ngày báo cáo việc mình bị xâm hại lên các cấp quản lý nhưng không được giải quyết.
Video đang HOT
Theo Sina , mấu chốt của vấn đề nằm ở cách xử lý của Alibaba. 10 ngày kể từ khi nữ nhân viên gửi phản ánh đến nhiều cấp quản lý, sự việc vẫn không được giải quyết thỏa đáng. Đến khi câu chuyện gây xôn xao trên Internet, Xiaoyaozi, Giám đốc điều hành của Alibaba, mới lên tiếng xác nhận thông tin và tuyên bố sẽ hợp tác với cảnh sát để điều tra.
Dù lãnh đạo cấp cao của Alibaba nói ông bị “sốc, tức giận và xấu hổ”, nhiều người vẫn tẩy chay công ty. Không ít người đặt câu hỏi tại sao một công ty Internet lớn như vậy phải mất đến 10 ngày mới tìm cách giải quyết một vấn đề nội bộ. “Mối nguy hại không chỉ nằm ở những tác động từ bên ngoài mà sự sụp đổ còn đến từ bên trong tổ chức”, Sina bình luận.
Nhiều trang tin công nghệ lớn của Trung Quốc cũng dẫn lại bê bối vào năm 2016, một nam nhân viên của Alibaba bị buộc thôi việc sau khi “tranh bánh trung thu của sếp”. Hai năm sau đó, công ty tiếp tục bị lên án về những trò chơi phản cảm liên quan đến tình dục. Những bức ảnh chụp màn hình năm đó khiến cộng đồng mạng phẫn nộ vì nhân viên nữ thiếu được tôn trọng trong các hoạt động.
Alibaba thời kỳ hậu Jack Ma liên tục đối mặt khủng hoảng từ cơ quan quản lý lẫn văn hoá doanh nghiệp. Trên lĩnh vực kinh doanh, họ đã mất dần vị thế của công ty tiên phong. Sự trỗi dậy của JD, Meituan, Pinduoduo và ByteDance khiến công ty của Jack Ma không còn hấp dẫn. Chính quyền Bắc Kinh cũng liên tục mở các cuộc điều tra nhắm vào Alibaba và các hoạt động kinh doanh liên quan. Tháng 4 năm nay, Trung Quốc phạt công ty của Jack Ma 18,2 tỷ nhân dân tệ (2,8 tỷ USD) sau cuộc điều tra chống độc quyền.
Trong bối cảnh bên ngoài có nhiều biến động, những khủng hoảng tiềm ẩn bên trong có thể đẩy Alibaba đến bờ vực suy tàn. Bê bối tình dục lần này mà minh chứng cho sự khủng hoảng nội bộ công ty. Những cuộc thảo luận về sự tồn vong của Alibaba vẫn là chủ đề nóng được bàn luận khắp mạng xã hội Trung Quốc. Nhiều người thậm chí kêu gọi Jack Ma quay lại dẫn dắt tổ chức nếu không, việc lụi tàn của đế chế chỉ là chuyện sớm muộn.
Jack Ma là tỷ phú làm từ thiện nhiều nhất Trung Quốc
Theo danh sách mới nhất của Forbes, nhà sáng lập Alibaba là doanh nhân Trung Quốc hào phóng nhất khi quyên góp gần 500 triệu USD năm 2020.
Hình ảnh của Jack Ma thời gian qua phần lớn đã mờ nhạt khỏi công chúng kể từ bài phát biểu gây tranh cãi ở Thượng Hải tháng 10 năm ngoái. Tiếp sau đó là hàng loạt hành động điều tra của chính quyền Trung Quốc nhắm vào công ty fintech Ant Group và tập đoàn Alibaba đều do Ma sáng lập. Kể từ đó, ông chủ yếu tập trung vào sở thích cá nhân và hoạt động từ thiện, đối tác kinh doanh thân thiết của ông, Joseph Tsai cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào tháng trước.
Theo Forbes , trong năm 2020, Ma và Alibaba đã quyên góp 3,2 tỷ nhân dân tệ tiền mặt (493,4 triệu USD). Pony Ma và Tencent, đứng thứ ba với 2,6 tỷ nhân dân tệ trong hoạt động từ thiện. Zhang Yiming của ByteDance đứng thứ năm, quyên góp 1,2 tỷ nhân dân tệ trong năm.
Tuy ít xuất hiện, Ma quyên góp nhiều hơn bất kỳ doanh nhân Trung Quốc nào trong năm 2020.
Các khoản quyên góp xuất phát từ các tỷ phú công nghệ đã trở nên thường xuyên hơn trong bối cảnh Bắc Kinh gia tăng áp lực lên các công ty Big Tech, nhằm đặt mục tiêu phát triển xã hội lên trên lợi nhuận và phục vụ chương trình nghị sự quốc gia.
Gần đây nhất, Quỹ Jack Ma, hôm 21/7 đã cam kết quyên góp 50 triệu nhân dân tệ để hỗ trợ tỉnh Hà Nam và thủ phủ Trịnh Châu, nơi đang phải đối mặt với thiệt hại thảm khốc vì lũ lụt, mưa lớn. Một số công ty Big Tech Trung Quốc khác, bao gồm Alibaba và Ant Group, cũng công bố các khoản quyên góp riêng riêng nhằm cứu trợ vùng bị ảnh hưởng.
Wang Xing, CEO kiêm Chủ tịch công ty giao hàng Meituan, xếp thứ 22 trong danh sách của Forbes. Tháng trước, Wang đã quyên góp 2,3 tỷ USD cổ phần công ty cho quỹ từ thiện của riêng mình, được sử dụng để tài trợ cho giáo dục và nghiên cứu khoa học. Khoản quyên góp được đưa ra vài tháng sau khi chính phủ mở cuộc điều tra chống độc quyền đối với Meituan.
Zhang của ByteDance cũng đã quyên góp 500 triệu nhân dân tệ vào tháng trước để thành lập quỹ giáo dục tại thành phố Longyan, quê hương của ông, ở tỉnh Phúc Kiến phía đông Trung Quốc.
Trong năm 2020, 100 doanh nhân hàng đầu Trung Quốc trong danh sách của Forbes đã quyên góp tổng cộng 24,5 tỷ nhân dân tệ, tăng 37% so với 17,9 tỷ nhân dân tệ năm 2019. Ngành công nghệ là nhóm làm từ thiện nhiều nhất cả nước, quyên góp 7,8 tỷ nhân dân tệ trong năm, chiếm 32,1%.
Để được đưa vào danh sách 2020, các cá nhân cần phải cho đi ít nhất 22 triệu nhân dân tệ, cao hơn gấp đôi so với mức 10 triệu nhân dân tệ năm ngoái. Trong bối cảnh gia tăng từ thiện để hỗ trợ chống lại sự bùng phát của Covid-19, 32,7% số tiền quyên góp của năm ngoái được dành cho ngành y tế. Các tổ chức giáo dục và giảm nghèo chiếm khoảng 22,5% số tiền.
Sự hiện diện ngày càng tăng của các ông lớn công nghệ ở đầu danh sách phản ánh chính xác những thay đổi trong ngành, từ sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào các nền tảng Internet vì đại dịch cho tới cuộc "trấn áp" diện rộng nhắm vào Big Tech của Trung Quốc.
ByteDance đóng cửa dịch vụ dạy kèm sau khi bị Trung Quốc 'tuýt còi' Chủ sở hữu TikTok là ByteDance vừa cho biết, họ đang sa thải các nhân viên trong mảng kinh doanh giáo dục và đóng cửa một số dịch vụ gia sư trực tuyến, sau khi Trung Quốc siết chặt các quy định ở lĩnh vực này. Mảng kinh doanh giáo dục của ByteDance gặp khó tại Trung Quốc Tháng trước Trung Quốc ban...