Algeria: Con tin trốn thoát nghẹt thở
Người đàn ông 36 tuổi kể rằng anh là một trong những nạn nhân bị bắt cóc đang ngồi cùng các tay súng Hồi giáo trên 5 xe jeep thì bị trúng bom của lực lượng chính phủ Algeria trong chiến dịch tấn công hôm 17/1.
Một công nhân quốc tịch Ireland đang làm việc tại tổ hợp khai thác khí gas ở Algeria đã sắp được về nhà sau bị lực lượng nổi dậy bắt cóc bắt cóc và đeo chất nổ vào cổ.
Anh Stephen McFaul, 36 tuổi, là một trong những người đi trên 5 chiếc xe jeep chở những con tin và những kẻ bắc cóc. Tất cả con tin đều bị dán băng dính vào miệng và đeo thuốc nổ quanh cổ. Khi những chiếc xe này đang di chuyển, lực lượng chính phủ Algeria thực hiện chiến dịch tấn công giải cứu.
Theo thông tin từ gia đình anh, McFaul nói rằng 4 trong 5 chiếc xe đã bị trúng bom, còn chiếc xe chở McFaul bị đâm đổ. Tranh thủ cơ hội, McFaul chạy trốn đến một nơi an toàn khi chất nổ vẫn bị đeo quanh cổ.
Bà Marie, mẹ của anh McFaul, nói rằng họ “sướng run lên” khi biết anh vẫn còn sống.
“Chúng tôi rất tiếc cho những người khác vẫn kẹt ở đó, nhưng chúng tôi rất hạnh phúc. Con tôi sẽ không quay lại đó làm việc nữa, mà sẽ tìm một việc ở Belfast (Ireland) giống như chúng tôi”, bà nói.
Video đang HOT
“Cháu sẽ không bao giờ để bố cháu quay lại đó nữa”, Dylan, cậu con trai 13 tuổi của McFaul nói.
McFaul và hai con trai. (Nguồn: Daily Mail)
Bộ Ngoại giao và thương mại Ireland sau đó đã xác nhận anh McFaul là công dân nước mình, và đã chạy trốn thành công khỏi tay lực lượng bắt cóc.
McFaul nói với người thân của anh rằng 4 chiếc xe jeep bị “xóa sổ” trong vụ nổ, và có lẽ những người đó có lẽ khó sống sót.
Đến nay, McFaul là trường hợp duy nhất được xác nhận là thoát khỏi vụ bắt cóc. Bên cạnh đó, hãng tin AP trích lời một quan chức Mỹ nói rằng một số người Mỹ cũng đã trốn thoát, nhưng không rõ tình trạng của những con tin khác ra sao.
Chính phủ Algeria tuyên bố không đàm phán, không chấp nhận thỏa hiệp, đàm phán, tống tiền của lực lượng nổi dậy. Chiến dịch nhằm giải cứu các con tin của chính phủ Algeria vấp phải sự chỉ trích dữ dội của chính phủ các nước liên quan vì họ không được thông báo và hỏi ý kiến trước, và hậu quả của chiến dịch này là cả các tay súng nổi dậy và con tin đều thiệt mạng.
Chính phủ Mỹ đã lên án vụ tấn công của chính phủ Algeria vào nhà máy khí gas do BP đang quản lý. Nước này gửi một máy bay không người lái đến địa điểm này, nhưng cũng chỉ quan sát được phần phía ngoài của tổ hợp.
Thủ tướng Nhật bày tỏ “đặc biệt hối tiếc” về hành động của chính phủ Algeria và Bộ Ngoại giao nước này đã triệu tập đại sứ Algeria đến để phê phán vụ tấn công.
Ông Shinzo Abe phải cắt ngắn chuyến thăm tới châu Á để về Tokyo hôm 19/1 vì sự việc này. JGC, công ty khai thác dầu khí của Nhật Bản đang thuê những người bị lực lượng nổi dậy bắt cóc nói rằng họ vẫn chưa liên lạc được với 14 nhân viên.
Hôm 19/1, cơ quan thông tấn Algeria APS nói rằng gần 100 trong số 132 công nhân nước ngoài bị các tay súng Hồi giáo bắt cóc vừa được trả tự do. Trích lời một quan chức quân đội, APS cho biết thống kê sơ bộ cho thấy 12 con tin đã bị giết hại kể từ khi thực hiện chiến dịch quân sự nhằm giải phóng những con tin bị bắt giữ tại nhà máy khí.
Algeria, nhà cung cấp khí lớn thứ ba của châu Âu và là một trong những nhà xản xuất khí gas lớn nhất thế giới, đang cực kỳ lo ngại trước hoạt động của vì hoạt động của lực lượng Hồi giáo có liên hệ với al Qaeda từ khi các tay súng có liên hệ với al Qaeda chiếm vùng phía bắc của Mali.
Theo 24h
Pháp sắp tăng quân tham chiến ở Mali
Quân đội Pháp ngày 16.1 đã chiếm giữ và bảo vệ an toàn một cây cầu chiến lược bắc qua sông Niger ở phía tây Mali nhằm ngăn chặn sự tiến công của các tay súng Hồi giáo vào thủ đô Bamako, theo AFP.
Pháp cũng triển khai lực lượng bộ binh tại Mali và tiến công lên phía bắc của đất nước, nơi các tay súng Hồi giáo đang chiếm giữ. Một đoàn khoảng 30 xe bọc thép đã lên đường tới thị trấn Diabaly, phía bắc thủ đô Bamako. Trong khi đó, máy bay chiến đấu của Pháp tiếp tục không kích các cứ điểm của phiến quân ở Diabaly. Trước đó, ngày 15.1, khoảng 60 xe bọc thép của Pháp tới Mali từ nước láng giềng Bờ Biển Ngà để bắt đầu đẩy mạnh các chiến dịch trên bộ.
Hiện tại, khoảng 800 binh sĩ Pháp đang tham chiến tại đây và con số này dự kiến sẽ tăng lên 2.500 người, nhưng Paris tuyên bố không có ý định duy trì lực lượng lâu dài ở Mali.
Thro TNO
Liên Hiệp Quốc cho phép can thiệp quân sự tại Mali Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm 20.12 đã nhất trí phê chuẩn nghị quyết cho phép các nước châu Phi gửi quân đội đến để chiếm lại miền bắc Mali từ tay các tay súng Hồi giáo. Các tay súng ở miền bắc Mali - Ảnh: AFP Nghị quyết cho phép lực lượng quân sự sử dụng "mọi biện pháp cần...