Cuộc phiêu lưu của “mèo rừng châu Phi”
Chiến dịch quân sự mang tên Serval – Mèo rừng châu Phi mà Pháp tiến hành tại Mali đang tiến triển tốt đẹp. Nhưng liệu cuộc can dự quân sự này có diễn ra như Paris mong đợi?
Quân đội Pháp đang được tăng cường đến Mali
Đã 4 ngày qua, không lực Pháp liên tiếp tiến hành không kích nhằm vào các mục tiêu của phiến quân Hồi giáo ở Mali. Dưới sự yểm trợ của quân Pháp, quân đội Mali đã tái chiếm được thị trấn Konna, đẩy lùi mũi tiến công của các tay súng Hồi giáo hướng về thị trấn trọng yếu Mopti, nơi được coi là cửa ngõ quan trọng đi về phía Nam và tiến vào Thủ đô Bamako.
Kể từ khi lực lượng Hồi giáo tiến hành cuộc đảo chính hồi tháng 3 năm ngoái và giành quyền kiểm soát hoàn toàn miền Bắc Mali, tình hình ở quốc gia Tây Phi này mới phần nào được kiểm soát. Ngoài việc dùng không quân hỗ trợ cho quân đội Mali, Pháp cũng đã cho triển khai nhiều đơn vị quân đội tại Thủ đô Bamako, trên danh nghĩa là để đảm bảo an ninh cho khoảng 6.000 công dân Pháp.
Xét từ góc độ lợi ích, việc Pháp can dự vào Mali không phải không có cơ sở. Nằm ở trung tâm Tây Phi và được bao bọc bởi nhiều nước có quan hệ hữu hảo với Paris, Mali được coi là nước thuộc khu vực ảnh hưởng truyền thống của Pháp. Mali rơi vào tầm kiểm soát của các lực lượng Hồi giáo cực đoan sẽ đe dọa lợi ích của Pháp trong khu vực.
Quan trọng hơn là rối ren ở Mali có thể biến vùng sa mạc rộng lớn của nước này thành một trung tâm huấn luyện cho các chiến binh Hồi giáo cực đoan, thậm chí là căn cứ của các tổ chức khủng bố. Trên Đài truyền hình Pháp hôm 12-1, Thủ tướng Pháp Jean Marc Ayrault cho biết, chiến dịch quân sự có mục đích “ngăn chặn mối đe dọa khủng bố” ngay tại cửa ngõ nhiều nước châu Phi và của cả “nước Pháp và châu Âu”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, vì là “quốc mẫu” cũ của Mali nên việc Pháp tiến hành chiến dịch can thiệp quân sự vẫn gây sự nghi ngờ của dư luận. Nhiều nhà phân tích bày tỏ lo ngại rằng, đằng sau kế hoạch can dự này là sự khởi đầu của một âm mưu “lấy lại tầm ảnh hưởng” ở khu vực vốn là thuộc địa của Pháp nhằm từng bước tái xây dựng “đế chế” của Pháp tại Lục địa đen trong bối cảnh sự cạnh tranh địa-chính trị tại khu vực này đang ngày càng trở nên khốc liệt giữa các cường quốc.
Thêm vào đó, việc quân đội Pháp “mải mê” viễn chinh ở châu Phi đang tạo ra nguy cơ với nước Pháp. Tại quê nhà, Tổng thống Pháp F. Hollande vừa phải chỉ thị Thủ tướng Jean-Marc Ayrault nâng mức báo động khủng bố trong nước lên màu đỏ, đồng thời ra lệnh tăng cường các biện pháp an ninh tại các tòa nhà công cộng và hệ thống giao thông. Mệnh lệnh của Tổng thống F. Hollande được đưa ra sau khi người phát ngôn của nhóm Hồi giáo Ansar Dine ở Mali đe dọa sẽ “trả đũa nước Pháp”, cảnh báo công dân Pháp trên khắp thế giới Hồi giáo sẽ gánh chịu hậu quả do việc can thiệp quân sự vào Mali.
Theo phân tích của trang mạng Daily Marverick (Nam Phi), việc can thiệp quân sự vào Mali không phải là một ý tưởng hay bởi điều đó có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng và gây nên hiệu ứng lan tỏa không chỉ ảnh hưởng đến Mali mà còn đối với cả khu vực Sahel và lục địa châu Phi. Theo trang mạng này, những sự kiện bi kịch vừa qua tại Mali chỉ là một trong những hậu quả của cuộc nội chiến tại Libya và điều này chắc chắn sẽ còn tái diễn.
Trước mắt, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian thừa nhận chiến dịch can thiệp quân sự ở Mali sẽ phải kéo dài vì đà tiến của các nhóm vũ trang Hồi giáo chưa “hoàn toàn được ngăn chặn”. Cuộc phiêu lưu của “mèo rừng châu Phi” còn chưa kết thúc.
Theo ANTD
Sợ khủng bố, Pháp tấn công phủ đầu
Lo sợ lực lượng nổi dậy đang kiểm soát miền bắc Mali sẽ tiếp tục đe dọa châu Âu, Pháp thực hiện chiến dịch tấn công để ngăn chặn. Tuy nhiên, tình hình có vẻ khó khăn đối với quân đội Pháp sau đợt tấn công cuối tuần qua tại thuộc địa cũ.
Một máy bay chiến đấu của Pháp đang tiếp nhiên liệu sau khi cất cánh từ căn cứ quân sự của Pháp tại Nancy để tấn công Mali. (Nguồn: AP)
Lực lượng 550 lính bộ binh và không quân của Pháp hôm 11/1 đã tấn công đẩy lùi những tay súng nổi dậy ở Kona, thị trấn cách thủ đô Bamako của Bali 700km về phía bắc nhiều giờ sau khi Tổng thống Francois Hollande thông báo Pháp sẽ hỗ trợ Mali giành lại 2/3 lãnh thổ bị chiếm mất.
Với sự hỗ trợ của quân đội Pháp, quân đội Mali cũng bị đánh trả khá nặng, còn những tay súng thuộc các nhóm Hồi giáo như Phong trào đoàn kết và Jihad ở Tây Phi, Ansar ud-Din và nhóm thuộc al-Qaeda ở Bắc Phi, nhóm ly khai Touareg, đã trải rộng trên khắp một vùng rộng tương đương nước Pháp.
"Đó là chiến trường khó và phức tạp trên một địa hình như vậy", David Zounmenou, nhà nghiên cứu chương trình phòng chống xung đột châu Phi thuộc Viện nghiên cứu an ninh ở Nam Phi, nhận xét. "Sẽ không thể nhanh được, nhưng rõ ràng là rất có ích trong việc giúp Mali lấy lại chủ quyền lãnh thổ".
Binh lính Mali lật đổ chính phủ từ hồi tháng 3 năm ngoái vì cho rằng chính phủ không được trang bị và đào tạo đẩy đủ để đối phó với các lực lượng Hồi giáo khi những lực lượng này đã lợi dụng tình hình bất ổn để chiếm lấy miền bắc đất nước. Nhờ dòng vũ khí chảy vào Mali từ cuộc chiến ở Libya năm 2011, các lực lượng nổi dậy khiến nhiều người lo lắng về sự bất ổn an ninh trong khu vực xa đến tận Nigeria và Algeria.
Cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi (ECWAS) sẽ họp vào ngày 16/1 để bàn việc triển khai 2.000 binh lính của khối đến Mali. Kế hoạch này đã được Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc hậu thuẫn bằng bản nghị quyết vào tháng trước nhằm phục hồi tình trạng kiểm soát ở miền bắc Mali. Trong khi đó, Mỹ cam kết sẽ cung cấp lực lượng tình báo, hỗ trợ hậu cần và tiếp nhiên liệu để giúp đội máy bay chiến đấu của Pháp. Nước Anh đóng góp 2 máy bay chở hàng quân sự BoeingC-17 để vận chuyển quân lính.
Cuối tuần qua, 4 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp đã đánh trúng nhiều mục tiêu gần Gao, một trong những tiền đồn chính của quân nổi dậy, các tòa nhà và điểm hậu cần, Bộ quốc phòng Pháp hôm 13/1 nói trong một thông báo.
Dưới sự bao quát của máy bay và trực thăng chiến đấu của Pháp, quân đội Mali đã đẩy lùi lực lượng nổi dậy khỏi thị trấn trung tâm Kona có tầm quan trọng chiến lược mà chúng đã chiếm từ hôm 10-1. Một quan chức quân đội cao cấp ở thủ đô Bamako nói rằng hơn 100 tay súng nổi dậy đã bị tiêu diệt.
Một phi công của Pháp thiệt mạng hôm 11-1 vì bị lực lượng nổi dậy bắn rơi máy bay ở khu vực gần thị trấn Mopti. Vài giờ sau khi mở trận tấn công lực lượng Hồi giáo liên quan tới al Qaeda, Pháp triển khai lực lượng biệt kích để cứu một con tin người Pháp đang bị các tay súng al Shabaab ở Somalia giam giữ, nhưng không ngăn nổi việc con tin bị giết hại. Lực lượng al Shabaab cũng là đồng minh của al Qaeda.
Các nước phương Tây đặc biệt lo ngại những tay súng Hồi giáo có thể sử dụng Mali làm bàn đạp tấn công phương Tây và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của các tay súng có liên hệ vơi al Qaeda ở Yemen, Somalia và Bắc Phi.
Tại Konna, một chủ cửa hàng cho biết rất nhiều xác của các tay súng Hồi giáo và nhiều binh lính mặc đồng phục đang nằm la liệt trên phố. Một quan chức cấp cao của Mali thông báo trên truyền hình nhà nước rằng 11 lính Mali thiệt mạng và 60 người khác bị thương trong trận chiến ở Konna.
Tổ chức nhân quyền quốc tế nói rằng khoảng 10 thường dân bị giết trong đợt bạo lực này, trong đó có 3 trẻ em bị chết đuối khi cố bơi qua sông để tránh đạn. Ngoài ra, một trẻ em được tuyển làm tay súng cho lực lượng Hồi giáo cũng bị thương.
Theo 24h
Pháp không kích cứ điểm trọng yếu của quân nổi dậy Mali Không quân Pháp đã oanh tạc dữ dôi các căn cứ quân sự trọng yêu của quân nổi dậy Hôi giáo tại miên bắc Mali hôm 13.1, trong khi bô binh Pháp tiêp tục được điêu đông tới thủ đô Bamako của Mali. Reuters ngày 14.1 đưa tin cho hay, máy bay chiên đâu Pháp đã tân công vào các căn cứ của...