Algeria chuyển ngôn ngữ chính từ tiếng Pháp sang tiếng Anh
Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Algeria vừa ra thông cáo, cho biết trong thời gian cận kề sẽ đổi 1 trong 2 ngôn ngữ chính thức của nước này từ tiếng Pháp sang tiếng Anh, đáp ứng xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.
Cụ thể, theo nguyên văn lời ông Tayeb Bouzid, đương kim Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đại học và Nghiên cứu Khoa học Algeria (ảnh), thì việc chuyển đổi sẽ bắt đầu trước hết trong lĩnh vực giáo dục cao học từ niên khóa 2019-2020 vào đầu tháng 9 tới đây.
“ Chính phủ Algeria đã quyết định chuyển từ tiếng Pháp sang tiếng Anh đối với tất cả các tài liệu, cũng như việc thông tin mang tính chất học thuật giữa các trường đại học của đất nước – Bộ trưởng T. Bouzid cho biết thêm – Cho đến nay các tài liệu đang được phân phối bằng 2 ngôn ngữ chính là tiếng Arab và tiếng Pháp. Việc bỏ tiếng Pháp là một phần của chính sách khuyến khích sử dụng tiếng Anh”.
“Đồng thời giải pháp mang tính đột phá này cũng đáp ứng yêu cầu của đông đảo sinh viên, muốn bằng cấp của họ dễ dàng được nhận biết hơn ở nước ngoài”, ông T. Bouzid giãi bày.
K.Dung
Theo BBC/anninhthegioi
Bộ Ngoại giao bế giảng khóa học Bồi dưỡng Kỹ năng Biên-Phiên dịch
Sáng 5/7, Lễ bế giảng khóa học "Bồi dưỡng Kỹ năng Biên-Phiên dịch các ngôn ngữ Anh, Pháp, Trung Quốc, Lào và Khmer dành cho Công chức, Cán bộ các tỉnh, thành trong cả nước." đã diễn ra tại Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao.
Video đang HOT
Sáng 5/7, tại Học viện Ngoại giao, Trung tâm Biên-Phiên dịch Quốc gia phối hợp với Cục Ngoại vụ và Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ bế giảng khóa học "Bồi dưỡng Kỹ năng Biên-Phiên dịch các ngôn ngữ Anh, Pháp, Trung Quốc, Lào và Khmer dành cho Công chức, Cán bộ các tỉnh, thành trong cả nước."
Giám đốc Trung tâm Biên-Phiên dịch Quốc gia Phạm Bình Đàm phát biểu bế giảng Khóa học. (Ảnh: Trung Hiếu)
Tham dự Lễ bế giảng có Giám đốc Trung tâm Biên-Phiên dịch Quốc gia Phạm Bình Đàm; Phó Cục trưởng Cục Ngoại vụ Cao Trần Quốc Hải; Quyền Tổng Biên tập Báo Thế giới & Việt Nam Nguyễn Văn Trung, Vụ trưởng, Ủy ban Biên giới quốc gia Nguyễn Huy Dũng cùng các thầy cô giáo và toàn thể học viên của khóa học.
Giám đốc Trung tâm Biên-Phiên dịch Quốc gia Phạm Bình Đàm cho biết: Khóa học kéo dài từ ngày 11/6 đến 05/7/2018 với sự tham gia của 82 học viên là cán bộ, công chức công tác tại các sở ngoại vụ và các đơn vị có nhiệm vụ đối ngoại thuộc trên 17 tỉnh thành và 12 đơn vị quốc phòng trong cả nước. Toàn bộ thời lượng khóa học là 40 buổi (trong vòng 20 ngày) và tập trung vào luyện tập các kỹ năng chủ chốt trong biên phiên dịch đối ngoại.
Phó Cục trưởng Cục Ngoại vụ - Bộ Ngoại giao Cao Trần Quốc Hải phát biểu tại Lễ bế giảng Khóa học. (Ảnh: Trung Hiếu)
Phó Cục trưởng Cục Ngoại vụ-Bộ Ngoại giao Cao Trần Quốc Hải thay mặt Cục Ngoại vụ trân trọng cảm ơn Trung tâm Biên-Phiên dịch Quốc gia đã có nhiều nỗ lực trong thiết kế nội dung và sắp xếp các giảng viên có uy tín, giàu kinh nghiệm tham gia giảng dạy. Phó Cục trưởng khẳng định, Bộ Ngoại giao luôn quan tâm và coi trọng thúc đẩy, hỗ trợ các địa phương tăng cường nghiệp vụ, năng lực đối ngoại, năng lực ngoại ngữ. Vì thế, khóa học này và sự nỗ lực của Trung tâm Biên Phiên dịch là sự hiện thực hóa chủ trương ấy của Bộ Ngoại giao.
Khóa học gồm 4 tuần với 4 Chủ điểm - Dịch Hội đàm tiếp xúc; Dịch Họp báo; Dịch Chiêu đãi; và dịch Hội thảo. Mỗi tuần học, cùng sự hỗ trợ của giảng viên, các học viên hoàn thành một Danh mục tài liệu ứng với Chủ điểm của tuần đó. Cuối tuần 3, học viên hoàn thiện Bộ Hồ sơ Phiên dịch phục vụ thi Hội thảo mẫu ở Tuần 4. Chủ đề Hội thảo mẫu được lựa chọn ngay trong Tuần 1 và kịch bản được hoàn thiện dần trong các Tuần học. Hội thảo mẫu thực hiện giống như một buổi dịch tại một hội thảo trong thực tế nhằm giúp học viên có được trải nghiệm công việc phiên dịch một cách chân thực nhất.
Trong khóa học, ngoài những kỹ năng cơ bản về phiên dịch, học viên cũng được tăng cường kỹ năng tóm tắt, kỹ năng soạn thảo tài liệu phục vụ lãnh đạo tiếp khách quốc tế, kỹ năng tiếp xúc báo chí, kỹ năng lễ tân đối ngoại, kỹ năng biên dịch (qua các bài tập về nhà có sự hỗ trợ của giảng viên) và nâng cao kỹ năng nền (đọc, viết, nghe, nói).
Được biết, khóa học đã được Học viện Ngoại giao bố trí cơ sở vật chất tốt nhất để phục vụ hiệu quả công việc học tập của các học viên, bao gồm các phòng học và trang thiết bị thực hành.
Một số hình ảnh tại Lễ bế giảng:
Giám đốc Trung tâm Biên-Phiên dịch Quốc gia Phạm Bình Đàm trao Chứng chỉ tốt nghiệp và chụp ảnh lưu niệm cùng các học viên. (Ảnh: Trung Hiếu)
Phó Cục trưởng Cục Ngoại vụ Cao Trần Quốc Hải trao chứng nhận tốt nghiệp và chụp ảnh lưu niệm cùng các học viên. (Ảnh: Trung Hiếu)
Giám đốc Trung tâm Biên-Phiên dịch Quốc gia Phạm Bình Đàm trao chứng nhận tốt nghiệp và chụp ảnh lưu niệm cùng các học viên. (Ảnh: Trung Hiếu)
Phó Cục trưởng Cục Ngoại vụ Cao Trần Quốc Hải trao chứng nhận tốt nghiệp và chụp ảnh lưu niệm cùng các học viên. (Ảnh: Trung Hiếu)
Giám đốc Trung tâm Biên-Phiên dịch Quốc gia Phạm Bình Đàm trao chứng nhận tốt nghiệp và chụp ảnh lưu niệm cùng các học viên. (Ảnh: Trung Hiếu)
Các thầy cô giáo và toàn thể học viên chụp ảnh lưu niệm tại Lễ bế giảng khóa học. (Ảnh: Trung Hiếu)
Theo baoquocte
Sinh viên được chọn một trong 9 ngoại ngữ chuẩn đầu ra Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM ban hành quy định tổ chức giảng dạy ngoại ngữ không chuyên và chuẩn trình độ ngoại ngữ bậc ĐH hệ chính quy. Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM tại Thủ Đức - NGỌC PHƯỢNG Điểm đáng chú ý là quy định ngoại ngữ giảng dạy và công nhận...