Alameda Research bị tố thao túng giá, bán khống token
Sau thông tin thao túng giá, cả token Waves và đồng stablecoin USDN đều giảm giá mạnh.
Waves, nền tảng tài chính phi tập trung ( DeFi) vừa vướng phải bê bối thao túng giá. Sự việc gây chú ý vì bên tố là nền tảng DeFi lớn với tổng giá trị tài sản bị khóa (TVL) 2,5 tỷ USD. Trong khi đó, bên bị tố, Alameda Research, cũng là một trong những quỹ đầu tư nổi bật nhất trên thị trường.
Sasha Ivanov, người sáng lập nền tảng Waves, khẳng định Alameda Reseach đã vay tiền trên giao thức Vires Finance để bán khống (short) token WAVES. Cụ thể, Ivanov cho rằng ông đã tìm thấy một địa chỉ trên blockchain Waves có liên kết với công ty Alameda Reseach đã vay hơn 30 triệu USD. Với động thái này, Ivanov cáo buộc Alameda đang cố gắng khuyến khích các nhà giao dịch khác bán token WAVES.
Người sáng lập Waves tố cáo Alameda thao túng giá token
Token WAVES đạt mức cao nhất lịch sử 63,59 USD vào cuối tuần trước. Tuy nhiên, ngay sau đó giá đã giảm mạnh, có lúc mất tới 30% chỉ sau vài ngày. Ivanov cho rằng Alameda Research là công ty đứng sau đợt bán tháo.
Ngược lại, nhiều người trong lĩnh vực tiền mã hóa đã gọi dự án Waves là một kế hoạch Ponzi, theo Cryptopotato. Một số suy đoán rằng mức đỉnh gần đây của Waves nằm trong kế hoạch thao túng của nền tảng, bằng cách vay stablecoin USDC để mua token, làm tăng giá của WAVES một cách giả tạo.
Video đang HOT
CEO sàn FTX Sam Bankman-Fried, người thành lập Alameda Reseach và từng giữ chức CEO của công ty, đã phủ nhận các cáo buộc và cho rằng chúng chỉ là một thuyết âm mưu. “Mọi người thực sự nên xem xét funding rate của WAVES ở thời điểm hiện tại”, đồng Giám đốc điều hành của Alameda, Sam Trabucco viết trên Twitter.
Funding rate là số tiền được trả cho các nhà giao dịch đang thực hiện lệnh mua hoặc bán khống bằng hợp đồng tương lai không kỳ hạn. Khoản tiền này được dùng để trả cho bên đang là thiểu số trong thị trường tương lai, nhằm giữ giá hợp đồng tương lai gần với giá giao ngay (spot).
Khi funding rate là số dương, giá của hợp đồng không kỳ hạn sẽ cao hơn giá spot, do vậy những người đang bán khống sẽ nhận được khoản phí. Ngược lại, funding rate âm nghĩa là giá hợp đồng tương lai đang thấp hơn giá spot, và bên mua sẽ nhận được tiền.
Trong trường hợp của WAVES, funding rate đang là âm. Vì vậy, Alameda Reseach có thể đang duy trì trạng thái mua để tận dụng tỷ lệ âm cao. Tuy nhiên, theo The Block, chiến lược mà Alameda đang sử dụng chính là xả token trên thị trường spot để duy trì vị thế. Nếu công ty làm điều đó, nó sẽ cho phép họ thu lợi nhuận, đồng thời giảm thiểu rủi ro.
Sau khi cáo buộc công ty Alameda, Sasha Ivanov đã đưa ra đề xuất gây tranh cãi trong cộng đồng Waves. Theo đề xuất này, những người bán khống WAVES sẽ dễ dàng bị thanh lý, và Alameda có thể phải mua lại toàn bộ 650.000 WAVES (tương đương 30 triệu USD) mà họ đang bán khống để duy trì vị thế.
Tuy vậy, đề xuất này bị chỉ trích dữ dội, bởi chính những người đang giữ token WAVES cho rằng việc can thiệp sẽ làm hỏng bản chất tài chính phi tập trung. “Đây là một đề xuất khủng khiếp. Chúng ta đang thay đổi giao thức chỉ vì không thích một bên bán khống”, một người dùng trong cộng đồng cho biết.
Sau bê bối, stablecoin của giao thức là USDN đã mất 15% trong ngày 5/4, xuống mức 0,83 USD. WAVES, token hỗ trợ cho stablecoin, còn giảm sâu hơn, khoảng 20%.
Lừa đảo trong lĩnh vực tiền mã hóa lập kỷ lục
Hình thức "rug pull" đang trở thành thách thức trong tài chính phi tập trung. Chiêu trò này chủ yếu dùng để lừa gạt người mới tham gia.
Theo Chainalysis, những kẻ lừa đảo tiền mã hóa trên toàn thế giới đã chiếm đoạt gần 8 tỷ USD trong năm 2021. Trong đó, những vụ lừa đảo theo hình thức "rug pull" đang ở mức cao kỷ lục.
Trong năm nay, rug pull chiếm 37% tổng thiệt hại từ các vụ lừa đảo tiền mã hóa so với chỉ 1% vào năm 2020, khiến những nạn nhân bị thiệt hại 2,8 tỷ USD.
Rug pull hay "rút thảm" là từ chỉ việc những người phát triển một dự án bỏ đi đột ngột và mang theo tiền của nhà đầu tư. Đây là hình thức lừa đảo khá phổ biến trong giới tiền mã hóa, nhất là với những dự án tài chính phi tập trung (DeFi), khi mà toàn bộ các giao dịch được tiến hành bằng những đoạn code chứ không có một tổ chức nào quản lý.
Tổng thiệt hại từ các vụ lừa đảo trong lĩnh vực tiền mã hóa. Ảnh: Chainalysis.
Theo báo cáo ngày 16/12 của Chainalysis, tổng thiệt hại từ các vụ lừa đảo trong lĩnh vực tiền mã hóa đã tăng 81% so với năm 2020, lên mức 7,7 tỷ USD. Tuy nhiên, mức thiệt hại này vẫn thấp hơn so với năm 2019, khi số liệu thống kê cho thấy con số có lúc chạm mốc gần 10 tỷ USD.
Ngoài ra, công ty này cũng nhận định rug pull sẽ trở thành hình thức lừa đảo hàng đầu đối với lĩnh vực tiền mã hóa.
"Rug pull rất phổ biến trong lĩnh vực DeFi vì với kỹ thuật phù hợp và nhanh chóng, những kẻ lừa đảo sẽ dễ dàng tạo ra các token mới trên chuỗi khối Ethereum hoặc các nền tảng khác và đưa chúng niêm yết trên các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) mà không bị kiểm tra", Chainalysis cho biết thêm.
Công ty dữ liệu blockchain này nhận định việc kiểm tra các token hiện vẫn chưa bị bắt buộc, do đó tình trạng lừa đảo trên quy mô lớn vẫn sẽ tiếp tục diễn ra. Nếu đưa ra các quy định bắt buộc, những vụ lừa đảo sẽ bị hạn chế và ít gây thiệt hại hơn.
"Scam hay lừa đảo được coi như hình thức phạm tội lớn nhất trong lĩnh vực tiền mã hóa và mục tiêu hàng đầu đa phần là người dùng mới. Nó đặt ra một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với việc tiếp tục sử dụng tiền mã hóa", Chainalysis nhận định.
Ngoài ra, tổng thiệt hại năm nay có sự tăng đột biến một phần là do sự xuất hiện của các vụ rug plull quy mô lớn khiến nhiều nhà đầu tư rơi vào cảnh trắng tay.
Trên thực tế, vụ rug pull lớn nhất trong năm nay lại không bắt đầu từ một dự án DeFi. Theo báo cáo của Chainalysis, CEO sàn giao dịch tập trung lớn của Thổ Nhĩ Kỳ Thodex đã biến mất ngay sau tạm dừng việc rút tiền của người dùng. Tổng thiệt hại từ vụ lừa đảo này đã chạm ngưỡng 2 tỷ USD, chiếm gần 90% tổng số tiền bị đánh cắp trong các lần rug pull.
Sàn giao dịch DeFi bị đánh cắp 120 triệu USD Mới đây, một tin tặc đã rút tiền từ nhiều ví tiền điện tử được kết nối với nền tảng tài chính phi tập trung BadgerDAO, và nhiều loại token khác nhau đã bị đánh cắp trong cuộc tấn công trị giá khoảng 120 triệu USD. Theo The Verge, trong khi cuộc điều tra vẫn đang diễn ra, các thành viên của Badger...